Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020 về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Thời gian qua, hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của các cấp, các ngành, các địa phương đã được triển khai tích cực và đạt những kết quả ban đầu, được cộng đồng quốc tế và nhân dân đánh giá cao.
Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, xảy ra tại 105 quốc gia với 114 ngàn người nhiễm bệnh và chưa có dấu hiệu dừng lại, riêng trong 10 ngày gần đây số người nhiễm tăng nhanh, chiếm 25% tổng số người nhiễm bệnh trước đó, xuất hiện nhiều ổ dịch lớn với số người mắc, số người tử vong gia tăng nhanh.
Ở nước ta, sau 22 ngày không có ca nhiễm mới, trong 4 ngày qua đã phát hiện thêm 18 người nhiễm bệnh (đưa tổng số nhiễm tăng gấp hơn 2 lần so với số nhiễm trước đó), trong đó 15 người nhập cảnh từ các nước có giao thương và lượng người qua lại với nước ta lớn. Việt Nam có nguy cơ bị lây lan dịch bệnh rất cao.
Trước diễn biến mới của dịch bệnh, để giảm thiểu tối đa lây lan, sẵn sàng và chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên diện rộng, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30/1/2020, Điện của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 07/3/2020, các Chỉ thị số 05/CT-TTg, 06/CT-TTg, 10/CT-TTg, 11/CT-TTg và các Công điện số 121/CĐ-TTg, 156/CĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng cho mọi tình huống; tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của nhân dân.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ tập trung chỉ đạo: Chủ động, quyết liệt ngăn chặn, phát hiện nhanh và kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh (cả ở trong nước và xâm nhập từ nước ngoài); tổ chức cách ly hoặc giám sát người đã tiếp xúc với người bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; rà soát người nhập cảnh trong 14 ngày qua nhưng không thuộc diện cách ly tập trung, phát hiện kịp thời nguồn lây bệnh.
Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh. Cụ thể, tăng cường kiểm soát người nhập cảnh qua các cửa khẩu hàng không, trên bộ, hàng hải; lưu ý kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua biên giới Tây Nam; tạm dừng việc miễn thị thực đơn phương và hiệu lực giấy miễn thị thực đã cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam tại các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha.
Thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả các hành khách nhập cảnh Việt Nam theo quy định, quản lý thông tin khai báo chặt chẽ, hiệu quả và phát hiện sớm để thực hiện cách ly đối với những trường hợp đến từ hoặc đi qua vùng dịch; hạn chế tối đa các chuyến bay giữa Việt Nam đến các vùng có dịch và ngược lại (kể cả của các hãng hàng không nước ngoài).
Quản lý chặt chẽ hoạt động du lịch, bảo đảm an toàn; phối hợp với các Bộ liên quan kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ lây nhiễm bệnh từ nước ngoài qua đường du lịch; tạm hoãn các đoàn đi công tác nước ngoài; trường hợp đặc biệt phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép; khuyến cáo người dân không ra nước ngoài, nhất là đến các vùng có dịch.
Sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách ly và chuẩn bị sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng. Thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh đến từ, đi qua vùng có dịch tại các cơ sở cách ly; thực hiện sàng lọc và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp đối với từng loại trường hợp tại các khu cách ly tập trung, không để lây chéo. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao kịp thời công bố danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch để áp dụng biện pháp cách ly tập trung đối với người nhập cảnh Việt Nam từ vùng dịch.
Chăm lo bảo vệ sức khỏe, bảo đảm điều kiện sinh hoạt, không để lây nhiễm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, lực lượng vũ trang làm việc tại các khu cách ly tập trung; UBND các tỉnh, thành phố tổ chức khoanh vùng, cách ly và tiêu độc khử trùng ngay đối với những khu vực phát hiện có người nhiễm bệnh; kiểm soát chặt chẽ người ra vào khu vực cách ly.
Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đẩy nhanh việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện việc cách ly; rà soát, cập nhật phương án, kế hoạch cách ly trên diện rộng; có phương án huy động khách sạn, cơ sở lưu trú… làm nơi cách ly tập trung.
