Thứ trưởng Xây dựng quan ngại NH cho vay “dồn cục” vào vài dự án lớn
“Dù nằm trong giới hạn an toàn nhưng có biểu hiện tín dụng BĐS đổ nhiều vào phân khúc cao cấp và thậm chí là tập trung vào 1 số dự án lớn của một số chủ đầu tư, đây là điều đáng quan ngại” – Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy nói.
Ông Đỗ Đức Duy đã nhận định như trên trong cuộc họp ngày 6/10 tại TP.HCM. Đây là buổi họp về tình hình quản lý xây dựng tại địa bàn TP với sự tham gia của các lãnh đạo cao nhất Bộ Xây dựng và TP.HCM.
Một chung cư cao cấp tại TP.HCM
Tại buổi họp, khi được Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đề nghị cho ý kiến, ông Đỗ Đức Duy – Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định rằng TP.HCM là đô thị có thị trường bất động sản (BĐS) sôi động nhất, do đó những biến động tại đây cũng sẽ tác động đến thị trường của cả nước.
Số liệu thống kê cho thấy cả nước có hơn 4.140 dự án với quy mô vốn khoảng 4,5 triệu tỉ đồng, diện tích dự án 103.000ha với 460 triệu m2 sàn, tương đương 3tr căn hộ. Trong khi đó riêng TP.HCM đã có 1.219 dự án với tổng diện tích 5.000ha, 45 triệu m2 sàn, tương đương 316 ngàn căn.
“Với quy mô như vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường của cả nước, do đó việc quản lý kiểm soát thị trường tại TP.HCM rất quan trọng’ – ông Duy cho hay.
Nhận định về thị trường BĐS tại đây ông Duy cho biết hiện đang có xu thế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của 2015, với giá tương đối ổn định, chưa tăng nóng, tuy nhiên đã xuất hiện tăng giá thông qua chủ đầu tư thứ cấp hoặc môi giới.
Ông cũng cho rằng việc cung cầu tại TP đang có biểu hiện “lệch pha” khi dư thừa phân khúc cao cấp nhưng lại thiếu phân khúc bình dân giá rẻ, và nếu TP không kiểm soát tốt tốc độ đầu tư thì có khả năng cung vượt cầu ở phân khúc cao cấp là xảy ra trong tương lai gần.
Video đang HOT
Riêng về tín dụng, Thứ trưởng Duy cho biết hiện tín dụng trong BĐS của toàn hệ thống chiếm khoảng 10%, và như vậy vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế (khoảng 12%). Tuy nhiên ông nhận định rằng tỷ lệ này đang tiệm cận đến giới hạn mà “hết sức phải quan tâm”.
“Dù nằm trong giới hạn an toàn nhưng có biểu hiện tín dụng BĐS đổ nhiều vào phân khúc cao cấp và thậm chí là tập trung vào 1 số dự án lớn của một số chủ đầu tư, đây là điều đáng quan ngại. Thị trường tăng trưởng ổn định nhưng tiềm ẩn rủi ro nếu TP không kiểm soát tốt” – ông Duy cho biết.
Từ các lập luận trên ông Duy kiến nghị TP quan tâm quản lý kiểm soát thị trường bằng cách thực hiện ba nhóm công cụ chính bao gồm:
Thứ nhất là quy hoạch đô thị, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển nhà ở để điều tiết được quy mô và cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là nguồn cung của đất đai trong thị trường sơ cấp. Thứ 2 là sử dụng các công cụ về thuế, chính sách tài khóa và tín dụng. Thứ ba là kiểm soát mức độ rủi ro trên thị trường bằng cách đưa các điều kiện gia nhập thị trường của các doanh nghiệp như: điều kiện huy động vốn, điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai…
“Đề nghị TP tập trung vào các nhóm công cụ kiểm soát này, trước hết sớm ban hành kế hoạch phát triển nhà ở vì chỉ khi đó mới xác định được nguồn cung bao nhiêu, nhu cầu bao nhiêu và chúng ta mới có quyết định nguồn cung đưa ra thị trường” – ông chia sẻ và cho biết Bộ đánh giá rất cao vừa rồi TP đã công khai các dự án đang thế chấp tại ngân hàng, theo ông “đây chính là vai trò của nhà nước và các sở ban ngành trong việc kiểm soát rủi ro”.
