Thủ tướng Campuchia đánh giá cao cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 26/12, báo Kampuchea Thmey của Campuchia đăng bài viết cùng nhiều hình ảnh về Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương diễn ra chiều 25/12, trong đó dẫn lời Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet bày tỏ hài lòng về những thành tựu đạt được từ khuôn khổ hợp tác này, đặc biệt là những thành quả từ 89 dự án triển khai tại Campuchia.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Manet. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Kampuchea Thmey, nhận định của Thủ tướng Campuchia Hun Manet được nêu trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương lần thứ 4 với chủ đề “Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai và hiện đại hóa giữa các nước Mekong – Lan Thương”. Hội nghị diễn ra ngày 25/12 theo hình thức trực tuyến.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước những tiến bộ đáng ghi nhận trong khuôn khổ hợp tác Mekong – Lan Thương, đồng thời đánh giá những thành tựu đạt được trong 7 năm qua, mang lại nhiều kết quả và lợi ích rõ rệt trên mọi lĩnh vực thông qua việc triển khai thực hiện thành công kế hoạch hành động hợp tác Mekong – Lan Thương 5 năm, giai đoạn 2018-2022.
Các nhà lãnh đạo biểu dương Quỹ đặc biệt hợp tác Mekong – Lan Thương đã hỗ trợ hơn 700 dự án trong các lĩnh vực nước sạch, nông nghiệp, nâng cao năng lực, giảm nghèo, y tế, đề cao nữ quyền, văn hóa, tôn giáo và nhiều lĩnh vực khác, theo đề xuất của 6 quốc gia thành viên.
Các nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh việc Quỹ đặc biệt hợp tác Mekong – Lan Thương phê duyệt các dự án của năm 2023, đồng thời kêu gọi tăng cường tính hiệu quả trong thực hiện các dự án liên quan để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và cải thiện đời sống của người dân ở cả 6 quốc gia.
Trong khuôn khổ hội nghị, Thủ tướng Campuchia Hun Manet bày tỏ hài lòng với những thành tựu đạt được trong hợp tác Mekong – Lan Thương, đặc biệt là những thành quả đạt được từ việc triển khai thực hiện 89 dự án tại Campuchia thuộc Quỹ đặc biệt Mekong – Lan Thương kể từ năm 2017.
Về định hướng phát triển hợp tác Mekong – Lan Thương trong tương lai, Thủ tướng Hun Manet nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai, hòa bình và thịnh vượng giữa các quốc gia ở khu vực Mekong-Lan Thương, ủng hộ “Vành đai phát triển kinh tế” lấy người dân làm trung tâm, tăng cường chuỗi cung ứng trong tiểu vùng và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu thông qua tăng cường kết nối khu vực và hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, cũng như thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số trong hợp tác kinh tế xuyên biên giới và khả năng cạnh tranh lâu dài của khu vực.
Video đang HOT
Theo bài viết, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 4 đã kết thúc thành công với việc thông qua 3 văn kiện quan trọng bao gồm Tuyên bố Nay Pyi Taw của Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương lần thứ 4, Kế hoạch hành động 5 năm về hợp tác Mekong – Lan Thương giai đoạn 2023-2027 và Sáng kiến chung về phát triển hành lang đổi mới sáng tạo Mekong – Lan Thương. Đây là những văn kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển hơn nữa khu vực Mekong – Lan Thương.
Trước đó, chiều 25/12, trang tin Fresh News đưa tin về Hội nghị trên với tiêu đề “Thủ tướng Hun Manet tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương”, khẳng định đây là sự kiện quan trọng đối với các quốc gia thành viên Mekong – Lan Thương nhằm hướng tới các mục tiêu chung trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở tiểu vùng, đồng thời thúc đẩy hợp tác Mekong – Lan Thương phát triển hơn nữa thông qua việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động 5 năm về hợp tác Mekong – Lan Thương.
Theo Fresh News, Hợp tác Mekong-Lan Thương là cơ chế hợp tác giữa 5 nước dọc sông Mekong bao gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam và sông Lan Thương của Trung Quốc. Khuôn khổ hợp tác này được cố Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khởi xướng tại Hội nghị Cấp cao Trung Quốc-ASEAN lần thứ 17 vào ngày 13/11/2014 tại Myanmar, trên cơ sở sáng kiến đề xuất của Thái Lan về phát triển bền vững tiểu vùng Mekong – Lan Thương vào năm 2012.
