Thủ tướng: Đánh giặc COVID-19 là nhiệm vụ quan trọng nhất là lúc này
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tình hình cấp bách, không thể chần chừ, dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào.
Ngày 9/5, ngay sau buổi làm việc với lãnh đạo một số tỉnh ĐBSCL và lãnh đạo Quân khu 9 tại Sở chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thị sát, trực tiếp kiểm tra công tác kiểm soát và quản lý biên giới tại Đồn biên phòng Vĩnh Ngươn, thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Tại Sở chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, Thủ tướng nghe lãnh đạo các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, các lực lượng báo cáo chi tiết về đặc điểm tình hình kiểm soát biên giới, nhất là tại các điểm nóng, điểm xung yếu nhất, những nơi tiếp giáp với các ổ dịch ở bên kia biên giới, những vấn đề nổi lên cần lưu ý.
Thủ tướng nhấn mạnh tình hình cấp bách, không thể chần chừ, dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào. Thủ tướng cũng dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng các phương án ứng phó với dịch bệnh, củng cố lực lượng tuần tra, kiểm soát biên giới và cơ sở vật chất, trang bị cho các lực lượng chống dịch, các cơ sở cách ly, điều trị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, trực tiếp kiểm tra công tác kiểm soát và quản lý biên giới tại Đồn biên phòng Vĩnh Ngươn, thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. (Ảnh VGP)
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng cho tất cả mọi phương án, nhất là việc chuẩn bị các bệnh viện dã chiến, trong bối cảnh An Giang có đoạn biên giới dài hơn 98km, giáp hai tỉnh của Campuchia.
Tỉnh An Giang cho biết đang khẩn trương xây dựng bệnh viện dã chiến và đang đề nghị xây dựng thêm với quy mô lớn hơn. Thủ tướng đồng ý với đề nghị này và nhấn mạnh, tỉnh phải sẵn sàng chống dịch trong mọi tình huống.
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu triển khai thêm một số bệnh viện dã chiến tại An Giang và Đồng Tháp với tổng quy mô hàng nghìn giường, sẵn sàng cho những kịch bản xấu nhất.
Theo Thủ tướng, nhờ sự lãnh đạo của Đảng, các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng, Ban Chỉ đạo quốc gia, các lực lượng kiểm soát biên giới được tăng cường, quân đội, công an tăng cường lực lượng, sự vào cuộc tích cực, quyết liệt, hiệu quả của địa phương,… hiện chúng ta vẫn đang cơ bản kiểm soát tốt tình hình biên giới.
Về những việc cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, các lực lượng nòng cốt như biên phòng, công an, dân quân tự vệ, cả hệ thống chính trị và toàn dân phải thực hiện hai nhiệm vụ rất quan trọng.
Nhiệm vụ thứ nhất là bảo vệ bằng được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới; tiếp tục củng cố, xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị phát triển với Campuchia;… Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là phải xây dựng, sẵn sàng các kịch bản, phương án rõ ràng, chi tiết với mọi tình huống, nhất là kiểm soát chặt biên giới tại các điểm xung yếu đã được chỉ ra. Tại hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang, điểm xung yếu nhất là các huyện An Phú, Long Bình và Khánh An.
Thủ tương Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác tại cột mốc 265, tỉnh An Giang. (Ảnh VGP)
Thủ tướng yêu cầu An Giang khẩn trương hoàn thành xây dựng bệnh viện dã chiến; tận dụng toàn bộ các cơ sở y tế cho ứng phó dịch bệnh, đồng thời bảo đảm công tác khám chữa bệnh bình thường cho người dân; Phải chuẩn bị cho phương án hàng nghìn người nhiễm, có thể lên tới 10.000 ca.
” Chúng ta không mong muốn phương án này xảy ra, phải nỗ lực cao nhất để nó không xảy ra nhưng cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng nhất để không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống “, Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu cung cấp nhanh nhất các bộ test xét nghiệm nhiều nhất có thể cho An Giang.
