Thứ trưởng Bộ Y tế nói về các ca nặng ở Đà Nẵng và khả năng điều trị
Trưa 30/7, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị tiếp nhận thêm 8 bệnh nhân COVID-19 ở Đà Nẵng chuyển ra trong sáng nay.
Đây là những ca bệnh diễn biến nặng cần sự hội chẩn của các chuyên gia đầu ngành. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, đây chủ yếu là người cao tuổi, có bệnh nền hoặc bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đà Nẵng.
Trước đó tại buổi hội chẩn quốc gia, các chuyên gia nhận định có 6 bệnh nhân được ghi nhận trong tình trạng nặng là 416, 418, 436, 438, 437, 433. Trong đó, có hai ca là 416 và 437 đã phải can thiệp ECMO..
Việc một số bệnh nhân nặng đã được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế nhằm giúp giảm bớt gánh nặng cho Đà Nẵng.
Trước tình hình gia tăng bệnh nhân dương tính từng ngày cùng việc đón công dân Việt Nam từ nước ngoài mắc COVID-19 về điều trị khiến sức ép lên ngành y tế lúc này tăng cao hơn bao giờ hết.
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hệ thống y tế hiện vẫn đủ năng lực chống đỡ, vẫn còn khả năng thu dung và điều trị thêm những ca bệnh mới.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Sơn, giai đoạn trước, Bộ Y tế đã xây dựng kịch bản tiếp nhận và điều trị cho hơn 3.000 bệnh nhân nhiễm nCoV. Tuy nhiên, tuỳ vào tình hình dịch bệnh cũng như số lượng bệnh nhân mà kế hoạch đón công dân về nước có thể thay đổi. Việc này do quyết Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Thủ tướng chính phủ quyết định.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hiện ngành có khoảng 7.000 máy thở ở các bệnh viện. Hệ thống ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo) vẫn đủ để điều trị trong giai đoạn hiện tại. Ngành y tế đã có kế hoạch mua thêm ECMO, đặt ở các bệnh viện lớn để điều trị bệnh nhân nặng. Số lượng giường bệnh đảm bảo cho việc cách ly và điều trị cho các bệnh nhân.
Việt Nam có 90.000 bác sĩ, 125.000 điều dưỡng. Hầu hết các bác sĩ được đào tạo đa khoa, có thể huy động cho phòng dịch khi cần.
Trong những ngày qua, dịch bệnh đã có diễn biến phức tạp tại TP. Đà Nẵng, có nguy cơ lây nhiễm ra một số tỉnh. Đến nay Đà Nẵng đã ghi nhận có 43 ca mắc COVID-19, trong đó có cả nhân viên y tế. Nguy cơ lây lan dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước rất cao.
Trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không chỉ Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Hà Nội, TPHCM mà các trung tâm, các thành phố lớn, nhất là các thành phố du lịch ven biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Bình Thuận… phải có biện pháp phòng chống dịch bệnh chủ động hơn nữa.
Thứ trưởng Y tế kiểm tra phòng chống dịch corona ở Đà Nẵng ngay trong đêm
Kiểm tra công tác phòng chống dịch ở Đà Nẵng đêm 30/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, hoạt động y tế cần lên phương án cao độ nhất vì đã có 3 người Việt dương tính với virus corona.
Đêm 30/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn dẫn đoàn công tác kiểm tra công tác phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do virus corona tại nhà ga T2 Sân bay quốc tế Đà Nẵng và khu vực cách ly tại Bệnh Viện (BV) Đà Nẵng, nơi đang theo dõi các ca nghi nhiễm.
Thứ trưởng cho biết, Bộ Y tế mới thành lập 45 đội cơ động từ các bệnh viện tuyến Ttrung ương nên với các hoạt động cần hỗ trợ, ngành Y tế Đà Nẵng có thể liên hệ với Cục Khám chữa bệnh là đầu mối các đội cơ động này.
" Đến nay có 3 người Việt dương tính virus corona. Người bản xứ đã bị rồi nên hoạt động y tế cần lên phương án cao độ nhất, phát hiện sớm, cách ly ngay, không bao giờ được chủ quan...", Thứ trưởng lưu ý.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác phòng chống dịch do virus corona tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Bác sỹ Lê Đức Nhân, Giám đốc BV Đà Nẵng cho biết, cơ sở này lập 4 đội phòng chống dịch nội viện, mỗi đội đều có bác sĩ của khoa Y học nhiệt đới, Cấp cứu đa khoa và các bộ phận liên quan. Tại khoa Cấp cứu, BV triển khai phân luồng bệnh nhân, có quy trình cách ly cụ thể. Các bệnh nhân sẽ được cách ly một chiều từ khi vào đến khi điều trị và chuẩn bị ra viện.
Theo bác sĩ Nhân, hiện BV có đầy đủ trang thiết bị để điều trị, có đường dây nóng trực 24/24h để tư vấn qua điện thoại và hẹn bệnh nhân đến khám.
" Đến nay, BV tiếp nhận 51 trường hợp nghi vấn. Trong đó, một trường hợp phát hiện tại sân bay, những trường hợp khác là tiếp xúc với người nước ngoài, nhân viên nhà hàng... có biểu hiện ho sốt, đến bệnh viện thực hiện cách ly. Qua rà soát, BV cách ly và xét nghiệm 32 bệnh nhân nghi ngờ, đến nay có 28 mẫu đâm tính, 4 mẫu ngày mai có kết quả. Với 7 trường hợp còn lại, bệnh nhân hiện hết sốt và không có yếu tố dịch tễ", ông Nhân nói, cho biết Sở Y tế cũng ó chỉ đạo lập khu cách ly bệnh nhân tại BV Phổi.
Theo kế hoạch, tất cả bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virus corona sẽ được cách ly tại BV Phổi, nếu xét nghiệm dương tính hoặc chuyển nặng thì đưa về BV Đà Nẵng thiết lập hệ thống điều trị khép kín.
Lãnh đạo Sở Y tế và Bệnh viện Đà Nẵng báo cáo tình hình phòng chống dịch viêm phổi cấp do virus corona với Thứ trường Nguyễn Trường Sơn.
Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, đề xuất: " Trong chỉ đạo mới đây, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện từ Quảng Bình đến Phú Yến chuyển bệnh nhân đến BV Trung ương Huế để điều trị. Tuy nhiên, với kinh nghiệm điều trị của BV Đà Nẵng, chúng tôi đề xuất Bộ giao cho Đà Nẵng điều trị ca bệnh đầu tiên khi phát hiện dịch để phù hợp hơn với tình hình thực tế của thành phố".
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết ông đánh giá cao sự chuẩn bị của Đà Nẵng nên sẽ lưu ý với kiến nghị trên.
XUÂN TIẾN
Theo vtc.vn
Hành động 'ngược đời' của chủ đại lý gạo giúp dân bình tĩnh trong dịch Covid-19 Trước tình hình nhiều người lo lắng, có ý định mua nhiều lương thực dự trữ nhằm "né" dịch bệnh Covid-19, một đại lý gạo ở Đà Nẵng đã hành động "ngược đời": không bán nhiều và gửi lời khuyên người dân bình tĩnh, không trữ hàng để góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Nhiều người cảm kích trước lời khuyên: "Đất nước...