Nghiên cứu phương thức phòng, chống, phác đồ điều trị, vắc xin phòng bệnh COVID-19
Video đang HOT
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Bộ Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo nghiên cứu phương thức phòng, chống, phác đồ điều trị, vắc xin phòng bệnh COVID-19; sớm đưa bộ KIT thử vào sử dụng. Bộ Y tế rà soát việc bảo đảm nhân lực, phương tiện, vật tư y tế sẵn sàng ứng phó trong trường hợp dịch lây lan trên diện rộng.
Tiếp tục thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch về diễn biến dịch tại Việt Nam, về các trường hợp thuộc đối tượng cách ly tập trung hoặc giám sát y tế, theo dõi sức khỏe tại cộng đồng theo đúng quy định; chú trọng đưa tin có chọn lọc nhằm ổn định xã hội.
Xử lý nghiêm, kể cả xử lý theo pháp luật hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, mất ổn định xã hội và các hành vi găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy định của pháp luật. Bộ Tư pháp đề xuất các hình thức xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, học tập
Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động, tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ trong phòng, chống dịch bệnh. Hạn chế tổ chức cuộc họp, sự kiện và hoạt động tập trung đông người; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, học tập, khai báo điện tử, kiểm soát dịch bệnh; hướng dẫn, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Cấp ủy, chính quyền cơ sở, nhất là phường, xã, thôn, bản, tổ dân phố… tập trung rà soát phát hiện nhanh nhất các trường hợp nghi nhiễm bệnh để có biện pháp phù hợp; vận động người dân hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người, tăng cường các hoạt động nâng cao sức khỏe, thể lực.
Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1771/VPCP-KTTH ngày 07 tháng 3 năm 2020.
Phát động toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể phối hợp với các cấp chính quyền nhất là chính quyền cơ sở trong việc vận động nhân dân tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; nghiêm túc thực hiện việc cách ly, giám sát y tế, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi nhiễm; phát động toàn dân nâng cao ý thức và tăng cường các hoạt động tự bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cùng với việc quyết liệt phòng, chống dịch cần tích cực triển khai các giải pháp phòng chống dịch, đồng thời tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp cụ thể, hữu hiệu để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ./.
Theo Chinhphu
Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới tính tới 6h sáng ngày 7/3/2020
Ngày 7/3, dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra tiếp tục lây lan tại nhiều nước trên thế giới và số ca nhiễm bệnh trên toàn cầu đã vượt 100.000 người.
Người dân và du khách đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Tính tới lúc 6h sáng ngày 7/3/2020, toàn thế giới đã ghi nhận 101.926 người mắc bệnh, 3.466 người tử vong và 56.123 người được chữa khỏi. Dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong vòng 24h qua, thế giới đã có thêm 3.489 ca mắc bệnh mới và 79 người tử vong. Trong ngày 6/3 và rạng sáng 7/3, có tám nước gồm Bhutan, Serbia, Cameroon, Slovakia, Peru, Togo, Colombia và Costa Rica ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Còn Iran, Hàn Quốc và Italy là những quốc gia có số ca nhiễm mới tăng mạnh nhất trong ngày.
Tại Trung Quốc đại lục, nơi khởi phát virus chết người này, tính đến sáng 7/3, tổng cộng đã có 80.576 ca nhiễm, trong đó có 23.784 bệnh nhân vẫn đang được điều trị, 53.929 bệnh nhân đã xuất viện và 3.042 người tử vong.
Trong nỗ lực phòng chống sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc chiều 6/3 cho biết, tổng cộng 12 bộ xét nghiệm mới đã được cấp phép sử dụng tại nước này. Theo thông báo, Trung Quốc đã khởi động một loạt chương trình mới để phát triển các bộ xét nghiệm COVID-19, bao gồm cả các bộ phát hiện nhanh nhạy hơn đối với acid nucleic và kháng nguyên, kháng thể. Hiện 7 trong số các bộ xét nghiệm này đã được Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Trung Quốc phê chuẩn và đưa vào sử dụng trong 2 tuần qua.
