Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái: “Mong được nhân dân chia sẻ, thông cảm”
Xung quanh việc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ra văn bản và thu hồi văn bản yêu cầu kiểm điểm ông Huỳnh Tấn Vinh – Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng gây xôn xao dư luận trong những ngày vừa qua, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã có những trao đổi thẳng thắn với Dân Việt chiều ngày 5.6 về sự cố đáng tiếc này.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, trả lời báo Dân Việt chiều ngày 5.6 tại Bộ VHTTDL. (Ảnh: Thanh Hà)
Thưa ông, ngày 2.6 ông đã ký 1 văn bản yêu cầu ông Huỳnh Tấn Vinh giải trình về những ý kiến phát biểu tại buổi tọa đàm và ngay sau đó, vào ngày 4.6, ông lại ký một văn bản thu hồi văn bản ngày 2.6. Vậy ông giải thích gì về việc này?
- Chiều tối thứ 6, ngày 2.6, tôi được Bộ VHTTDL phân công phát biểu tại lễ kỷ niệm 71 năm Quốc khánh Ý, tổ chức ở Bảo tàng các Dân tộc Việt Nam. Khoảng 18h, tôi nhận được điện thoại của Tổng Cục trưởng Cục Du lịch nói rằng Tổng cục có văn bản cần ký gấp, nội dung xung quanh việc quy hoạch bán đảo Sơn Trà.
Tôi đã hẹn với lãnh đạo Tổng cục hơn 18h30 sẽ gặp tại bảo tàng để xem xét. Nhưng sau khi xem văn bản thì tôi không đồng ý bởi trong văn bản có những nội dung khá phức tạp. Tôi cũng chưa rõ mục đích của văn bản nên đã đề nghị làm rõ.
Tuy nhiên Tổng Cục trưởng Cục Du lịch nói đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Vì vậy tôi nói rằng nếu đây là ý kiến của Phó Thủ tướng thì tôi sẽ xem xét ký nhưng phải chỉnh sửa lại cho mềm mại.
Sau khi ký, ngày thứ 7 (3.6), tôi cũng không an tâm và quả nhiên đến sáng Chủ nhật (4.6), vấn đề này đã gây xôn xao trên cộng đồng mạng.
Ngay sau đó chính anh Huỳnh Tấn Vinh đã gọi điện hỏi tôi tại sao lại ký như vậy? Tôi chỉ trả lời là vì có sự chỉ đạo. Tôi đã phát hiện ra một số sai sót về nội dung và từ ngữ, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Vì vậy, Bộ đã lập tức có văn bản thu hồi văn bản trên trong ngày 4.6.
Thưa ông, sau khi đọc văn bản ngày 2.6 gửi Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, ông đã cảm thấy còn có vướng mắc, vậy tại sao ông không điện thoại cho Phó Thủ tướng để hỏi lại cho rõ?
- Tôi rất tiếc khi phải nói rằng đây là một sự cố bất khả kháng. Tuy nhiên, tôi không nhận được chỉ đạo của Phó Thủ tướng mà chỉ thông qua Tổng cục Du lịch.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Tổng cục Du lịch trao đổi, làm rõ kiến nghị của ông Huỳnh Tấn Vinh về tính pháp lý liên quan tới Bán đảo Sơn Trà bằng văn bản. Tuy nhiên, Tổng cục Du lịch đã hiểu không đúng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vì thế đã để xảy ra sự cố khi ban hành văn bản ngày 2.6.
Còn bạn hỏi vì sao tôi không điện thoại cho Phó Thủ tướng? Tôi xin trả lời là do lúc đó cũng đã là đêm muộn. Hơn nữa, tôi tin tưởng vào Tổng cục Du lịch.
Ông Huỳnh Tấn Vinh – Chủ tịch Hiệp hội du lịch TP Đà Nẵng. (Ảnh tư liệu)
Khi Tổng Cục Du lịch trình văn bản gửi Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng cho ông ký, họ có nói với ông đó văn bản hỏa tốc không thưa Thứ trưởng?