Thủ tướng đề nghị sử dụng một phần kinh phí thường xuyên, tiết kiệm chi tiêu để tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ sở cách ly.
Cùng với đó, phải khẩn trương hoàn thành xây dựng bệnh viện dã chiến tại Cần Thơ để sẵn sàng cho các tình huống. Quân khu 9 luân chuyển lực lượng để bảo đảm quân số bởi các chiến sĩ có thể căng mình, căng sức trong một thời gian nhưng sẽ rất khó khăn nếu kéo dài liên tục nhiều tháng.
Nhấn mạnh việc tập trung cao độ “đánh giặc COVID-19″ là nhiệm vụ quan trọng nhất là lúc này, Thủ tướng cũng yêu cầu Quân khu phải bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, không thể lơ là nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Thủ tướng nêu rõ: ” Cả hệ thống chính trị, toàn dân phải vào cuộc. Nơi nào xảy ra sự cố do nguyên nhân chủ quan thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm với nhân dân, với Đảng”.
Bộ GTVT nói về tuyến đường 4.500 tỉ qua nhiều tỉnh miền Tây
Dự án tuyến N1, đoạn Tân Châu - Châu Đốc (An Giang) và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ được bố trí vốn trung hạn để xây dựng trong thời gian tới.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh An Giang về kiến nghị đầu tư xây dựng đoạn Tân Châu - Châu Đốc (dự án đường bộ tuyến N1) trong giai đoạn 2021-2022.
Cạnh đó là kiến nghị ưu tiên đầu tư giai đoạn 1, thực hiện trước đoạn tuyến Châu Đốc - Long Xuyên, thuộc dự án tuyến đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, nhằm giảm áp lực cho Quốc lộ 91, trong giai đoạn 2021 - 2025.
Trong năm năm tới nhiều tuyến cao tốc ở khu vực miền Nam được đầu tư xây dựng. Trong ảnh là cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: PLO.VN
Theo Bộ GTVT, dự án tuyến N1 đơn vị đã giao Ban Quản lý dự án 7 lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đầu tư nâng cấp toàn tuyến N1 (khoảng 140km) qua các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang (trong đó có đoạn Tân Châu - Châu Đốc). Tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỉ đồng. Đồng thời, dự kiến đưa dự án này vào danh mục trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
"Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương rà soát thứ tự ưu tiên, sắp xếp, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách, trình Chính phủ, Quốc hội chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện..." - Bộ GTVT cho hay.
Về kiến nghị ưu tiên đầu tư trước đoạn tuyến Châu Đốc - Long Xuyên thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, bộ cho biết theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, tiến độ đầu tư tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vào thời điểm sau năm 2030.
Tuy nhiên, bộ đang xây dựng quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó đã cập nhật kiến nghị điều chỉnh lộ trình tuyến cao tốc nêu trên lên giai đoạn trước năm 2030 trình Thủ tướng chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện theo quy định.
Song song đó, Bộ GTVT đã giao Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Đồng thời, dự kiến đưa dự án vào danh mục trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh An Giang, Bộ GTVT giao các cơ quan liên quan của Bộ và tỉnh An Giang nghiên cứu, rà soát lại về dự báo nhu cầu vận tải trên toàn tuyến.
Từ đó, xác định phương án phân kỳ, phạm vi đầu tư cho phù hợp với điều kiện nguồn lực, trong đó ưu tiên nghiên cứu đoạn từ Châu Đốc - Cần Thơ.
"Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát thứ tự ưu tiên để lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách, trình Chính phủ, Quốc hội chấp thuận, làm cơ sở triển khai thực hiện..." - Bộ GTVT thông tin.
Giá lúa gạo hôm nay 3/5: Giao dịch chậm, giá lúa gạo ổn định Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định, thị trường giao dịch chậm do nhiều nơi vẫn còn nghỉ lễ. Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu tiếp đà đi ngang ở mức thấp. Tại An Giang, giá lúa hôm nay tiếp tục xu hướng ổn định. Cụ thể OM 5451 ở mức 6.300...