Thủ tướng Anh tiết lộ chuyện “thi trượt” vào tình báo Liên Xô
Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua tiết lộ rằng Cơ quan tình báo Liên Xô KGB từng tuyển mộ ông thời còn là sinh viên nhưng ông đã thi trượt cuộc sát hạch.
Tổng thống Nga Medvedev (trái) và Thủ tướng Anh Cameron trong cuộc gặp ngày 12/9.
Trong chuyến thăm đầu tiên tới Mátxcơva trên cương vị thủ tướng, ông Cameron đã nói đùa rằng ông từng thi trượt một cuộc phỏng vấn của KGB trong một chuyến du lịch tới Biển Đen năm 1985.
Khi được nghe câu chuyện, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói rằng ông Cameron có thể trở thành “một điệp viên KGB rất giỏi”.
Nhà lãnh đạo Anh đã kể lại câu chuyện trên trong bài phát biểu trước các sinh viên tại Đại học Tổng hợp Mátxcơva hôm qua.
“Tôi tới Nga lần đầu tiên năm 1985 sau khi tốt nghiệp trung học. Tôi bắt chuyến tàu xuyên Siberia từ Nakhodka tới Mátxcơva và đến khu nghỉ dưỡng Yalta ở Biển Đen.
Ở đó, 2 người Nga nói tiếng Anh rất tốt đã xuất hiện trên một bãi biển có đông người nước ngoài. Họ đưa tôi đi ăn trưa và ăn tối và hỏi tôi về cuộc sống tại Anh và về những điều tôi nghĩ về nước Anh”, ông Cameron nhớ lại.
Video đang HOT
Chàng thanh niên Cameron khi đó không biết chuyện gì đã xảy ra tại khu nghĩ dưỡng Yalta cho tới khi trở về Anh. Cameron được tin là đã đi du lịch tới Nga cùng người bạn Anthony Griffith.
“Khi về nước, tôi đã nói với thày giáo tại trường đại học và ông hỏi tôi rằng đó có phải là một cuộc phỏng vấn hay không. Ông nói rằng nếu đúng thì tôi đã trượt cuộc sát hạch”, ông Cameron nhớ lại.
Câu chuyện của nhà lãnh đạo Anh đã gặp phải phản ứng không thiện cảm trong số các sinh viên Nga có mặt trong khán phòng.
Nhưng sau đó, khi được hỏi về vụ việc, Tổng thống Nga Medvedev và các quan chức cấp cao khác của Nga đã cười xoà.
“Ông Cameron có thể trở thành một điệp viên KGB rất giỏi, nhưng nếu thế ông ấy đã không bao giờ trở thành một thủ tướng Anh”, ông Medvedev nói trong một cuộc họp báo ở điện Kremlin.
Từ lâu đã xuất hiện các tin đồn nói rằng các chính trị gia cánh tả của Anh, trong đó có cựu Thủ tướng Harold Wilson, từng làm việc cho KGB. Tuy nhiên, chuyện một chính trị gia cánh hữu thừa nhận có liên hệ với Liên Xô là hiếm thấy.
Ông Cameron từng cho biết ông đã phải tiết lộ cuộc phỏng vấn trên với cơ quan tình báo Anh (MI5) vào năm 1990 khi thi tuyển vào vị trí cố vấn đặc biệt cho cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Norman Lamont.
Các cựu điệp viên KGB tỏ ra nghi ngờ về câu chuyện của ông Cameron.
Mikhail Bogdanov, 58 tuổi, cựu điệp viện KGB từng hoạt động tại London, nói: “Tôi nghi ngờ rằng ông Cameron đang tâng bốc chính mình lên chút ít. Ông ấy nói cứ như thể điệp các điệp viên ở khắp nơi và KGB muốn chiêu mộ tất cả mọi người”.
Igor Prelin, 74 tuổi, một đại tá KGB về hưu, bình luận: “Tôi không gọi cuộc gặp đó là chiêu mộ. Đó có thể chỉ là cuộc gặp gỡ nhằm kết bạn”.
Trong chuyến thăm Mátxcơva chóng vánh kéo dài chỉ 1 ngày, ông Cameron đã có các cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Medvedev và Thủ tướng Putin.
Ông Cameron cho hay ông và Tổng thống Nga đã đồng ý đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, công nghệ và các vấn đề quốc tế.
Cuộc hội gặp giữa ông Cameron và người đồng cấp Nga chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế. Ông Cameron nói cuộc gặp đã tạo ra “một cơ hội lớn cho Anh và Nga nhằm xây dựng một mối quan hệ gắn kết hơn”.
