Thủ tướng Anh thừa nhận Covid-19 lan nhanh ở London, dân đổ xô tích trữ
Thủ tướng Anh Boris Johnson thừa nhận, dịch Covid-19 đang lây lan ở London nhanh hơn. Đưa ra một số khuyến cáo, song chính phủ Anh đến nay chưa có ý định áp dụng lệnh phong tỏa nhằm ứng phó dịch.
Một người đàn ông đeo khẩu trang đi xe buýt ở London, Anh. (Ảnh: Bloomberg)
Reuters cho biết, Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 16/3 thừa nhận, Covid-19 đã vào giai đoạn lây lan khắp nước Anh, và đặc biệt lan nhanh ở London.
“Rõ ràng, đỉnh dịch đang đến nhanh hơn ở một số khu vực của đất nước. Dường như dịch lan nhanh ở London hơn các nơi khác đến vài tuần”, ông Johnson nói và cho biết thêm rằng cứ sau 5-6 ngày số ca mắc Covid-19 có thể tăng gấp đôi.
Người đứng đầu chính phủ Anh kêu gọi người dân hạn chế các hoạt động xã hội, tránh tập trung đông người, tránh các nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, tránh di chuyển trừ trường hợp cần thiết và nên làm việc ở nhà nếu có thể. Ông cũng khuyến cáo các gia đình tự cách ly nếu có thành viên mắc Covid-19.
Ngoài ra, những người trên 70 tuổi, đặc biệt người có bệnh lý nền, cần tự cách ly 12 tuần bắt đầu từ cuối tuần này.
“Những gì chúng tôi công bố hôm nay là sự thay đổi lớn trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta”, ông Johnson nói.
Tuy nhiên, chính phủ Anh chưa có ý định ban bố lệnh phong tỏa giống như nhiều quốc gia khác nhằm đối phó với dịch Covid-19. Tính đến ngày 16/3, Anh ghi nhận 55 ca tử vong và 1.543 ca mắc Covid-19, trong đó London chiếm tới 400 ca. Tại Anh, chỉ những người nhập viện mới được xét nghiệm Covid-19.
Trong khi các quốc gia châu Âu khác đóng cửa toàn bộ trường học, yêu cầu người dân ở trong nhà, thì đến nay chính phủ Anh mới tập trung kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh như rửa tay thường xuyên, tự cách ly nếu có triệu chứng bệnh. Thủ tướng Johnson và các bộ trưởng nội các Anh cho biết, các biện pháp ứng phó này dựa trên sự tư vấn khoa học tốt nhất.
Những kệ hàng trống trơn tại một siêu thị ở Sainsbury, London, Anh. (Ảnh: SCMP)
Video đang HOT
Trong bối cảnh dịch Covid-19 có dấu hiệu lan rộng hơn, nhiều người dân ở Anh những ngày qua đổ xô tích trữ nhu yếu phẩm đề phòng diễn biến dịch tồi tệ hơn nữa. Vài giờ trước phát biểu của Thủ tướng Johnson, các đám đông chen chúc nhau mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở London. Các mặt hàng như giấy vệ sinh, nước khử trùng, thịt gia cầm đều “cháy hàng”.
“Tôi vừa mua thêm men, có sẵn bột mì rồi, nếu tình huống xấu nhất xảy ra tôi vẫn có thể nấu nướng”, một phụ nữ trung niên ở London cho biết. Một người phụ nữ khác cho biết: “Họ mua bất cứ thứ gì có thể. Hãy nhìn xem, không còn lại gì cả”.
Minh Phương
Theo dantri.com.vn/ Reuters
Khoảng trống lãnh đạo của thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19
Các nhà lãnh đạo trên thế giới cuối cùng cũng phải nói về những tác động mà Covid-19, căn bệnh vừa được WHO tuyên bố là đại dịch, gây ra.
Tại Frankfurt, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo rằng virus corona có thể gây ra khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng như năm 2008. Tại Berlin, thủ tướng Đức cho biết 2/3 dân số Đức có thể nhiễm virus. Tại London, thủ tướng Anh tung ra gói cứu trợ trị giá gần 40 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế.
