Thủ tướng: Đầu tư thể thao theo phương châm “đầu tư ít, hiệu quả cao”
Thủ tướng yêu xây Bộ VH-TT&DL xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển toàn diện, trong đó chú trọng tiềm năng, thế mạnh, phù hợp văn hóa Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ ngày 8-6 vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với Bộ VH-TT&DL về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao thời gian qua, những vấn đề tồn đọng, cấp bách cần giải quyết trong thời gian tới.
Thủ tướng đánh giá, bên cạnh kết quả đạt được đáng khích lệ, vẫn còn một số hạn chế, bất cập mà dư luận xã hội rất quan tâm; gần đây nhất, Tổng Bí thư có nhận định “Văn hóa, đạo đức xã hội, có mặt xuống cấp”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ VH-TT&DL. Ảnh: NHẬT BẮC
Thủ tướng cũng đưa ra 8 nguyên nhân chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế trên. Trong đó, Thủ tướng chỉ ra chưa có những nghiên cứu cơ bản, phân tích, đánh giá để nhận diện chính xác vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp để đưa ra các giải pháp chấn chỉnh phù hợp, hiệu quả.
Nguyên nhân tồn tại còn có việc chậm đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý dẫn đến vẫn còn sự chênh lệch trong hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
Cuối cùng, theo Thủ tướng là chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực về du lịch; phát triển các ngành nghệ thuật chưa xứng tầm với văn hóa và con người Việt Nam….
Từ thực tế trên, Thủ tướng đã đặt ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời gian tới.
Một trong những nội dung được Thủ tướng yêu cầu đó là xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thể thao Việt Nam, trong đó lựa chọn những môn thể thao phù hợp, có khả năng phát triển nhanh, mạnh, phù hợp với văn hóa, thể lực, tầm vóc của người Việt Nam để ưu tiên đầu tư theo phương châm “đầu tư ít, hiệu quả cao”.
Video đang HOT
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: NHẬT BẮC
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ được tổ chức ở trình độ cao, tiềm năng, lợi thế và nền tảng giá trị di sản, nghệ thuật, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam kết hợp với ứng dụng hiệu quả thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung nguồn lực thỏa đáng, phát triển các lĩnh vực nghệ thuật, nhất là các loại hình nghệ thuật thúc đẩy phát triển nền văn hóa dân tộc và phát huy giá trị con người Việt Nam. Chủ động, sáng tạo triển khai các giải pháp để duy trì sản xuất, kinh doanh, không làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ du lịch, duy trì ổn định tình hình kinh tế – xã hội.
Thủ tướng cũng yêu cầu tuân thủ giải pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc “5k vắc xin” và tích cực ứng dụng công nghệ rộng rãi, chặt chẽ để duy trì, ổn định hoạt động du lịch, bảo đảm thích ứng với điều kiện dịch bệnh và sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh hậu COVID-19; Chú trọng phát triển các lĩnh vực như du lịch thông minh, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch ẩm thực… Đổi mới nội dung, đa dạng phương thức quảng bá, xúc tiến du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia.
Thanh niên không có bàn tay xin tiếp viên chờ để chạy đi vay thêm 550.000 mua vé và cái kết ấm lòng
Sau người đàn ông về quê gấp để nhìn mặt con gái lần cuối, sân bay lại có thêm một câu chuyện về tình đồng bào được lan tỏa trên MXH.
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp, trong đó đáng quý nhất là lòng nhân ái, "lá lành đùm lá rách", đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau lúc hoạn nạn khó khăn.
Mới đây, một câu chuyện được chia sẻ trên MXH đã khiến nhiều người không khỏi xúc động vì ngưỡng mộ, khâm phục tấm lòng tương thân tương ái.
Nguyên văn câu chuyện được chia sẻ:
Bạn sẽ xử trí ra sao nếu gặp một hành khách k-h-u-y-ế-t t-ậ-t, không có giấy tờ tuỳ thân, khuôn mặt khắc khổ, nài nỉ: "Cha em bị bệnh nặng, em cần về Hải Dương gấp".
Bạn sẽ làm gì khi vé bay 900.000đ nhưng vị khách chỉ có 350.00đ vẫn gắng gượng : "Đợi em đi xe ôm về Quận 7 vay bạn thêm tiền, rồi quay lại mua vé".