- Tổng cục Du lịch không gửi bản hỏa tốc, mà đề là cần ký gấp. Nếu như đây không phải ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thì tôi sẽ không ký vào thời điểm tối ngày 2.6 mà sẽ để vào ngày hôm sau cho đúng quy trình thủ tục văn bản hành chính.
Vậy để đúng quy trình thủ tục văn bản sẽ phải như thế nào, thưa Thứ trưởng?
- Nếu đúng quy trình cần phải có bộ hồ sơ, sau đó Tổng cục Du lịch sẽ trình qua Văn phòng của Bộ VHTTDL. Sau đó sẽ có chuyên viên văn phòng thẩm định văn bản rồi mới trình tôi xem xét và ký.
Thực ra cũng có nhiều văn bản cần ký gấp, sự việc cần giải quyết nhanh. Chúng tôi cũng đã phải giải quyết ký gấp như vậy. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên đã xảy ra sự việc đáng tiếc trong việc thu hồi văn bản.
Thưa ông đến thời điểm hiện tại, Bộ VHTTDL đã truy cứu trách nhiệm của đơn vị trình văn bản là Tổng Cục Du lịch, cụ thể là truy cứu trách nhiệm cá nhân nào?
- Trong ngày hôm nay, 5.6 Bộ VHTTDL đã gửi thông cáo báo chí tới các báo về quan điểm của Bộ về sự việc này. Dự kiến cũng trong chiều nay 5.6, Bộ VHTTDL sẽ ra văn bản chỉ đạo Tổng cục Du lịch làm kiểm điểm các cá nhân có liên quan tới sự cố đáng tiếc này.
Liên quan đến quy hoạch bán đảo Sơn Trà, thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục làm gì? Cá nhân ông muốn nói gì thêm qua sự việc vừa rồi?
- Thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng và các đơn vị liên quan tổ chức tọa đàm tại TP Đà Nẵng về phát triển bền vững tại Khu du lịch quốc gia Sơn Trà để tiếp tục trao đổi, lắng nghe ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học. Bộ tổ chức với tinh thần cầu thị cao nhất và mong rằng tiếp tục nhận được sự chia sẻ, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân.
Hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã giao các bộ, ngành liên quan tiếp tục xem xét, báo cáo về cơ sở pháp lý và số liệu của các lĩnh vực liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà.
Tôi nhận trách nhiệm về những sơ suất tại Công văn 2383/BVHTTDL-TCDL. Tôi nhận trách nhiệm trước Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Tôi cũng đã xin lỗi Hiệp hội du lịch TP Đà Nẵng và cá nhân anh Huỳnh Tấn Vinh. Tôi mong nhận được sự chia sẻ và thông cảm của nhân dân về sự cố đáng tiếc này.
Nhìn lại sự cố vừa xảy ra, điều ông rút ra cho bản thân là gì?
Đây là một bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với tôi. Bởi khi Tổng cục Du lịch nói, đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, thì tôi có niềm tin vào ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Đồng tôi cũng có niềm tin đối với Tổng cục Du lịch. Vì vậy đây là một bài học cho tôi cũng như Tổng cục Du lịch.
Xin cảm ơn ông!
Thưa ông, khi ông Huỳnh Tấn Vinh nhận được lời xin lỗi của ông, ông Vinh đã phản ứng thế nào? – Tôi đã đọc lời chia sẻ của ông Huỳnh Tấn Vinh trên trang cá nhân của anh ấy. Anh Vinh cũng chấp nhận lời xin lỗi của tôi. Tôi xin nhận trách nhiệm về những sơ suất tại Công văn 2383/BVHTTDL-TCDL. Tôi nhận trách nhiệm trước Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Tôi cũng đã xin lỗi Hiệp hội du lịch TP Đà Nẵng và cá nhân anh Huỳnh Tấn Vinh. Tôi mong nhận được sự chia sẻ và thông cảm của nhân dân về sự cố đáng tiếc này.
Theo Danviet
Quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc
Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam xác định Trung Quốc là nguồn khách du lịch trọng điểm, chúng ta cần chú trọng xúc tiến, quảng bá tại thị trường này...