Cơ quan quản lý và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 7/3 xác nhận thêm 309 ca nhiễm SARS-CoV-2, theo đó tổng số ca nhiễm ở Hàn Quốc hiện nay là 6.593 ca; số ca tử vong là 43 người. Đa số các ca nhiễm tại Hàn Quốc có liên hệ với một chi nhánh của giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) tại Daegu, thành phố lớn thứ 4 nước này với 2,5 triệu dân.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Daegu, Hàn Quốc, ngày 4/3. Ảnh: THX/TTXVN
Hàn Quốc ngày 6/3 tuyên bố nước này sẽ đình chỉ miễn thị thực cho công dân Nhật Bản và áp đặt lệnh bắt buộc cách ly 2 tuần đối với khách du lịch đến từ "đất nước Mặt trời mọc" kể từ tuần tới. Biện pháp này nhằm đáp trả những hạn chế đi lại mà Nhật Bản áp đặt đối với Hàn Quốc trước đó cùng ngày, theo đó Tokyo sẽ hủy 17.000 thị thực được cấp cho các công dân Hàn Quốc từ ngày 9/3 tới.
Quốc gia có số ca nhiễm mới nhiều nhất trong 24h qua là Iran. Nhà chức trách Iran cho biết trong ngày 6/3, nước này đã có thêm 1.234 người mắc COVID-19 và 16 người thiệt mạng, nâng tổng số ca tử vong do chủng virus nguy hiểm này lên 124 người, trong khi số trường hợp lây nhiễm tiếp tục gia tăng nhanh và hiện ở mức 4.747 người.
Các nước gồm Malaysia, Indonesia, Singapore, Israel, Palestine, Iraq, Liban, Ai Cập... cũng xác nhận hàng loạt trường hợp mới dương tính với virus SARS-CoV-2. Bhutan xác nhận ca nhiễm đầu tiên là một nam giới, 76 tuổi, đến Bhutan từ Ấn Độ.
Ở châu Phi, Cameroon và Togo cũng ghi nhận những trường hợp đầu tiên nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca lây nhiễm ở khu vực châu Phi - Nam Sahara lên 5 người.
Còn tại châu Âu, tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp sau khi có thêm nhiều nước công bố các trường hợp nhiễm mới.
Italy - tâm dịch của châu Âu - số ca tử vong tính tới sáng 7/3 là 197 người, tăng 49 người so với chỉ một ngày trước đó và là mức tử vong cao nhất trong một ngày. Trong khi đó, số ca nhiễm mới là 778 người, nâng tổng số ca nhiễm lên 4.636. Các số liệu trên khiến Italy trở thành quốc gia có số ca tử vong cao nhất ngoài tâm dịch COVID-19 Trung Quốc.
Nhằm đối phó với dịch bệnh, ngày 5/3, Chính phủ Italy đã phân bổ 7,5 tỷ euro để hỗ trợ các gia đình và các doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19.
Tại Pháp, tính đến sáng 7/3, Bộ Y tế nước này cho biết đã có thêm 2 trường hợp tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 và 230 trường hợp nhiễm mới. Như vậy, tính đến thời điểm này, Pháp ghi nhận tổng cộng 9 ca tử vong và 653 ca nhiễm COVID-19.
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 5/3/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong khi đó, Anh xác nhận thêm thêm 47 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca lây nhiễm ở nước này lên 163 người. Các nước châu Âu khác như Ireland, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Bỉ, Hy Lạp, Estonia, Hungaria... cũng đồng loạt ghi nhận số trường hợp nhiễm mới gia tăng.