Sân bay Tân Sơn Nhất buổi chiều cuối cùng của tháng 5 vắng vẻ, đủ khiến vị khách ấy càng trở nên đặc biệt. "Em đi xe đò vào TP.HCM cách đây 3 năm, bán vé số dạo để gởi tiền về quê. Cha em bị tai biến , hôm nay ra sân bay mua vé về quê gấp, nhưng bị từ chối vì em không có giấy tờ hợp lệ. Em không có đôi bàn tay, nên không làm chứng minh nhân dân được. Anh chị thương giúp em với!".
Tôi chụp lại Giấy chứng nhận do UBND xã cấp của vị khách để thử trình bày với bên an ninh sân bay. Biết là rất khó, nhưng chỉ có một tia hi vọng thì vẫn phải thử. "Được, em!". Câu trả lời đồng ý ngắn gọn nhưng ấm áp của an ninh sân bay khiến tôi mừng vui vô cùng!
Vị khách khó nhọc vét từng tờ tiền lẻ trong túi, vừa tròn 350.000đ. Anh dúi vào tay tôi, nói tôi chờ anh đi vay tiền rồi quay lại. Các đồng nghiệp và tôi kéo anh lại. "Anh đi là không kịp chuyến bay đâu. Để tụi em tính." Tôi nhét lại vào túi anh 350.000đ - những đồng tiền lẻ có lẽ đầy nắng gắt và mồ hôi chốn Sài thành. Mấy người chúng tôi, mỗi anh em một ít, gom đủ vé bay cho anh, còn dư một xíu cũng nhét thêm vào túi anh làm lộ phí về quê từ sân bay Nội Bài. Sau khi thanh toán tiền vé máy bay, tôi đưa anh sang quầy làm thủ tục. Gọi điện báo cáo sếp (Trưởng Đại diện GO SGN), chị nói để chị gặp và biếu anh thêm chút lộ phí nữa.
Nhận vé rồi hướng dẫn anh lên phòng chờ, anh tần ngần một lúc rồi xin tên chúng tôi, bịn rịn nói lời cảm ơn.
Sân bay Tân Sơn Nhất chiều nay vẫn chưa hết vắng vẻ, nhưng không cô quạnh. QH244 chiều nay đã chở một vị khách đặc biệt. Hạnh phúc của nghề nghiệp chúng tôi không chỉ nằm ở việc bạn đồng hành với hành khách mọi nơi, mọi lúc.
Hạnh phúc còn là vì bạn nỗ lực không bỏ bất kì hành khách nào lại phía sau.
Câu chuyện này sau khi chia sẻ đã nhận được nhiều bình luận tích cực của cộng đồng mạng. Nhiều người ca ngợi tấm lòng đùm bọc, lá lành đùm lá rách của đội ngũ nhân viên sân bay.
Bạn trẻ ca ngợi "Việt Nam có thể nghèo về tiền bạc nhưng về tình cảm thì không bao giờ"
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là bài quảng cáo cho hãng bay
Còn nhớ cách đây không lâu, trên MXH đã lan tỏa câu chuyện về người đàn ông bật khóc xin đổi chuyến bay sớm để kịp về chịu tang con.
Theo đó, anh Trần Văn Hải (quê tại Nghệ An) làm công nhân tại TP.HCM. Chiều ngày 17/4, anh vội xin nghỉ việc, mua vé ra sân Tân Sơn Nhất để bay gấp về quê khi nghe 2 con gặp n-ạ-n.
Thế nhưng, vì lỡ mua nhầm vé chuyến bay 20h, muốn bay sớm thì phải mua lại vé khác nên anh chỉ còn biết òa khóc n-ứ-c n-ở. Thấy vậy, nhiều người mới hỏi rõ sự tình và mua tặng người cha một chiếc vé khác để anh có thể kịp về gặp con lần cuối.
Sáu đơn vị thuộc ngành điện miền Bắc: Tiếp tục hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh Tiếp tục hưởng ứng chương trình 1 tỷ cây xanh theo chỉ thị của Thủ tướng, ngày 27/4, 6 đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã thực hiện lễ phát động và trồng cây tại Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam (Hà Nội). Các đại biểu tham gia trồng cây hoa Bằng Lăng tại khuôn viên...