Khi số người nhiễm virus tăng vọt và thị trường tài chính từ Tokyo đến New York thiệt hại nặng nề, các nhà lãnh đạo trên thế giới cuối cùng phải lên tiếng về sự nghiêm trọng của thứ vừa chính thức trở thành đại dịch.
Phản ứng của thế giới cũng thiếu một người chỉ huy, vai trò Mỹ thường đảm nhận trong thời kỳ hậu Thế chiến II.
Du lịch Italy vắng khách vì dịch bệnh. Ảnh: AFP.
"Nên tập trung chống dịch thay vì lo cho kinh tế"
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không làm việc với các lãnh đạo khác để đưa ra một phản ứng chung. Ông thích tuyên truyền về bức tường biên giới của mình hơn là nghe lời khuyên của các chuyên gia y tế của chính ông. Trong một tuyên bố ngày 11/3, ông Trump tuyên bố lệnh cấm người từ châu Âu nhập cảnh trong vòng 30 ngày.
Ông Trump cũng cho rằng châu Âu không có phản ứng phù hợp để ngăn dịch bệnh và nhiều ổ dịch ở Mỹ đến từ châu Âu, nhưng không đưa ra bằng chứng cho sự đổ lỗi này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng thích gọi loại virus này là virus "Vũ Hán", điều sẽ khiến những người Trung Quốc không hài lòng và khiến việc tạo nên phản ứng toàn cầu phức tạp hơn.
Chính sự chê bai khoa học và thôi thúc ngăn người ngoài - điểm chung của các nhà lãnh đạo từ Trung Quốc đến Iran và những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu ở châu Âu - đang gieo rắc sự hoài nghi và khiến mọi người không biết nên tin ai.
Tổng thống Trump gặp gỡ các chủ ngân hàng tại Nhà Trắng hôm 11/3 để thảo luận về phản ứng trước dịch bệnh. Ảnh: New York Times.
Trong lúc đó, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin của Nga và Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia nắm bắt sự rối loạn dịch gây ra để củng cố quyền lực của họ.
Tuy nhiên, chúng ta không thể hy vọng tất cả vào ông Trump hay các lãnh đạo thế giới. Một phần của vấn đề chỉ đơn giản do bản chất của virus Covid-19.
Các công cụ dùng trong các tai họa toàn cầu trước đó không có tác dụng với Covid-19. Các quốc gia điên cuồng thử các phản ứng khác nhau trước dịch bệnh do không rõ phương thức lây lan của virus. Việc thiếu các tiêu chuẩn chung trong xét nghiệm và kiểm dịch đã làm người dân thêm lo lắng và xói mòn niềm tin vào các nhà lãnh đạo.
Vũ khí mà chính phủ sử dụng để xếp lại trật tự sau cuộc tấn công khủng bố 11/9 và cuộc khủng hoảng tài chính 2008 không áp dụng được với việc các nhà máy iPhone bị đóng cửa ở Trung Quốc, thuyền gondola ở Venice không có khách và du thuyền, khách sạn cùng máy bay ế ẩm.
"Bản chất của cuộc khủng hoảng này khác so với năm 2008 bởi vì các công cụ truyền thống không hiệu quả", ông Richard N. Haass, chủ tịch của tổ chức Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nói với New York Times. "Ngay cả khi Mỹ giữ vai trò lãnh đạo, kịch bản có thể không giống như trước đây".
Đối với ông Haass, việc các quốc gia tập trung mạnh mẽ vào hạn chế tác động đến kinh tế là điều dễ hiểu do thị trường đang lao dốc. Ông Haass cho rằng những hành động này vẫn còn sớm. Ông cho rằng các quốc gia cần tập trung làm chậm và giảm sự lây lan của virus trước khi bắt tay vào các chương trình tài chính để sửa chữa thiệt hại kinh tế.
Châu Âu chia rẽ
Vấn đề là ở chỗ những nỗ lực của họ đã trở nên vô ích, trừ vài ngoại lệ. Tại Mỹ, các quan chức không thể có cái nhìn về quy mô của dịch do bộ xét nghiệm không được nghiên cứu và số người được xét nghiệm quá ít, thậm chí vài tuần sau khi ca nhiễm đầu tiên xuất hiện ở nước này.
