Thứ trưởng GTVT giới thiệu kinh nghiệm cải cách hành chính
“Cán bộ trong ngành GTVT nếu trước kia ngồi thì nay phải đứng, nếu đứng thì phải đi, mà đi thì phải chạy, thậm chí chạy nhanh mới có thể hoàn thành công việc, nhiệm vụ của mình”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết.
Theo số liệu thống kê về chỉ số cải cách hành chính năm 2013 mà Bộ Nội vụ vừa công bố, Bộ GTVT là đơn vị dẫn đầu bảng trong số 19 bộ ngành với chỉ số đạt 81,06%,
Đây là kết quả sau hàng loạt nỗ lực của lãnh đạo Bộ GTVT để đánh giá chính xác nhất năng lực làm việc của cán bộ, công chức, đồng thời hạn chế tối đa nhũng nhiễu, tiêu cực.
Nói về lý do Bộ GTVT đạt được kết quả này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết trên báo Giao thông vận tải: “Nhiều người nói vui với tôi, cán bộ trong ngành GTVT nếu trước kia ngồi thì nay phải đứng, nếu đứng thì phải đi, mà đi thì phải chạy, thậm chí chạy nhanh mới có thể hoàn thành công việc, nhiệm vụ của mình. CCHC triệt để rõ người, rõ việc, tránh tư tưởng đùn đẩy, trông chờ, ỷ lại”.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường. Ảnh: GTVT
Theo Thứ trưởng GTVT, khi thực hiện công tác CCHC thông qua các bộ quy chuẩn rõ ràng, sẽ đánh giá chính xác nhất từng vị trí cán bộ trong bộ máy, từ đó tạo sự thay đổi căn bản hoạt động của cán bộ, nhân viên, chuyển từ thụ động giao việc sang chủ động từ suy nghĩ để hoàn thành công việc. Việc đó cũng giúp cán bộ, nhân viên trong từng ngành, từng cấp tích cực làm việc và khẳng định giá trị, năng lực của bản thân trong bộ máy. Qua đó, những người có năng lực thực sự sẽ có cơ hội thể hiện. Cán bộ ngành GTVT cũng sẽ biết được việc nào là của anh, việc nào anh phải làm, loại bỏ tối đa tình trạng “sáng cắp cặp đi, tối cắp cặp về”. Những cán bộ, nhân viên nào không làm được việc sẽ tự đào thải, luân chuyển.
“Điều này còn có tác dụng rất lớn trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ để có thể đánh giá đúng người, đúng việc, trách nhiệm của từng cấp, ngành, chuyên viên, lãnh đạo rất rõ ràng, tránh tình trạng sai sót thì không ai nhận, đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau, còn thành tích ai cũng đứng ra xí phần”, ông Trường nói.
Theo ông Trường, một nhiệm vụ quan trọng nữa cũng thông qua CCHC mà Bộ thực hiện rất hiệu quả là tăng cường chất lượng đội ngũ công chức thông qua việc luân chuyển theo quy định, giao trách nhiệm cho người đứng đầu và tổ chức thi tuyển cán bộ, lãnh đạo các cục, vụ quan trọng.
Video đang HOT
Tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng. Ảnh: Thanh Niên
Cũng trên tờ này, Thứ trưởng GTVT tiết lộ: “Bộ GTVT rất quan tâm đến công tác cải cách thể chế, trong đó có việc cải cách cơ chế chính sách phục vụ quản lý Nhà nước và người dân. Bộ đã rà soát tất cả các Nghị định, Thông tư đã ban hành để xem xét, đánh giá tính hiệu quả và mức độ hợp lý đến đâu. Với những văn bản không hợp lý, Bộ kiên quyết loại bỏ, điều chỉnh. Thậm chí, Bộ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi trước thời hạn nhiều văn bản tránh phiền hà cho người dân, doanh nghiệp”.
Như tin tức đã đưa, sáng 5/9, Hội nghị toàn quốc công bố Chỉ số cải cách hành chính Par Index 2013 đã được tổ chức tại Hà Nội.
Cụ thể, ở Trung ương có 19 Bộ, cơ quan ngang bộ và ở địa phương có 63 tỉnh, thành được đánh giá chỉ số cải cách hành chính năm 2013.
Theo đó, kết quả PAR INDEX 2013 cho thấy, Bộ GTVT xếp số 1 nhóm bộ, ngành (đạt 81,06%); thành phố Đà Nẵng tiếp tục đứng đầu nhóm địa phương (đạt 87,02%), cao hơn mức trung bình cả nước là 9,46%.
Được biết, chỉ số cải cách hành chính là công cụ quản lý mới trong triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, khắc phục được tính chủ quan, định tính, một chiều trong việc theo dõi, đánh giá cải cách hành chính giai đoạn 10 năm trước.
Chỉ số cấp bộ được xác định trên 7 lĩnh vực, tương ứng với 7 chỉ số thành phần, 31 tiêu chí và 89 tiêu chí thành phần. Trong đó có 24 tiêu chí, tiêu chí thành phần được đánh giá thông qua điều tra xã hội học.
Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được xác định trên 8 lĩnh vực, tương ứng với 8 chỉ số thành phần, 34 tiêu chí và 104 tiêu chí thành phần. Trong đó có 33 tiêu chí, tiêu chí thành phần được đánh giá thông qua điều tra xã hội học.
Phương pháp đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của các bộ, các tỉnh (có thẩm định cuối cùng của Bộ Nội vụ) và đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Nội vụ cho thấy hiện kết quả tự đánh giá vẫn chiếm tới 60% thang điểm đánh giá trên tổng số 100 điểm (đối với cấp bộ) và 62% (đối với cấp tỉnh).
Theo_Người Đưa Tin
Cầu treo cứu 'cảnh chui túi nilon' gãy gục: Bộ GTVT nói gì?
Cầu Sam Lang (Điện Biên) bị gãy gục chỉ sau 2 tháng xây dựng, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khẳng định đã xây đúng quy trình và đảm bảo kỹ thuật.
Sáng 5/5, sau một tháng gấp rút thi công, cầu treo bản Sam Lang (Điện Biên) được khánh thành, chấm dứt cảnh học sinh và người dân qua suối Nậm Pồ bằng túi nilon khi mùa lũ đến.
Tuy nhiên, chỉ sau hơn 2 tháng hoạt động, đến tối 22/7, cầu treo Sam Lang qua sông Nậm Pồ bị lật do nước lũ thượng nguồn đổ về. Và đến nay, cây cầu vẫn chưa được sửa chữa, khiến người dân phải 'vật vã' qua sông.
Trao đổi với PV VTC News về công tác khắc phục, sửa chữa cầu treo Sam Lang, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, sau khi xảy ra sự cố, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ phối hợp với Sở GTVT tỉnh Điện Biên khẩn trương rà soát, kiểm tra và khắc phục sự cố.
Cầu Sam Lang gãy sau hơn 2 tháng đưa vào sử dụng
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, trận lũ cuối tháng 7 cao hơn mức lũ lịch sử 5 mét, lưu lượng nước lớn khiến cây cầu treo bị đứt gãy sau hơn 2 tháng đưa vào sử dụng.
Hiện Bộ GTVT đã giao cho Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (đơn vị thi công cầu Sam Lang) tận dụng những vật tư thiết bị còn sử dụng được tại cây cầu, đồng thời bổ sung thêm các vật tư thiết bị mới để khẩn trương tiến hành sữa chữa cầu treo Sam Lang trong thời gian sớm nhất.
"Đặc biệt, chiều cao của cây cầu sẽ được nâng lên, phù hợp với mức nước lũ lịch sử mới hồi tháng 7 đã làm gãy cây cầu" Thứ trưởng Trường cho hay.
Theo đó, Bộ GTVT chỉ đạo công tác sữa chữa cầu treo Sam Lang hoàn thành trước tháng 9, đảm bảo giao thông đi lại cho người dân. Công việc tháo dỡ cầu để sữa chữa dự kiến triển khai trong tuần tới.
Cũng theo Thứ trưởng Trường, hiện nay đường vào khu vực cầu Sam Lang rất khó khăn, xe vận chuyển thiết bị và máy móc thi công đều chưa thể tiếp cận công trình này.
"Bộ đã giao cho Sở GTVT Điện Biên phối hợp với các ban ngành địa phương gấp rút khắc phục tuyến đường dẫn vào cầu Sam Lang, để vận chuyển thiết bị vật tư và máy móc vào thi công sữa chữa" - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói.
Hình ảnh học sinh chui túi nilon vượt suối khi chưa có cầu treo Sam Lang
Về kết quả thanh tra, kiểm tra sau khi xảy ra sự cố đứt gãy cầu treo Sam Lang, thứ Trưởng Nguyễn Hồng Trường cho hay, việc khảo sát, thiết kế và thi công cầu treo Sam Lang là đúng quy trình và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật.
"Cầu treo Sam Lang được xây dựng cao hơn mức lũ lịch sử cũ 2 mét, tuy nhiên cơn lũ vừa rồi đổ về với lượng nước rất lớn, tạo nên một mức lũ lịch sử mới cao hơn thiết kế của cây cầu, dẫn đến đứt gãy" - ông Trường thông tin.
Trước đó, sau khi được báo chí phản ánh tình trạng vượt suối nguy hiểm của học sinh và người dân, Bộ GTVT đã xây dựng cầu treo bắc qua suối Nậm Pồ dài 100 m, rộng 1,5 m, tải trọng 30 tấn với tổng mức đầu tư 3,5 tỷ đồng. Cây cầu được khánh thành vào đầu tháng 5.
Theo Vietbao
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Đội vốn 339 triệu USD ! Chậm giải phóng mặt bằng, tổng thầu EPC Trung Quốc thiếu kinh nghiệm... là lý do khiến dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm 2 năm so với dự kiến và đội vốn 339 triệu USD. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đội vốn gần gấp đôi do chậm tiến độ - Ảnh:...