Ông Cameron là thủ tướng Anh đầu tiên thăm Nga kể từ năm 2006. Quan hệ giữa 2 nước đã bị “đóng băng” kể từ khi cựu điệp viên KGB Alexander Litvinenko bị ám sát ở London hồi năm 2006 và Nga đã từ chối dẫn độ người mà Anh cáo buộ là nghi phạm chính.
Theo Dân Trí
Thi trượt không phải là có tội
Vì tức giận con thi trượt lớp 10, người chồng cãi nhau với vợ và kết cục là một vụ án, vợ chết, chồng vào tù. Chuyện xảy ra tại xóm 23, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An hôm 9/8, một gia đình tan nát, một bài học quá đắt cho xã hội.
Một trường hợp đau lòng tương tự. Em Nguyễn Thị Yến (15 tuổi), ở xã Tam An, huyên Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam tự tử do bị cha mẹ mắng vì kết quả thi lớp 10 thấp. Xác em được phát hiện dưới suối vào sáng 31/7,ba ngày sau khi em bỏ nhà đi. Sau các kỳ thi đại học hoặc thi vượt cấp, có nhiều vụ học sinh tự tử do thi trượt, bị cha mẹ mắng chửi, ruồng rẫy. Những cái chết tức tưởi như vậy vẫn không đủ sức cảnh báo các bậc phụ huynh.
Thi trượt không phải là cái tội bởi các em còn rất nhiều lựa chọn khác để bước vào đời (nguồn ảnh: internet)
Cả xã hội đang mất phương hướng và hoang mang về chuyện học hành của con cái. Gia đình nào cũng lao vào một cuộc chạy đua thành tích học tập, muốn con mình trở thành siêu sao. Nhà này thấy nhà khác cho con học thêm thì nóng ruột phải chạy theo. Người này thấy con người khác vào trường chuyên, lớp chọn thì hoảng hốt bắt con mình phải đạt như vậy. Chạy đua nhưng không dựa vào sức con cái mà ép buộc, áp lực, thậm chí đút tiền để con mình được vào trường tốt cho dù sức học không theo kịp.
Do tự dặt ra áp lực cho mình và con cái, cho nên khi không đạt được, nhiều người mất bình tĩnh dẫn đến hành xử sai lầm. Trước hết là vợ chồng đổ lỗi cho nhau, chồng trách vợ cưng chiều con cái, vợ trách chồng không dành thời gian giáo dục con cái. Nhiều trường hợp chỉ vì đứa con không học hành như ý muốn của cha mẹ mà gia đình mất hạnh phúc, thậm chí đổ vỡ hôn nhân. Cũng có nhiều trường hợp do nhận thức quá thấp, thiếu hiểu biết, dẫn đến chửi rủa, đánh đập mà vụ chồng đâm vợ chết kể trên là một ví dụ điển hình.
Bên cạnh những xung đột với nhau, cha mẹ còn đổ lên đầu con cái những lời nguyền rủa, coi con mình như kẻ phạm tội đối với gia đình, dòng họ. Đứa bé trở thành nạn nhân, đau khổ vì chứng kiến cha mẹ mâu thuẫn, phải chịu đựng những lời chê trách, do đó phải tìm đến cái chết cho yên thân.
Một điều rất giản dị nhưng ít ai bình tâm suy nghĩ, đó là giáo dục con cái không phải chỉ là ép buộc phải đỗ đạt trong một kỳ thi màcả một hành trình lâu dài, công phu. Để con cái học tốt không phải là ép buộc, mắng chửi mà quan tâm chăm sóc, nâng đỡ, che chở ngay cả khi con mình non kém. Các em trượt kỳ thi này sẽ còn kỳ thi khác, không đỗ đạt cao thì trung bình, cuộc đời của các em còn dài, còn rất nhiều thời gian để trưởng thành và thể hiện. Có rất nhiều người học hành bình thường nhưng ra đời thành công rất lớn, ngược lại có nhiều người đỗ đạt cao nhưng không làm được gì nhiều cho bản thân, gia đình và xã hội.
Kỳ thi đại học năm nay có gần nửa trịêu học sinh bị trượt, chẳng lẽ những học sinh này đều bỏ đi hay sao? Các em còn có nhiều cơ hội khác để vươn lên, nhiều cánh cửa để đi vào đời, nếu có sự thông cảm, chia sẻ và hỗ trợ tích cực của cha mẹ thì chắc chắn sẽ thành công.
Theo Dân Trí
61 tuổi vẫn đi thi đại học Từng hai lần thi trượt, bị gia đình phản đối, nhưng ông Nguyễn Văn Minh (61 tuổi, quê Quảng Trị) không nản lòng. Sáng nay thí sinh cao tuổi này dự thi tại ĐH Huế. Ông Minh tranh thủ ôn tập môn Vật lý tại giảng đường Khoa Du lịch. Ảnh: Văn Nguyễn. Ông Nguyễn Văn Minh thường trú tại phường 1, thành...