Thủ tục chuyển mạng giữ số thế nào, mất bao nhiêu tiền?
Để có thể chuyển mạng giữ số, khách hàng sẽ phải đóng một khoản cước chuyển mạng…
Để thực hiện chuyển mạng giữ số, khách hàng chỉ phải làm thủ tục một lần tại điểm giao dịch của nhà mạng chuyển đến
Theo báo Tiền Phong, ngày 16/11, ba nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone sẽ chính thức triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ số (gọi tắt là MNP) dành cho các thuê bao trả sau. Sau 3 tháng, sẽ mở rộng với thuê bao trả trước. Riêng nhà mạng Gmobile không tham gia dịch vụ, trong khi Vietnamobile tham gia từ 1/1/2019.
Để thực hiện chuyển mạng giữ số, khách hàng chỉ phải làm thủ tục một lần tại điểm giao dịch của nhà mạng chuyển đến. Ví dụ khách hàng của Viettel muốn chuyển sang VinaPhone sẽ đến điểm giao dịch của nhà mạng VinaPhone để làm thủ tục. Sau đó nhà mạng VinaPhone sẽ chủ động liên hệ với Viettel để chuyển mạng cho khách hàng. Quá trình chuyển đổi này có thể gây gián đoạn dịch vụ tối đa là 2 tiếng. Tuy nhiên, theo đại diện của VinaPhone, quá trình thử nghiệm của 3 nhà mạng cho thấy, thời gian gián đoạn dịch vụ ngắn hơn nhiều thời gian cho phép.
Video đang HOT
Để có thể chuyển mạng giữ số, khách hàng sẽ phải đóng một khoản cước chuyển mạng 60.000 đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải, đây là mức cước Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng các doanh nghiệp bao gồm. Ngoài cước này, khách hàng không phải trả thêm gì.
Giá cước cuối cùng sẽ do các nhà mạng thống nhất, công bố, niêm yết công khai, áp dụng chung mức cước và các điều khoản sử dụng dịch vụ chuyển mạng. Tuy nhiên, cước dịch vụ chuyển mạng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo việc chuyển mạng không có tác động tiêu cực đến thị trường dịch vụ thông tin di động mặt đất.
Cước dịch vụ chuyển mạng được sử dụng để chi trả cho Doanh nghiệp chuyển đi, Doanh nghiệp chuyển đến và Trung tâm Hỗ trợ phát triển mạng và dịch vụ.
Cũng theo báo Đầu tư, hiện trên thị trường có khoảng 120 triệu thuê bao di động, trong đó khoảng 8 triệu thuê bao trả sau. Trên thực tế, nhu cầu chuyển mạng giữ số sẽ tập trung vào các thuê bao của các nhà mạng nhỏ có chất lượng và vùng phủ sóng 3G-4G ít hơn chuyển sang nhà mạng có vùng phủ tốt hơn và giá rẻ hơn. Vì vậy, việc triển khai chuyển mạng giữ số sẽ là cuộc đua giữ khách hàng không rời mạng của các nhà mạng. Trong cuộc đua này, ngoài yếu tố kỹ thuật như chất lượng mạng, vùng phủ sóng, thì vấn đề ưu đãi giá cước, data, chăm sóc khách hàng sẽ quyết định việc nhà mạng có mất thêm thuê bao hay không.
Theo Báo Mới
Phí chuyển mạng giữ nguyên số là 120.000 đồng
Ngày 16/11, ba nhà mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam là VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (Mobile Number Portibility - MNP) cho khách hàng. Hiện dự kiến phí rời mạng là 60.000 đồng và mức phí chuyển đến sử dụng mạng mới là 60.000 đồng. Như vậy tổng chi phí chuyển mạng giữ số là 120.000 đồng
Đây là dịch vụ giúp người dùng di động có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ di động mà không phải thay đổi số thuê bao. Như vậy, một số thuê bao di động của mạng này khi chuyển sang sử dụng mạng khác thì được giữ nguyên dãy 10 số.
Việc chuyển mạng giữ số sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng khi họ muốn thay đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Đây cũng là một trong số những nội dung mà Việt Nam đã cam kết tham gia trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo thống kê Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến tháng 5/2018, Việt Nam có xấp xỉ 124 triệu thuê bao di động. Trong đó, số thuê bao trả sau chiếm khoảng 8 triệu thuê bao, tương đương 7% tổng số thuê bao.
Đến thời điểm này, các nhà mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone đều khẳng định sẽ triển khai chuyển mạng giữ số theo đúng lộ trình cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước hết, ba nhà mạng này sẽ cung cấp dịch vụ này cho các thuê bao trả sau từ ngày 16/11 tới. Các thuê bao trả trước sẽ được triển khai tiếp vào đầu năm 2019.
Theo Thông tư 35/2017/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động phải niêm yết công khai mức cước và các điều khoản sử dụng dịch vụ chuyển mạng. Mức cước chuyển mạng được tính theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo bù đắp một phần chi phí của doanh nghiệp lấy đi, doanh nghiệp chuyển đến.
Đại diện Cục Viễn thông cho biết, cước dịch vụ chuyển mạng sẽ do nhà mạng tự quy định. Cước dịch vụ chuyển mạng không được hoàn trả trừ trường hợp chuyển mạng không thành công do lỗi kỹ thuật của hệ thống. Mức cước dịch vụ chuyển mạng có thể sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp viễn thông được quyền từ chối chuyển mạng đối với các thuê bao có thông tin đăng ký dịch vụ không chính xác, đang có khiếu nại, tranh chấp việc sử dụng dịch vụ hoặc vi phạm hợp đồng. Do đó, đây cũng là công cụ khuyến khích người sử dụng dịch vụ đăng ký chính xác thông tin thuê bao, góp phần giảm thiểu sim rác, giúp công tác quản lý thuê bao được chặt chẽ hơn.
Thủ tục chuyển đổi là 45 ngày để thuê bao hoàn tất các thủ tục, cam kết với nhà mạng đang sử dụng trước khi chuyển sang nhà mạng mới. Lưu ý là sau khi chuyển mạng giữ số thành công thì tất cả các dịch vụ mà thuê bao đang sử dụng của nhà mạng trước đều bị hủy hết, khách hàng phải đăng ký mới mọi dịch vụ, kể cả dịch vụ dữ liệu 3G/4G. Ngoài ra, thời gian tối thiểu giữa 2 lần chuyển mạng giữ số liên tục của 1 thuê bao là 90 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ).
Theo Báo Mới
Đừng ngạc nhiên khi từ hôm nay không gọi được thuê bao 11 số Đơn giản vì các nhà mạng đã chính thức cắt liên lạc với tất cả thuê bao 11 số từ hôm nay. Theo kế hoạch chuyển đổi mã mạng của Bộ TT&TT, từ 0h ngày 15/11/2018, các doanh nghiệp viễn thông VNPT/VinaPhone, Viettel, MobiFone, Vietnamobile và GTel sẽ ngừng quay số song song đối với các thuê bao di động 11 số đã...