Cơ chế Hợp tác Mekong – Lan Thương bao gồm nhiều hội nghị được chia thành 4 cấp. Trong đó, hội nghị của nhóm công tác được tiến hành một hoặc hai lần trong một năm và trong trường hợp cần thiết, hội nghị quan chức cấp cao được tiến hành mỗi năm một lần và trong trường hợp khi cần thiết, hội nghị Bộ trưởng ngoại giao được tổ chức mỗi năm một lần và hội nghị cấp cao được tổ chức hai năm một lần.
Hội nghị Mekong-Lan Thương được tổ chức với Trung Quốc là đồng chủ trì thường trực, cùng các quốc gia khu vực Mekong luân phiên đồng chủ trì theo thứ tự bảng chữ cái.
Khuôn khổ Hợp tác tiểu vùng này được thiết lập và hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, cởi mở, hội nhập, bình đẳng, tham vấn và phối hợp, tình nguyện đóng góp và lợi ích chung, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhằm thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực, xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai, hòa bình và thịnh vượng, duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy phát triển trong khu vực.
Sông Mekong – Lan Thương có tổng chiều dài khoảng 4.880 km, chảy qua 6 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, trải dài trên lưu vực rộng 795.000 km2, tích trữ và cung cấp nguồn nước cho khoảng 326 triệu dân trong khu vực tiểu vùng Mekong – Lan Thương.
90 ngày đầu tiên của ông Hun Manet
Ông Samdech Thipadei Hun Manet nhậm chức Thủ tướng Campuchia ngày 22/8/2023. Như vậy là đã tròn 3 tháng kể từ khi ông trở thành nhà lãnh đạo của đất nước Chùa Tháp.
Việc ông Hun Manet làm Thủ tướng Campuchia thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong môi trường chính trị quốc gia và với bản thân ông, phải đối mặt một số vấn đề cấp bách cần quan tâm.
Ông Hun Manet đã gặp nhiều khó khăn trong 3 tháng đầu làm thủ tướng, điều này đã thử thách quyết tâm và khả năng lãnh đạo của ông. Suy thoái kinh tế không ngừng do đại dịch COVID-19 gây ra là một trong những trở ngại chính. Nền kinh tế đất nước bị tàn phá nặng nề, dẫn đến việc các doanh nghiệp phải đóng cửa và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh. Ông phải dẫn dắt đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng này, đưa ra các chính sách nhằm giảm thiểu tác động đến người dân và thúc đẩy nền kinh tế.
3 tháng cầm quyền đầu tiên của tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet để lại nhiều dấu ấn
Giải quyết những lo ngại của công chúng về tham nhũng và sự thiếu cởi mở trong chính quyền cũng là một khó khăn lớn khác. Ông Hun Manet đã đưa ra một số thay đổi nhằm chống tham nhũng và nâng cao trách nhiệm giải trình vì ông hiểu rõ tầm quan trọng của việc gây dựng lại niềm tin từ công chúng. Ông đã đưa ra các quy định và thủ tục giám sát chặt chẽ hơn như một phần của những sáng kiến nhằm đảm bảo chính phủ hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn.
Ông đã khởi xướng các sáng kiến nhằm tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của Campuchia bằng cách giảm sự phụ thuộc vào một lĩnh vực cụ thể sau khi nhận ra tầm quan trọng của việc đa dạng hóa. Ông khuyến khích phát triển các lĩnh vực mới, bao gồm công nghệ, nông nghiệp và năng lượng tái tạo, nhằm thúc đẩy đổi mới, tạo cơ hội cho việc làm.
Tân Thủ tướng Campuchia cũng ưu tiên thiết lập các liên minh mới và tăng cường quan hệ ngoại giao với các thực thể quan trọng trên toàn thế giới vì ông hiểu giá trị của thương mại quốc tế. Ông muốn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo lập môi trường kinh doanh thân thiện bằng cách mở rộng mạng lưới thương mại của Campuchia và thu hút đầu tư quốc tế. Trong đó, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là một trong những chiến thuật chính của Hun Manet.