Ở Italy, các chính trị gia và các chuyên gia y tế cãi vã về việc chính quyền có đang xét nghiệm quá nhiều người ở Lombardy khiến số ca nhiễm bị thổi phồng và dư luận hoang mang hay không. Ngay cả việc so sánh số ca nhiễm của một quốc gia khác với quốc gia khác là gần như không thể vì quy trình xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau trên khắp thế giới, tiến sĩ Chris Smith, chuyên gia về virus học tại Đại học Cambridge cho biết.
Người dân đeo khẩu trang ở vùng Lombardy, Italy, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng của Covid-19 nặng nề nhất thế giới. Ảnh: AP.
Số ca nhiễm ở Trung Quốc tăng vọt khi quốc gia này bắt đầu ghi nhận số ca dương tính dựa trên các triệu chứng thay vì làm xét nghiệm, phương pháp mà hầu hết quốc gia vẫn đang sử dụng. Nhưng ngay cả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng có thể mang lại kết quả khác nhau ở những nơi khác nhau, tùy thuộc vào phương pháp các phòng thí nghiệm sử dụng và cách các nhân viên y tế thu thập, xử lý mẫu vật.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy đã làm giảm động lực hợp tác của các quốc gia. Các nhà lãnh đạo châu Âu, trong cuộc họp tối 10/3, đã đồng ý thành lập một quỹ đầu tư 25 tỷ euro (28,1 tỷ USD) và nới lỏng các quy tắc quản lý các hãng hàng không để kinh tế không sụp đổ.
Tuy nhiên, họ đã thất bại trong việc vượt qua sự phản đối trong nước để chia sẻ các thiết bị y tế như khẩu trang và máy thở vì vấn đề sức khỏe là trách nhiệm của các chính phủ. Đức, Cộng hòa Czech và các quốc gia khác thắt chặt hạn chế xuất khẩu các thiết bị này để dùng trong nước.
"Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết", Thủ tướng Đức Angela Merkel nói. "Chúng ta sẽ không hỏi 'Điều này khiến ta thâm hụt như thế nào?' mỗi ngày nữa".
Đức cũng từ chối yêu cầu cung cấp thiết bị y tế cho Italy để rồi sau đó nhìn Trung Quốc đề nghị viện trợ 2 triệu khẩu trang và 100.000 máy thở cho Italy.
Tại Anh, quốc gia đã rời Liên minh châu Âu vào tháng 1 và là ngoại lệ trong lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump, đã có những lo ngại rằng Anh sẽ không được tiếp cận vắc-xin hoặc sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với các quốc gia châu Âu khác.
Chính phủ Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đang chật vật trong việc tìm cách truyền đạt các rủi ro của dịch bệnh này cho công chúng.
Anh mới chỉ bắt đầu công bố tin tức về các ca nhiễm virus. Ông John Ashton, người từng đứng đầu cơ quan y tế công cộng khu vực tây bắc nước Anh, nói rằng chính phủ nên cung cấp thông tin chi tiết hơn như ở Hong Kong. Hong Kong đã công bố sơ đồ các bệnh nhân mắc bệnh, thời điểm và cách thức họ nhiễm.
"Tôi nghĩ rằng đó là thái độ kẻ cả - họ cần cho công chúng thấy bức tranh toàn cảnh", ông Ashton nói. "Bạn phải đối xử với công chúng như người trưởng thành thay vì không cho họ biết gì cả. Họ gây ra sự hoảng loạn bằng cách không cho công chúng biết thông tin".
Theo news.zing.vn
Thủ tướng Anh dự đoán số ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng Thủ tướng Johnson dự đoán Anh sẽ ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm nCoV, sau khi phát hiện thêm 13 trường hợp, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 36. "Chúng ta đã phát hiện khoảng 35 trường hợp nhiễm bệnh ở đất nước này và rõ ràng các ca nhiễm có thể cao hơn thế. Dịch bệnh hiện nay có khả năng...