Thủ tướng Anh: Brexit có thể không xảy ra
Chấp nhận thỏa thuận Brexit đạt được với Liên minh châu Âu (EU) hoặc đối diện với khả năng Brexit không xảy ra, đó là lời c ảnh báo mà Thủ tướng Anh Theresa May đưa ra nhằm thu hút sự ủng hộ của các nhà lập pháp nước này trước kỳ bỏ phiếu quan trọng về Brexit tổ chức hôm 15/1.
Thủ tướng Anh Theresa May cảnh báo về khả năng Brexit sẽ không xảy ra. (Nguồn: Reuters).
Cảnh báo hậu quả
Trong một bài phát biểu trước công nhân viên làm việc tại nhà máy ở Stoke-on-Trent, khu vực ủng hộ Brexit mạnh mẽ ở Anh, Thủ tướng May nói rằng Quốc hội Anh có trách nhiệm phải tuân theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý lịch sử tổ chức năm 2016, trong đó đa số người dân lựa chọn rời khỏi EU.
“Nếu như phần lớn cử tri lựa chọn ở lại EU thì Liên hiệp Vương quốc Anh (UK) đã phải tiếp tục tư cách thành viên của EU” – Thủ tướng Anh nói – “Không nghi ngờ gì khi vẫn còn sự bất đồng về vấn đề này, nhưng phần lớn người dân lựa chọn rời khỏi EU, dù có xảy ra thêm một cuộc trưng cầu dân ý khác”.
Nhưng bất chấp giọng điệu cứng rắn này, Thủ tướng May có khả năng lớn sẽ hứng chịu thất bại – bởi thỏa thuận mà bà đạt được với EU hiện không giành được sự ủng hộ cả từ những nghị sỹ ủng hộ và phản đối Brexit trong Quốc hội Anh. Trước đó, hồi cuối năm ngoái, bà May đã phải tạm hoãn cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong Quốc hội, vào thời điểm mà thỏa thuận này gần như chắc chắn không được phê chuẩn.
Kể từ đó đến nay, Quốc hội Anh ra sức tìm cách thể hiện quyền lực của mình. Hồi tuần trước, giới nghị sỹ đã bỏ phiếu ủng hộ việc ngăn chặn UK rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào. Họ cũng cho bà May khoảng thời gian chỉ 3 ngày để đưa ra phương án dự phòng trong trường hợp thỏa thuận Brexit không được phê chuẩn trong cuộc bỏ phiếu tổ chức vào ngày hôm nay (15/1).
Video đang HOT
Tranh luận gay gắt
Những người ủng hộ Brexit có quan điểm cứng rắn đã thể hiện sự phẫn nộ khi thỏa thuận đạt được với EU có nguy cơ bị phủ quyết, và khả năng Anh sẽ phải tổ chức lại một cuộc trưng cầu dân ý khác.
Tại các cuộc tuần hành thường thấy diễn ra bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh, nơi mà những người ủng hộ và phản đối Brexit đã “đóng trại” suốt nhiều tháng qua, các nhóm cực hữu chỉ trích giới nghị sỹ – đặc biệt là các thành viên của đảng Bảo thủ của bà May, những người có quan điểm hoài nghi Brexit hoặc ủng hộ việc tổ chức trưng cầu dân ý lần 2.
Trong một bức thư gửi lực lượng Cảnh sát London, giới lập pháp cảnh báo rằng “một số cá nhân có tư tưởng cực hữu ngày càng có giọng điệu đe dọa cùng những hành động phạm pháp” nhằm vào giới chính trị gia, các nhà báo và các nhà hoạt động.
Theo bài phát biểu được chuẩn bị sẵn từ trước, Thủ tướng May đưa ra lời cảnh báo rằng, nếu thỏa thuận Brexit không được Quốc hội thông qua, cuộc tranh luận sâu hơn về vấn đề này sẽ bị hủy và dẫn tới việc một bộ phận lớn cử tri Anh bị vỡ mộng Brexit.
“Tôi yêu cầu các nhà lập pháp cân nhắc tới những hậu quả mà hành động của họ có thể gây ra đối với niềm tin của người dân Anh vào nền dân chủ” – bà May nói – “Sẽ ra sao nếu như chúng ta tự đặt mình trong một tình thế khi mà Quốc hội cố gắng đưa UK ra khỏi EU, bất chấp người dân yêu cầu ở lại?”.
Thủ tướng Anh còn cho rằng nếu thỏa thuận Brexit không được thông qua tại Quốc hội, đó sẽ là lỗi của những nghị sỹ có tư tưởng chống Brexit. “Có một vài người ở Điện Westminster muốn trì hoãn hay thậm chí là ngăn chặn Brexit và những người sử dụng mọi cách để đạt được điều đó” – bà May nói.
“Niềm tin của người dân vào nền dân chủ và các chính trị gia của họ sẽ chịu tổn hại ghê gớm” – bà May nói – “Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm phải thực thi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý”.