Ông đưa ra luật để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và triển vọng thị trường dễ dàng hơn vì ông nhận ra vai trò quan trọng của chúng trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo cơ hội việc làm. Mục tiêu của trọng tâm liên quan tới SME này là hỗ trợ các chủ doanh nghiệp trong khu vực, khuyến khích tính sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung.
Với những nỗ lực đó, ông Hun Manet bước đầu đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận.
Trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế, tân Thủ tướng Campuchia đã đạt được những tiến bộ đáng kể bằng việc tập trung nỗ lực thu hút đầu tư quốc tế và thúc đẩy mở rộng doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo của ông. Ông đã đưa ra các chính sách để cắt giảm quan liêu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh. Do đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng rõ rệt, tạo việc làm và mở rộng kinh tế nói chung.
Ông Hun Manet cũng là người ủng hộ các nguyên lý trung lập, không liên minh và chung sống hòa bình trong chính sách đối ngoại của Campuchia, đảm bảo tính liên tục của chính sách này. Ngoài ra, ông nhấn mạnh giá trị của hợp tác khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khi mà Campuchia đã nắm giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN thành công vào năm 2022. Song song với việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ truyền thống, ông Hun Manet cũng nỗ lực đa dạng hóa các đối tác thương mại và đầu tư của Campuchia.
Những bước tiến đáng chú ý trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng của Campuchia thời gian qua cũng được ghi nhận. Một số dự án cơ sở hạ tầng với mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất công cộng, tăng khả năng tiếp cận năng lượng và nước sạch cũng như củng cố mạng lưới giao thông được tân thủ tướng đặc biệt quan tâm vì ông hiểu tầm quan trọng của việc có nền tảng vững chắc cho tăng trưởng bền vững. Những sáng kiến này đã cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh chung của quốc gia.
Tóm lại, 3 tháng đầu nắm quyền của ông Hun Manet có cả thành công lẫn hạn chế. Ngay cả khi đã có những thành công trong nhiều lĩnh vực, một số lĩnh vực vẫn cần được quan tâm và phát triển hơn nữa. Chính phủ phải tiếp tục cam kết giải quyết những vấn đề này và tạo ra một đất nước giàu có, hòa nhập cho tất cả người dân Campuchia.
Tuy nhiên, theo báo Khmer Times, 90 ngày đầu cầm quyền của ông Hun Manet được đánh giá cao, những thành tựu của Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII do Thủ tướng Hun Manet đứng đầu đã vượt xa mong đợi và điều này được cho là nhờ ý chí sắc bén và tầm nhìn rõ ràng của ông đối với người dân và đất nước.
Tại cuộc họp báo ngày 21/11 vừa qua, phát biểu về những thành tựu trong 3 tháng đầu tiên của Chính phủ Campuchia nhiệm kỳ VII, phát ngôn viên chính phủ Pen Bona cho biết: "Ông Hun Manet đã nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định xã hội, chính trị và kinh tế cũng như hoạt động bình thường của cơ quan hành chính công, bao gồm cả vấn đề phát triển. Chính phủ do ông Hun Manet lãnh đạo cam kết đảm bảo rằng mọi thành tựu và việc bảo vệ những thành tựu mà cựu Thủ tướng Hun Sen đạt được không bị mai một hoặc chịu bất kỳ thay đổi tiêu cực nào".
Theo người phát ngôn Pen Bona, đây là thành tựu to lớn không thể bỏ qua vì lịch sử đã cho thấy khi Campuchia thay đổi lãnh đạo, nước này phải đối mặt với chiến tranh, chia rẽ, các vụ ám sát và trả thù, song sự chuyển giao lần này mang tính lịch sử vì không có vấn đề gì xảy ra.
Campuchia đặt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050 Thủ tướng Campuchia Hun Manet cho biết nước này đã đặt ra chiến lược trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050. Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Manet. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu ngày 22/9 tại Khóa họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở New York, Mỹ, Thủ tướng Hun Manet nhấn...