Thủ tướng Bồ Đào Nha huỷ công du nước ngoài vì cháy rừng liên tục trong nước
Nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ vượt ngưỡng 40 độ C đã khiến số vụ cháy rừng ở Bồ Đào Nha tăng vọt, chỉ riêng trong ngày 10/7 đã xảy ra 32 vụ cháy rừng.
Nhân viên cứu hỏa nỗ lực khống chế các đám cháy rừng ở Castelo Branco, Bồ Đào Nha. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 10/7, khoảng 2.800 lính cứu hỏa đã nỗ lực khống chế hàng loạt đám cháy rừng tại miền Trung và miền Nam Bồ Đào Nha trong bối cảnh nắng nóng gay gắt buộc chính phủ nước này phải ban bố tình trạng dự phòng.
Chỉ riêng trong ngày 10/7 đã xảy ra 32 vụ cháy rừng, khiến khoảng 40 lính cứu hỏa và dân thường bị thương. Hầu hết những trường hợp này đã được sơ cứu tại chỗ do các vấn đề về hô hấp hoặc kiệt sức.
Trong bối cảnh trên, Chính phủ Bồ Đào Nha đã ban bố tình trạng dự phòng, mức cao hơn so với tình trạng báo động, song thấp hơn so với tình trạng thiên tai và tình trạng khẩn cấp. Theo đó các dịch vụ cứu hỏa, cứu hộ được đặt trong trạng thái báo động. Ngoài ra, chính phủ nước này đã đề nghị Liên minh châu Âu (EU) kích hoạt Cơ chế Bảo vệ dân sự châu Âu nhằm hỗ trợ cứu hỏa khẩn cấp. Ủy ban châu Âu (EC) – cơ quan điều hành EU – đã ngay lập tức chấp thuận đề nghị này, đồng thời huy động 2 máy bay cứu hỏa Canadair từ đội bay của EC đặt tại Tây Ban Nha tới hỗ trợ Bồ Đào Nha.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 10/7, Thủ tướng Antonio Costa đã hủy chuyến công du Mozambique để dõi sát diễn biến các vụ cháy. Trong khi đó, Tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa kêu gọi người dân hết sức cảnh giác với nguy cơ hỏa hoạn có thể lên đến mức “trầm trọng đỉnh điểm” trong những ngày tới và sẽ kéo dài suốt tuần.
Kể từ ngày 7/7 vừa qua, nhiều đám cháy đã bùng phát tại một số khu vực của Bồ Đào Nha. Tình hình đang ngày càng trầm trọng tại khu vực miền Trung cũng như tại khu vực biên giới giáp Tây Ban Nha. Hỏa hoạn xảy ra trong bối cảnh nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ vượt ngưỡng 40 độ C trong tuần này và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới. Giới khoa học cho biết các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Năm nay Bồ Đào Nha thường xuyên hứng chịu các hình thái thời tiết khắc nghiệt. Hạn hán nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến khoảng 28% đất nước vào tháng 6 vừa qua. Trước đó một tháng, 97% diện tích đất nước khô hạn nghiêm trọng và 1% được xếp vào diện hạn hán cực đoan.
Thế giới đối mặt với nguy cơ xảy ra nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng hơn
Số vụ cháy rừng nghiêm trọng trên khắp thế giới sẽ tăng mạnh trong những thập kỷ tới do hệ quả của việc Trái Đất ấm lên, trong khi các chính phủ thiếu sự chuẩn bị cho những kịch bản như vậy.
Thậm chí ngay cả những nỗ lực đầy tham vọng nhằm hạn chế lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cũng không thể ngăn chặn tần suất xảy ra các đám cháy rừng nghiêm trọng. Đây là cảnh báo được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đưa ra trong báo cáo công bố ngày 23/2.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Margaret, Australia, ngày 8/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo nhận định trong vòng 28 năm tới, nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng trong một năm nào đó có thể tương tự như "mùa Hè đen" của Australia năm 2019-2020 hay các đám cháy lớn ở Bắc Cực vào năm 2020 có thể tăng tới 31-57%.
