Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các đơn vị cho vay, giải ngân nhanh, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thị trường bất động sản và hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro – Ảnh: THÀNH CHUNG
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có công điện chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ động triển khai tích cực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho bất động sản.
Cùng với đó phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện nghị quyết 11 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Trong đó lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, lựa chọn các chủ đầu tư để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân ở các thành phố, khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.
Triển khai tích cực, có hiệu quả hơn nữa đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được giao chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương, ngân hàng thương mại và các chủ thể liên quan để cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho nền kinh tế.
Việc cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, thương mại với giá phù hợp, khả thi của thị trường và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ, phát triển.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ động rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp lý theo thẩm quyền để đôn đốc, hướng dẫn.
Trường hợp vượt thẩm quyền trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai để tháo gỡ các khó khăn thuộc lĩnh vực đất đai trong triển khai thực hiện phát triển thị trường và các dự án bất động sản.
Cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị khẩn trương rà soát sửa đổi, bổ sung kịp thời quy định, pháp luật về đầu tư, đấu thầu để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư, đấu thầu dự án…
Bộ trưởng Bộ Tài chính được giao chỉ đạo rà soát việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản và có giải pháp phù hợp, hiệu quả tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh…
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát lập danh mục các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bất động sản trên địa bàn.
Đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với từng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai để chủ động, quyết liệt xử lý theo thẩm quyền.
Báo cáo, đề xuất cụ thể, rõ ràng các vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ trong trường hợp vượt thẩm quyền.
Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án bất động sản, dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường…
Đầu tư bất động sản: Người chật vật cắt lỗ, kẻ chờ cơ hội "gom hàng"
Bên cạnh những nhà đầu tư đang chật vật "cắt lỗ", mất niềm tin vào thị trường bất động sản.
Thì những người có kinh nghiệm vẫn tự tin cho rằng, sắp tới là cơ hội tốt để "gom hàng".
Nhà đầu tư có kinh nghiệm vẫn tự tin vào thị trường
Từ đầu tháng 4 tới nay, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn khiến các nhà đầu tư lâm tình cảnh lao đao, nhiều người đang cố gồng mình để bám trụ với thị trường, một số đang chật vật cắt lỗ vì mất niềm tin. Song, nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm vẫn vững vàng tâm lý và cho rằng, sắp tới sẽ là thời điểm tốt để mua bất động sản, bởi sẽ xuất hiện một làn sóng "bán tháo", giá giảm mạnh.
Anh Quang Trung (Hà Nội), nhà đầu tư có hơn 10 năm kinh nghiệm trên thị trường bất động sản cho biết, thời điểm này các nhà đầu tư sẵn vốn đang "đi săn" bất động sản "cắt lỗ", chủ yếu ở phân khúc đất nền. Nhiều nhà đầu tư có thể mua được với mức hạ giá giảm từ 20 - 30%, thậm chí 50% so với trước đây.
"Nhiều nhà đầu tư vì không chịu nổi áp lực vốn vay ngân hàng nên bán lỗ, bán tháo để thu dòng tiền. Đây chính là thời điểm tạo cơ hội cho những người có dòng tiền nhàn rỗi. Họ có thể mua được bất động sản giá rẻ hơn so với mặt bằng chung thị trường từ 20 - 50%", anh Trung chia sẻ.
Anh Nguyễn Văn Hải, nhà đầu tư lâu năm tại Hà Nội cho rằng, lúc này có nhiều lựa chọn và kiếm được bất động sản giá tốt. Tuy nhiên, hiện tượng cắt lỗ hay bán tháo bất động sản chưa diễn ra toàn diện trên thị trường. Đa số các lô đất bán ra thời điểm này là của những nhà đầu tư đang kẹt dòng tiền và những người này đang mất niềm tin và thị trường. Riêng với các nhà đầu tư không dùng đòn bẩy tài chính vẫn giữ hàng, không hạ giá. Thậm chí, những người có vay ngân hàng nhưng không quá kẹt tài chính, họ vẫn không chịu bán ra.
"Tôi cũng đang tìm kiếm một số nơi để mua đất nền, một số khu vực đất đẹp tôi trả giá giảm khoảng 15% nhưng họ vẫn không bán, thậm chí những người họ vẫn bán giữ giá và nói rằng thị trường sẽ sớm hồi phục. Họ muốn bán bởi 1 phần là kẹt tiền chứ không muốn bán lỗ. Do đó, tôi thấy tâm lý của đa số nhà đầu tư có kinh nghiệm, lúc này là vẫn tin thị trường sẽ phục hồi sớm, nên cố gắng cầm cự, giữ tài sản", anh Hải chia sẻ.