Trong khi đó, Australia cũng tuyên bố thành lập một quỹ y tế trị giá 1 tỷ AUD (660 triệu USD), để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nga ngày 5/3 yêu cầu thực hiện hoạt động khử trùng bắt buộc đối với những tàu thuyền từ Iran, Italy và Hàn Quốc đến các cảng trên Biển Đen ở Novorossiiysk và Yuzhnaya Ozereyevka. Tại thủ đô Moskva, chính quyền thành phố cũng tăng cường các biện pháp an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Dịch COVID-19 cũng đã lan rộng tới 18 bang của Mỹ, buộc Tổng thống Donald Trump phải ký phê chuẩn gói ngân sách hỗ trợ phòng chống dịch trị giá 8,3 tỷ USD được Quốc hội nước này thông qua trước đó cùng ngày. Giới chức các bang Nevada, New Jersey, Tennessee và Texas cho biết đã có những trường hợp mới nhiễm virus SARS-CoV-2 ở những bang này trong 24 giờ qua, nâng tổng số người bị nhiễm ở Mỹ lên tới ít nhất 272 người. Đồng thời, Mỹ xác nhận ca tử vong thứ 15.
Ở khu vực Nam Mỹ, nhà chức trách Ecuador đã tiến hành cách ly một tàu hải quân của nước này chở 50 người sau khi phát hiện một thủy thủ trên tàu tiếp xúc với ca đầu tiên nhiễm bệnh COVID-19 tại nước này. Các nước Nam Mỹ gồm Brazil, Argentina và Chile cũng thông báo thêm các ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2.
Bộ Y tế Brazil thông báo nước này đã ghi nhận thêm 5 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca lẫy nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này lên 13 người. Như vậy đến sáng 7/3, Argentina đã xác định đươc 8 ca dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo sẽ phát động một chiến dịch truyền thông xã hội mới kêu gọi đảm bảo mọi người dân đều được an toàn, được hưởng các biện pháp phòng ngừa linh hoạt và được thông tin đầy đủ khi đối mặt với sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trước đó, WHO cảnh báo có quá nhiều quốc gia chưa triển khai tất cả những biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh gây chết người COVID-19.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 6/3 đã đề nghị tất cả các quốc gia trên thế giới đặt mục tiêu phòng chống dịch bệnh Covid-19 lên hàng đầu. Bên cạnh đó, WHO cũng đề nghị các quốc gia hạn chế những tranh cãi, tập trung vào quá trình phòng dịch. Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đề cập tới số liệu mới nhất về các ca nhiễm Covid-19 trên thế giới. Ông nói: "Dịch bệnh đang lan rộng về mặt địa lý và vô cùng đáng quan ngại. Chúng tôi tiếp tục khuyến cáo tất cả các nước đặt việc ngăn chặn dịch làm ưu tiên lớn nhất".
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc WHO cũng cho rằng Nhật Bản và Hàn Quốc nên tập trung vào công tác phòng chống dịch bệnh, thay vì có những động thái trả đũa lẫn nhau như trong thời gian qua.
Cũng tại cuộc họp báo, khi được hỏi về khả năng virus SARS-CoV-2 có thể không lây lan dễ dàng trong điều kiện thời tiết ấm những tháng mùa Hè tại châu Âu, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO - ông Mike Ryan - nhận định: "Chúng tôi vẫn chưa biết rõ hoạt động hay hành vi của loại virus này ở những điều kiện thời tiết khác nhau. Chúng tôi đành phải giả định rằng virus sẽ tiếp tục có khả năng lây lan".
Ông Ryan cho rằng sẽ là sai lầm khi hy vọng rằng virus sẽ biến mất vào mùa Hè như virus gây bệnh cúm khi tới nay, chưa hề có bằng chứng cho rằng điều này sẽ xảy ra.
Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Ninh Thuận: Học sinh làm gì trong mùa dịch Covid-19? Tại Ninh Thuận, học sinh các cấp đang được tạm nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian nghỉ học dài cũng là lúc các em học sinh ở nhà phụ gia đình làm các công việc như: Cắt cỏ cho gia súc, chăn bò,... Thời gian nghỉ học này, em Pi Năng Châu đi chăn bò phụ giúp gia đình. Ảnh:...