Trái Đất nóng lên đang biến nhiều khu vực trở thành mồi lửa và thời tiết cực đoan hơn đồng nghĩa với gió mạnh hơn, nóng hơn và khô hạn hơn tạo điều kiện cho lửa bùng phát mạnh hơn. Báo cáo nêu rõ những đám cháy rừng như vậy không chỉ đang bùng phát ở những khu vực vẫn thường xuyên xảy ra mà còn bùng phát ở những nơi hiếm khi xảy ra, trong đó có các vùng đất than bùn khô hay tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu đang tan chảy.
Ông Peter, đồng tác giả báo cáo và là chuyên gia trong lĩnh vực quản lý cháy rừng tại Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), khẳng định cháy rừng sẽ tác động lâu dài đến con người về mặt xã hội, sức khỏe, tâm lý. Theo ông, các đám cháy rừng lớn, có thể hoành hành trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, sẽ gây ra các vấn đề về hô hấp và tim mạch, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ.
Một nghiên cứu mới đây trên tạp chí The Lancet cũng cho thấy việc tiếp xúc với khói, bụi từ các đám cháy rừng là nguyên nhân gây ra hơn 30.000 ca tử vong mỗi năm tại 43 nước. Thiệt hại do cháy rừng gây ra tại Mỹ - một trong số ít các nước tính chi phí này, dao động trong khoảng từ 71 tỷ - 348 tỷ USD trong những năm gần đây.
Chưa kể các vụ cháy rừng còn có thể cướp đi mạng sống của nhiều loài động vật hoang dã, đẩy một số loài đến bên bờ vực tuyệt chủng. Các nhà khoa học ước tính gần 3 tỷ động vật có vú, bò sát, chim và ếch đã bị chết hoặc bị đe dọa trong các vụ cháy rừng nghiêm trọng xảy ra năm 2019-2020 ở Australia.
Trên thực tế, trong 3 năm trở lại đây, các đợt nắng nóng, thời tiết khô hạn và độ ẩm của đất giảm, do sự ấm lên của Trái Đất, đã góp phần gây ra các đám cháy rừng lớn nhất trong lịch sử tại miền Tây nước Mỹ, Australia và lưu vực Địa Trung Hải.
Ngay cả Bắc Cực - trước đây chưa từng xảy ra cháy rừng, cũng đang chứng kiến các vụ cháy ngày một gia tăng, đặc biệt là các vụ cháy âm ỉ dưới lòng đất suốt cả mùa Đông trước khi bùng phát thành đám cháy lớn.
Cháy rừng còn khiến biến đổi khí hậu tăng tốc, tạo ra một vòng luẩn quẩn giữa cháy rừng và nhiệt độ tăng. Chỉ riêng trong tháng 7 và 8/2021, cháy rừng gia tăng đã thải ra hơn 2,5 tỷ tấn CO2 làm Trái Đất ấm lên, tương đương với lượng khí phát thải hằng năm của cả Ấn Độ.
Do đó, báo cáo của UNEP đề nghị các chính phủ cần chuẩn bị sẵn sàng để có thể hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy rừng. Theo đó, các nước cần dành 45% ngân sách để phòng ngừa cháy rừng, 34% để ứng phó khi xảy ra cháy rừng và 20% để phục hồi hậu cháy rừng.
Mỹ: Cháy lớn thiêu rụi hàng trăm ha rừng, đe doạ Công viên Quốc gia Yosemite Đám cháy còn khiến chất lượng không khí tại hầu khắp Công viên Quốc gia Yosemite suy giảm đáng kể và ở các mức có hại cho sức khỏe. Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng ở Công viên Quốc gia Yosemite, bang California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Chỉ trong hai ngày cuối tuần qua, đám cháy rừng lớn tại Công...