Thủ tướng Ấn Độ thăm Bhutan ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ thực hiện một cuộc tấn công quyến rũ với nước láng giềng Bhutan với hy vọng ngăn không cho họ rơi vào vòng tay của Trung Quốc.
Tờ Channel News Asia ngày 13/6 đưa tin cho biết, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ thực hiện một cuộc tấn công quyến rũ với nước láng giềng Bhutan với hy vọng ngăn không cho họ rơi vào vòng tay của Trung Quốc khi chọn quốc gia này là nơi dừng chân cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình trên cương vị lãnh đạo mới.
Thủ tướng Modi dự kiến sẽ có chuyến thăm hai ngày đến vương quốc Phật giáo này từ 15/6 và sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp Tshering Tobgay và Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck.
“Chúng tôi vinh dự khi ông (Modi) chọn Bhutan là quốc gia đầu tiên đến thăm,” Thủ tướng Tobgay cho biết. “Đó là tiếng nói về tầm quan trọng ông gắn với khu vực.”
Thủ tướng Narendra Modi (phải) bắt tay Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay tại New Delhi trong lễ nhậm chức.
Video đang HOT
Tobgay là một trong bảy nhà lãnh đạo khu vực đã được Thủ tướng Modi mời tham dự lễ nhậm chức. Theo các nhà phân tích, quyết định chọn Bhutan làm nơi công du đầu tiên đã cho thấy sự đặc biệt chú trọng trong mối quan hệ với quốc gia láng giềng này của chính quyền Modi.
“Bhutan có thể là một quốc gia nhỏ bé, nhưng nó có vị trí chiến lược rất quan trọng và Trung Quốc ở phía bên kia Bhutan”, Ranjit Gupta, một cựu Đại sứ và hiện đang tham gia một sứ mệnh của Liên Hợp Quốc tại Ấn Độ cho biết. “Nếu bạn không quan tâm đến hàng xóm của bạn, họ cũng sẽ không quan tâm tới bạn”.
Ngoài ngoại lệ là Pakistan, Ấn Độ có mối quan hệ khá chặt chẽ với các láng giềng Nam Á của mình trong 6 thập kỷ đầu tiên sau khi giành độc lập. Nhưng các mối quan hệ này với Sri Lanka, Maldives, Nepal và Bangladesh đang suy giảm trong những năm gần đây do các bất đồng về một số vấn đề và do sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tới các quốc gia này đang ngày càng lớn làm lu mờ sự ảnh hưởng của New Delhi.
Ấn Độ cũng đã cắt giảm trợ cấp nhiên liệu trước cuộc bầu cử năm ngoái như một sự khiển trách về việc “thân Bắc Kinh”, mặc dù họ đã được khôi phục sau chiến thắng của ông Tobgay.
Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi các mối đe dọa từ Trung Quốc, quốc gia có chung biên giới với 4 láng giềng của Ấn Độ nổi lên thì New Delhi đã nhận thức được tầm quan trọng thực sự to lớn hơn nữa của các láng giềng. Theo các nhà phân tích, Thủ tướng Modi dự kiến sẽ làm ấm lại các quan hệ này bằng cách tiếp cận thân thiện chứ không phải sự trừng phạt.
Sự lựa chọn Bhutan để đến thăm đầu tiên thay vì Tokyo như đồn đoán, ông Modi một lần nữa đã nhấn mạnh mong muốn cải thiện quan hệ tốt với Bắc Kinh và đã mời Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm.
Tuy nhiên, theo tờ Hindustan Times, chuyến công du tới Bhutan của ông Modi cũng đã chuyển tải tới Bắc Kinh một lời cảnh báo về quyết tâm khôi phục phạm vi ảnh hưởng của New Delhi.
Bằng chứng là trong khi ông Modi đang hướng tới Bhutan, Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj mình đã chọn Bangladesh cho chuyến đi đầu tiên của bà./
Theo Giáo Dục
Trung Quốc tuyên bố kết thúc tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa tuyên bố nước này đã sẵn sàng cho thỏa thuận cuối cùng về tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ và đã chuẩn bị tăng cường đầu tư ở quốc gia Nam Á này nếu các quy định thương mại được nới lỏng.
Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại New Delhi ngày 9.6 - Ảnh: AFP
"Qua nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã nhất trí về một số điểm cơ bản cho thỏa thuận biên giới và chuẩn bị tiến tới thỏa thuận cuối cùng", ông Vương tuyên bố trong chuyến thăm Ấn Độ mới đây, với tư cách là đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, ông Vương không cung cấp chi tiết, tờ South China Morning Post đưa tin hôm nay 11.6.
Ông Vương còn nhấn mạnh các công ty Trung Quốc sẽ chuẩn bị đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Ấn Độ và hai bên đã nhất trí nới lỏng các quy định về thị thực.
"Quan hệ hợp tác Trung - Ấn như một kho báu khổng lồ bị chôn vùi đang chờ được khai quật. Tiềm năng là rất lớn", Ngoại trưởng Vương khẳng định.
South China Morning Post không nói rõ phản ứng của Ấn Độ về tuyên bố trên của ông Vương. Tuy nhiên, ngay trước buổi tiếp ông Vương, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra cam kết theo đuổi một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn và "can dự năng động hơn" với Trung Quốc, theo AFP.
Giới quan sát cho rằng Bắc Kinh muốn giải quyết căng thẳng với New Delhi vì quan hệ của Trung Quốc với Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á đang trở nên tồi tệ do tranh chấp chủ quyền biển.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc thủ thỉ làm thân, Ấn Độ cứng rắn Trong khi Ngoại trưởng TQ thủ thỉ hai nước là &'hàng xóm thân thiện' thì Ấn Độ có bước đi lớn nhằm tăng cường phòng thủ dọc biên giới với TQ. Tờ Indian Express ngày 10/6 cho biết, Ấn Độ đang lên kế hoạch thiết lập 54 đồn biên phòng mới cho lực lượng Cảnh sát Biên giới Ấn Độ-Tây Tạng (ITBP) tại...