Một số điểm đến nổi bật của Việt Nam như Hà Nội, Nha Trang, Vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Nghệ An... vừa được Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức giới thiệu tại 4 thành phố Nam Ninh, Phúc Châu, Nam Kinh, Hợp Phì của Trung Quốc.
Tăng trưởng cao
Du khách Trung Quốc đến Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh: T.L
Với dân số hơn 1,3 tỷ người, kinh tế tăng trưởng mạnh và chất lượng cuộc sống ngày càng cao, mỗi năm Trung Quốc có 122 triệu người đi du lịch. Dự kiến con số này sẽ đạt 220 triệu người vào năm 2025. Trong đó, Việt Nam được xem là điểm đến lý tưởng và có mức chi tiêu phù hợp nên lượng khách từ thị trường này còn tiếp tục tăng mạnh.
Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong những năm gần đây, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng mạnh và luôn dẫn đầu trong số các thị trường gửi khách đến Việt Nam về số lượng, tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2016, Việt Nam đã đón khoảng 2,7 triệu lượt khách Trung Quốc, chiếm gần 27% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Lượng khách Việt Nam sang Trung Quốc cũng đạt gần 2 triệu lượt. Riêng 5 tháng đầu năm 2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 5,2 triệu lượt, trong đó khách Trung Quốc chiếm 1,57 triệu lượt, tăng 55,7% so với cùng kỳ.
Ông Ngô Hoài Chung- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng, con số trên thể hiện du lịch Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm của du khách Trung Quốc, sự liên kết giữa hai thị trường hiệu quả... Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Trung Quốc đến Việt Nam, khuyến khích doanh nghiệp du lịch hai nước hợp tác kinh doanh theo đúng pháp luật.
Theo ông Chung, về phía ngành du lịch Việt Nam đã và đang tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng sản phẩm, đầu tư xây dựng nhiều khách sạn cao cấp, cơ sở vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, nâng cao ứng xử văn hóa du lịch... đáp ứng nhu cầu của du khách khi chọn Việt Nam là điểm đến.
Chấn chỉnh hoạt động lữ hành
Trong chương trình giới thiệu, quảng bá du lịch Việt Nam do Tổng cục Du lịch Việt Nam vừa tổ chức mới đây tại các thành phố của Trung Quốc, các nhà quản lý phát triển du lịch Trung Quốc đều đánh giá cao sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch Việt Nam trong những năm qua. Đồng thời nhận định Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng, kết hợp được nhiều vẻ đẹp huyền bí châu Á và tráng lệ châu Âu. Hàng năm, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam tăng vì những điểm du lịch của Việt Nam như Mũi Né, Nha Trang, Vịnh Hạ Long, Phú Quốc, Hà Nội, Đà Nẵng... thực sự thu hút du khách.
Ông Tô Khánh Từ- Phó cục trưởng Cục Du lịch Phúc Kiến (Trung Quốc) nhấn mạnh, hiện tại có thêm đường bay Phúc Châu (Trung Quốc) - TP.Hồ Chí Minh (Việt Nam) đã tạo điều kiện đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn cho du khách. Hy vọng, thời gian tới tiềm năng, sản phẩm du lịch Việt Nam sẽ được du khách Phúc Kiến biết đến nhiều hơn.
Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách tăng cao, bên cạnh cơ hội cũng đặt ra không ít thách thức trong việc quản lý, cung cấp cơ sở vật chất, dịch vụ tại các điểm tham quan, du lịch. Đặc biệt là việc quản lý, chấn chỉnh hoạt động của những "tour giá rẻ", "tour 0 đồng"... Nhằm hạn chế tình trạng này, Tổng cục Du lịch Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch và thúc đẩy việc trao đổi khách giữa hai bên.
Theo Danviet
Quy hoạch Sơn Trà: Đà Nẵng, TC Du lịch cần công khai thông tin Những ngày qua dư luận đặc biệt quan tâm và bày tỏ bức xúc về Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà, địa điểm được coi là "lá phổi xanh" của TP Đà Nẵng. Vấn đề càng nóng hơn sau cuộc "họp kín" của Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng với khẳng định...