Song, anh Hải cho rằng, nhà đầu tư có thể chờ đợi thêm khoảng giữa năm 2023, khi đó, nhiều chủ bất động sản không gồng gánh nổi cũng sẽ phải bán ra. Lúc này, nhà đầu tư có sẵn tiền sẽ là cơ hội tốt để "gom hàng"
Kỳ vọng cuối năm 2023 thị trường khởi sắc
Dù thị trường thời điểm này có nhiều khó khăn, nhưng giới chuyên gia cũng kỳ vọng, sang năm 2023 thị trường bất động sản sẽ có khả năng hồi phục. Điều quan trọng nhất là sự can thiệp của Chính phủ khi thành lập tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ cho thị trường trở lại quỹ đạo ổn định. Ở giai đoạn này, nhiều chuyên gia cho rằng, đang trong quá trình điều chỉnh và thanh lọc.
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, đánh giá quý IV/2022 này chính là đỉnh của lạm phát toàn cầu. Việt Nam đương nhiên cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng và khó khăn hơn do chúng ta hội nhập sâu rộng, trong đó có thị trường bất động sản.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
"Quý IV so với hai quý II và III giảm liên tục thì tạm thời gọi là suy thoái kỹ thuật, đúng hơn là suy giảm. Để đi vào giai đoạn phát triển lành mạnh hơn thì cần có bước này. Để thị trường bất động sản có thể hồi phục dần từ năm tới, trước tiên phải giải quyết các vấn đề về pháp lý, kế đến là gỡ nút thắt vốn, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp bất động sản", ông Lực nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam kỳ vọng, năm 2023, thị trường tài chính sẽ phục hồi trở lại, để các nguồn vốn tiếp tục chảy vào thị trường bất động sản, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thị trường thoát khỏi cảnh trầm lắng và hướng tới phát triển bền vững hơn.
"Ở quý đầu năm 2023, Chính phủ sẽ có những động thái tháo gỡ mạnh mẽ hơn, đồng thời room tín dụng được mở ra trở lại để các ngân hàng có thể tiếp tục cho vay. Các doanh nghiệp cũng sẽ dần làm quen, thích nghi với những quy định mới về phát hành trái phiếu. Như vậy, thị trường bất động sản sẽ có thêm các nguồn cung tiền tệ để tạo đà phát triển trở lại", ông Hà nhận định.
Lạc quan đánh giá về thị trường bất động sản, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, kênh đầu tư này đang trầm lắng mà không "đóng băng". TS. Hiếu đánh giá tín hiệu tích cực từ sự điều chỉnh của Nhà nước. Chính bởi vậy, ông dự báo, chỉ đầu năm 2023, thị trường còn khó khăn nhưng đến nửa sau, thị trường sẽ bắt đầu phục hồi.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, sang năm 2023, khi có room tín dụng mới sẽ giúp thị trường bất động sản sôi động hơn so với hiện tại. Song, sẽ không có chuyện "sốt đất" xảy ra như đầu năm 2022. Dòng tiền room tín dụng mới tuy không nhiều nhưng giúp thị trường có thêm giao dịch từ người mua nhà thực và các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ.
"Còn các doanh nghiệp chủ yếu nguồn vốn phát triển từ huy động trái phiếu và vốn vay từ ngân hàng. Do đó, khi nguồn vốn chính tiếp tục bị ảnh hưởng thì câu chuyện nhức nhối của thị trường vẫn là nguồn cung bất động sản vẫn khan hiếm. Do đó, room tín dụng năm 2023 chưa chắc đã giải quyết được vấn đề gốc rễ", ông Đính nói.
Vị chuyên gia cho rằng, hiện đang trong quá trình để sửa đổi luật liên quan tới bất động sản, một số nhà đầu tư trong thời gian này ngại xuống tiền. Đến khi sửa xong luật, khi mọi thứ đã rõ ràng thị trường sẽ có động lực để hồi phục mạnh mẽ.
Chờ gì trong sóng gió bất động sản? Gần đây, thông tin thị trường bất động sản "đang xuống đáy" khiến nhiều người đợi "bắt đáy" để đầu tư. Lại cũng có người cho rằng thị trường này sẽ "thủng đáy" nên chờ tiếp, chưa vội xuống tiền. Trong khi đó thông tin từ khối doanh nghiệp bất động sản không tích cực, khiến tình hình càng phức tạp hơn. Vậy,...