Tuy nhiên, dù cho bà May tung đòn công kích nhằm vào nhóm người phản đối Brexit, thách thức lớn nhất của bà lại đến từ chính những nhà lập pháp có tư tưởng ủng hộ Brexit thuộc đảng của bà. Những chính trị gia này phản đối cái mà họ coi là một cuộc “ly hôn” quá mềm mỏng, bởi vậy lên tiếng phản đối thỏa thuận mà bà May đạt được với EU ngay từ đầu.
Khánh Duy
Theo daidoanket
Thỏa thuận Brexit khiến Anh rơi vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan"
Lo ngại thỏa thuận Brexit không được thông qua, Thủ tướng Anh Theresa May đã quyết định tạm hoãn bỏ phiếu tại Hạ viện để bà có thể đàm phán lại với liên minh châu Âu. Tuy nhiên, một quan chức EU nói rằng họ sẽ không thương lượng lại với bà May về việc này.
Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố tạm hoãn bỏ phiếu tại Hạ viện thông qua kế hoạch Brexit (Ảnh: CBS)
BBC đưa tin, Thủ tướng May đã tuyên bố tạm hoãn cuộc bỏ phiếu của Hạ viện Anh do quan ngại thỏa thuận Brexit do bà đề xuất và đã thống nhất được với EU sẽ bị các nghị sĩ bác bỏ.
Theo kế hoạch, Anh chỉ còn khoảng 4 tháng để thống nhất thỏa thuận chia tay với liên minh, trước hạn 29/3/2019. Tuy nhiên, số phận của Brexit đến thời điểm này vẫn chưa được định đoạt, do bà May cần phải cân bằng giữa nội bộ Anh và liên minh châu Âu.
EU đã thông qua đề xuất của bà May, nhưng thỏa thuận này không được lòng giới chính trị Anh vì theo họ Anh gặp bất lợi trong vấn đề Bắc Ireland.
Bà May thừa nhận đây là vấn đề quan trọng và nếu Hạ viện tiếp tục bỏ phiếu, khả năng thỏa thuận Brexit bị bác bỏ là rất cao. Bà tuyên bố sẽ quay trở lại Bỉ để tiếp tục thương lượng với EU.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cho biết EU sẵn sàng thỏa luận với bà May về những cách thức có thể hỗ trợ việc thỏa thuận Brexit được thông qua ở Quốc hội Anh nhưng 27 nước thành viên EU còn lại sẽ không "tái đàm phán" thỏa thuận này.
Phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu EC Mina Andreeva cũng khẳng định lại điều trên, nhấn mạnh thỏa thuận giữa Anh và EU hiện tại là "tốt nhất và duy nhất".
Bà May cũng chưa đề cập tới thời điểm sẽ nối lại việc bỏ phiếu,cho biết việc này tùy thuộc việc Anh đàm phán lại thỏa thuận với EU mất bao lâu. Thủ tướng Anh nói hạn chót để Hạ viện đưa ra ý kiến về thỏa thuận là 21/1/2019 và khẳng định Anh sẽ rời EU theo đúng lịch trình đã định.
Theo BBC, vấn đề Bắc Ireland đang được quan tâm nhiều nhất. Trong thỏa thuận hiện tại, thời hạn Bắc Ireland ở lại trong liên minh châu Âu không được xác định chính xác mà chỉ quy định chung chung là cho đến khi Anh và EU đạt được thỏa thuận.
Mặc dù vậy, các chính trị gia Anh không hài lòng với cụm từ "không được xác định" vì quan ngại Bắc Ireland sẽ ở lại vô thời hạn trong liên minh thuế quan và có thể bị tách khỏi Vương Quốc Anh. Vì vậy, bà May dường như muốn thay đổi lại điều này trong cuộc đàm phán sắp tới tại Bỉ.
Mặt khác, Tòa án Công lý châu Âu ECJ ngày 10/12 công bố một văn bản cho biết Anh có quyền đảo ngược điều 50, quy định cách mà một nước thành viên muốn rời khỏi EU. Điều này có nghĩa là Anh có thể đơn phương ngừng Brexit, rút lại thông báo muốn chia tay với khối. Giới quan sát cho rằng, thông báo của ECJ cung cấp thêm cho Anh một lựa chọn về tương lai của họ trong EU trong kịch bản chính quyền bà May không thể cân bằng giữa nội bộ Anh và liên minh.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ BBC
5 ngày quyết định tương lai Thủ tướng Anh và Thỏa thuận Brexit 5 ngày vận động sự ủng hộ của Nghị viện Anh với Thỏa thuận Brexit sẽ quyết định tương lai của cả Thủ tướng Theresa May và chính thỏa thuận này. Ngày 4/12, Thủ tướng Anh Theresa May sẽ bước vào các cuộc tranh luận 5 ngày để vận động sự ủng hộ của Nghị viện với thỏa thuận Brexit sơ bộ mà...