Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Ngày 22/1/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 176/QĐ – TTg bổ nhiệm ông Trương Minh Tuấn, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông Trương Minh Tuấn giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông từ ngày 22/1/2014..
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ông Trương Minh Tuấn sinh năm 1960. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Trương Minh Tuấn đã trải qua các chức vụ: Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại thành phố Đà Nẵng; Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Theo_VnMedia
Nâng cao hơn chất lượng công tác báo chí năm 2013
Sáng 19/3, Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Hội nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội.
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo hội nghị.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đánh giá cao nội dung Báo cáo công tác báo chí năm 2012, nhiệm vụ phương hướng năm 2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam.
Thường trực Ban Bí Thư nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương thành tích của các cơ quan báo chí và toàn thể những người làm báo cả nước.
Thường trực Ban Bí Thư nhấn mạnh, năm 2012, trong bối cảnh đất nước vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, báo chí và những người làm báo cách mạng đã có những đóng góp rất quan trọng vào thành tựu chung của đất nước. Báo chí đã tập trung tuyên truyền đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các nghị quyết của Trung ương (khóa XI) đi vào cuộc sống.
Nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) gắn với Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tuyên truyền việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Kết luận Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI) Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế Nghị quyết 01/NQ-CP và 02/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp hỗ trợ thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh...
Thường trực Ban Bí Thư khẳng định báo chí tiếp tục phát huy vai trò tích cực góp phần vào việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội.
Báo chí tích cực đấu tranh phản bác thông tin và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Các cơ quan báo chí tăng cường triển khai công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển đất nước. Qua đó, củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thường trực Ban Bí thư đã thẳng thắn nêu rõ những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm của báo chí.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đề nghị hội nghị tập trung thảo luận nghiêm túc về thực trạng tình hình, phân tích sâu sắc nguyên nhân, đề ra các giải pháp thật cụ thể, thiết thực, khả thi để khắc phục ngay và triệt để những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm đó, để hoàn thành tốt công tác thông tin, tuyên truyền năm 2013 và trong thời gian tới.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nhấn mạnh năm 2013, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cơ bản, đất nước tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Các cơ quan báo chí và những người làm báo cần nhận thức rõ bối cảnh, tình hình, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 - năm bản lề thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Cùng với các cơ quan chỉ đạo, quản lý và cơ quan chủ quản báo chí, cấp ủy, tổ chức đảng, ban biên tập, tổng biên tập, giám đốc, tổng giám đốc của cơ quan báo chí và mỗi phóng viên báo chí cần đề cao trách nhiệm triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới.
Các cơ quan báo chí coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng.
Báo chí tiếp tục phát huy tiềm lực và ưu điểm, khắc phục các yếu kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ.
Báo chí tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XI của Đảng các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhất là tuyên truyền về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế với những hình thức sáng tạo, sinh động, có hiệu quả, đúng định hướng...
Cùng với đó, báo chí cần tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các hiện tượng tiêu cực xã hội thực hiện tốt chức năng phản biện trên tinh thần khoa học, xây dựng mở rộng giao lưu quốc tế về truyền thông tổ chức các hoạt động xã hội thiết thực, hiệu quả.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đề nghị cần coi trọng, chăm lo công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí đề cao trách nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, lối sống cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản báo chí tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên của cơ quan báo chí trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tập thể và cá nhân.
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và trong sinh hoạt đảng thường kỳ, cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng trong các cơ quan báo chí cần kiểm điểm tự phê bình nghiêm túc, xác định rõ phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót liên quan trách nhiệm chính trị của từng phóng viên, biên tập viên và cán bộ, đảng viên trong cơ quan.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Cán sự Đảng bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam cần phối hợp tốt hơn với các ngành, các cấp, các cơ quan liên quan trong việc cung cấp và trao đổi thông tin, trên cơ sở đó, chỉ đạo, định hướng kịp thời công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm về đối nội, đối ngoại để đảm bảo tính thống nhất và tính kịp thời của các thông tin trên báo chí.
Cùng với đó, tiếp tục triển khai đánh giá kết quả thực hiện một số nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác báo chí hoàn thành các đề án, đề tài liên quan đến công tác báo chí trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung những quy định cần thiết để giải quyết những vấn đề thực tiễn báo chí đặt ra.
Các cơ quan chức năng, cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý báo chí cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt, xử lý nghiêm túc, công minh với các sai phạm của báo chí.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo tổng hợp của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam về tình hình công tác báo chí năm 2012, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 nghe các tham luận của đại biểu đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí cả nước.
Các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ những hạn chế, thiếu sót chủ yếu trong công tác báo chí năm 2012, nêu các bài học kinh nghiệm và bàn các giải pháp khắc phục xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác báo chí năm 2013 và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền.
Theo chương trình, buổi chiều, các đại biểu tiếp tục thảo luận. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh sẽ phát biểu kết luận hội nghị. TTXVN tiếp tục thông tin về nội dung hội nghị.
Tính đến tháng 2/2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá... Cả nước có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hàng trăm phóng viên đang hoạt động báo chí chuẩn bị đến thời hạn cấp thẻ hơn 19.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Theo vietbao
Ai lỗ ai lãi? Trong những ngày sát năm mới 2014, hàng loạt doanh nghiệp lớn đồng loạt thông báo lãi lớn. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố năm 2012, lãi 4.404 tỷ đồng, năm 2013 doanh thu toàn ngành đạt 172 nghìn tỷ đồng nên cũng hứa hẹn có lãi tiếp. Còn báo cáo của Bộ Thông tin - Truyền thông cho thấy,...