“Hiện TP có 51 dự án nhà ở xã hội, chiếm khoảng 3% diện tích của toàn dự án bất động sản, với quy mô khoảng 48.000 căn hộ. Tuy nhiên đây chủ yếu là các dự án quy mô nhỏ và thiếu rất nhiều so với nhu cầu. Số liệu Viện nghiên cứu phát triển TP cho biết từ nay đến năm 2020 nhu cầu là 81.000 căn nên đề nghị TP quan tâm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, quy hoạch các khu nhà ở xã hội, và rà soát lại quỹ đất, dành cho các dự án nhà ở xã hội (theo quy định phải chiếm 20% trong các dự án nhà ở thương mại)”. “TP muốn chỉ định chủ đầu tư khi cải tạo chung cư cũ thì nên có quy hoạch trước khi thực hiện. Kinh nghiệm ở Hà Nội cho thấy nếu chỉ định chủ đầu tư rồi chủ đầu tư mới lập quy hoạch và xác định quy mô rồi đàm phán với người dân thì rất khó, nếu ta lập được quy hoạch và công khai các chỉ tiêu thì lúc ấy dù là chủ đầu tư nào miễn có đủ năng lực sẽ được lựa chọn, khi đó đề xuất chủ đầu tư sẽ thuyết phục hơn” – Thứ trưởng Đỗ Đức Duy.
Theo Nguyễn Cường (Infonet)
Lỗ hổng lớn trong quản lý nhà ở xã hội
Lỗ hông trong quản lý nhà ở xã hội không được khắc phục sẽ khiến việc phát triên nhà ở cho người thu nhâp thâp mất đi tính hiệu quả.
Theo quy định hiện nay, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vừa là người xây dựng, phân phối và vừa quản lý sau này. Trong khi chủ đầu tư có toàn quyền trong việc xét duyệt hồ sơ, lập danh sách mua nhà, thì các cơ quan quản lý lại chưa sâu sát trong vấn đề thanh tra, hậu kiểm, dẫn đến nhiều lo ngại về việc bán nhà ở xã hội chưa đúng đối tượng. Nếu những lỗ hổng trong việc quản lý loại nhà này không được khắc phục, thì chính sách phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị sẽ khó đạt hiệu quả.
Việc nhận và lập danh sách, xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội còn nhiều điều khuất tất. (Ảnh minh họa: KT)
Tháng 9 vừa qua, phân khúc nhà giá rẻ tại Hà Nội "nóng" khi 101 căn nhà ở xã hội của dự án 622 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng chính thức được bốc thăm. Tỷ lệ chọi cao vì có hàng trăm người tham dự, không khí bốc thăm căng thẳng chẳng khác gì thi đại học.
Điều đáng nói là nhiều khách hàng phản ánh "cò bất động sản" làm việc rất nhiệt tình trong buổi bốc thăm. Khách hàng nào bốc trúng căn hộ là ngay lập tức, không rõ là môi giới hay người của chủ đầu tư đến gặp trực tiếp và gọi điện thoại liên tục tư vấn về việc bán lại căn hộ đó để hưởng số tiền chênh lệch từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng.
Một khách hàng mua nhà tại dự án này cho biết: "Sau khi bốc thăm xong có rất nhiều số điện thoại lạ gọi cho tôi với mục đích hỏi muốn mua lại căn hộ của tôi. Nhưng tôi chưa có nhà ở, và mua được nhà ở vị trí này là rất may mắn nên tôi nhất quyết trả lời là không mua bán".
Nhiều khách hàng đã phát hiện ra những điều khá bất thường trong việc xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tại dự án này. Theo một khách hàng, thời điểm "chốt hạ" danh sách, số thứ tự là hơn 300, thì đến ngày bốc thăm, không hiểu sao có thêm gần trăm hồ sơ nữa lọt vào danh sách.
"Thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ mua dự án 622 Minh Khai chỉ có 332 hồ sơ, nhưng sau đấy 3 ngày thì số hồ sơ lại lên tới 430. Không hiểu là 98 hồ sơ đấy phát sinh ở đâu ra? Đây là dấu chấm hỏi rất lớn với những người muốn mua nhà tại dự án đấy, vì số hồ sơ càng cao tức là tỷ lệ chọi càng cao và hy vọng mua nhà của người dân càng thấp", một khách hàng cho biết.
Sự việc tại dự án 622 Minh Khai góp thêm nhiều nghi ngại về việc nhận, lập danh sách, xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội và tổ chức bốc thăm để được mua căn hộ. Trong khi đó, các chủ đầu tư cũng như lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội luôn khẳng định, việc xét duyệt hồ sơ và lập danh sách mua nhà ở xã hội được thực hiện chặt chẽ, công khai, minh bạch.
Theo đúng quy trình, sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ từ các khách hàng có nhu cầu, chủ đầu tư nhà ở xã hội xem xét từng hồ sơ, chấm điểm theo quy định, tổ chức bốc thăm và lập danh sách những người được mua, thuê mua nhà ở xã hội thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư rồi gửi về Sở Xây dựng.
Theo đó, Sở Xây dựng có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử, sau 15 ngày nếu không có ý kiến gì phản hồi, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với người mua nhà.
Như vậy, với quy định hiện nay, chủ đầu tư vừa là người xây dựng, phân phối dự án và vừa quản lý sau này. Theo nhiều chuyên gia, quy định này đang tạo ra lỗ hổng trong việc xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư có toàn quyền quyết định.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng cho biết, đây là nguyên nhân dẫn đến những hành vi trục lợi nhà ở xã hội trong thời gian vừa qua.
"Nhà ở xã hội và cả gói 30.000 tỷ đang bị lợi dụng rất nhiều, vì đã giao cho các chủ đầu tư quyền xét duyệt danh sách để bán. Tốt nhất là việc này phải có một tổ công tác hay một nhóm xét duyệt, chứ giao tất cho chủ đầu tư thì rất dễ sai đối tượng, thậm chí đưa cả họ hàng vào danh sách. Ngay danh sách đã sai rồi", ông Hùng chia sẻ.
Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, việc quản lý nhà ở xã hội của các cơ quan chức năng chưa nghiêm, dẫn đến chủ đầu tư có "cơ hội" để lọt vào danh sách mua nhà những người không đúng đối tượng.
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định: "Trong quy định Nhà nước có chính sách hậu kiểm, nếu phát hiện những đối tượng mua nhà không đúng tất cả các quy trình đều phải hủy bỏ. Trách nhiệm thẩm tra không đúng thuộc về Sở Xây dựng, hoặc chủ đầu tư chịu trách nhiệm về danh sách đề xuất lên Sở Xây dựng. Nếu còn có lỗ hổng, sơ hở thì vấn đề cần để khắc phục chính là phải kiểm tra lại các quy trình".
Sự việc bố đẻ của Tổng Giám đốc, người nhà của lãnh đạo đơn vị làm chủ đầu tư lọt vào danh sách mua nhà ở xã hội đã làm xôn xao dư luận trong thời gian qua là do báo chí phát hiện, chứ không phải do thanh tra, hậu kiểm.
Gần đây, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra đột xuất dự án nhà ở xã hội tại 30 Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) sau khi có phản ánh của dư luận về việc nhiều căn hộ tại dự án này bị đập thông nhau, nhưng kết quả chưa được công khai.
Khi quỹ nhà ở xã hội còn ít, nhu cầu mua nhà của người thu nhập thấp rất lớn, thì việc để tồn tại những lỗ hổng trong quản lý, tạo điều kiện cho các hành vi trục lợi, bán nhà ở xã hội cho người không thực sự có nhu cầu là điều không thể chấp nhận được./.
Theo_VOV
DRH bỏ phân bón "đánh cược" với bất động sản Chiều 22/9, Đại hội cổ đông bất thường lần 1 năm 2016, DRH đã quyết định chuyển hướng kinh doanh chủ lực từ phân bón qua bất động sản. Tại đại hội này, DRH (Công ty Cổ phần Căn Nhà Mơ Ước) xin ý kiến cổ đông tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Khoán sản Bình...