Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Năm 2020 sẽ sản xuất được 43,5 triệu tấn thóc
Sau thông tin tạm dừng xuất khẩu gạo, nhiều ý kiến cho rằng, năm nay đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn, nên sản lượng lúa gạo sẽ giảm. Để làm rõ vấn đề này, PV Dân Việt đã phỏng vấn ông Lê Quốc Doanh- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT).
Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, việc nhận định đúng tình hình hạn mặn đã giúp ĐBSCL có vụ lúa đông xuân trúng mùa được giá. Ảnh: I.T.
Vừa qua, có nhiều thông tin lo ngại, vụ đông xuân 2019-2020, sản xuất lúa ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng do hạn mặn, vì thế có ý kiến lo ngại sản lượng lúa gạo sẽ giảm, nên trước mắt phải tạm dừng xuất khẩu gạo để đánh giá lại. Là người trực tiếp chỉ đạo, nắm bắt mùa vụ vừa qua, ông có thể cho biết tình hình sản xuất lúa thực tế ở ĐBSCL hiện nay?.
- Năm nay, điều kiện thời tiết được đánh giá vô cùng khắc nghiệt, đặc biệt, hạn mặn diễn biến phức tạp, theo đánh giá, còn phức tạp hơn cả vụ đông xuân 2015 – 2016 đã từng xác lập nhiều kỷ lục về hạn mặn.
Tuy nhiên, nhờ nhận diện sớm những tác động của hạn mặn, chủ động đưa ra nhiều giải pháp, các địa phương tuân thủ sự chỉ đạo của Trung ương, bà con nông dân có nhiều sáng tạo trong ứng phó với hạn mặn nên có thể khẳng định, chúng ta đã có một vụ lúa đông xuân được mùa toàn diện, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể, năng suất lúa tăng tăng khoảng 2 tạ/ha so với vụ trước, trong điều kiện hạn mặn như thế, đây là một nỗ lực đáng được ghi nhận.
Việc chuyển dịch cơ cấu giống lúa cũng có chuyển biến tích cực. Theo đó, tỷ lệ diện tích lúa đặc sản, lúa chất lượng cao ngày càng tăng, so với vụ trước tăng tới 12,8% về diện tích. Nếu mấy năm trước, tỷ lệ giống lúa chất lượng cao chỉ chiếm 30 – 35% thì nay con số này đã đạt 80 – 90%, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các phân khúc thị trường, cho phép gạo Việt có thể đến được nhiều thị trường khác nhau.
Chi phí sản xuất cũng giảm đáng kể nhờ chúng ta bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, nông dân giám sát, quản lý tốt mùa vụ, sâu bệnh nên chi phí sản xuất giảm, giúp nâng cao lợi nhuận của nông dân.
Đến nay, Bộ NNPTNT đã xây dựng những kịch bản như thế nào cho vụ lúa đông xuân hiện tại và vụ hè thu tới đây?
Video đang HOT
- Tinh thần chỉ đạo chung của Bộ NNPTNT là thống nhất đẩy sớm thời vụ, đặc biệt ở vùng ven biển, có những nơi chúng tôi kiểm tra đã đẩy sớm thời vụ tới 1 tháng, trong tháng 10/2019, toàn vùng ĐBSCL đã có 300.000ha lúa đông xuân được xuống giống, khi mặn vào thì lúa đã vào kỳ thu hoạch, thoát khỏi hạn mặn.
Việc đẩy thời vụ lên sớm cũng giúp chúng ta tận dụng được nhu cầu lớn từ thị trường, chúng ta có lúa đúng lúc nhu cầu thị trường thế giới lên cao nên xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2020 khá thuận lợi.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng các kịch bản cụ thể, chi tiết, phù hợp thực tiễn cho từng địa bàn sản xuất bao gồm cây ăn trái, cây lúa và hoa màu: tăng giảm diện tích linh hoạt theo dự báo nguồn nước; chuyển đổi cây trồng phù hợp; sử dụng giống lúa ngắn ngày và chịu hạn, mặn.
Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy hiệu quả các công trình và hệ thống thủy lợi, đẩy nhanh tiến độ thi công, khai thác sớm một số công trình trọng điểm phục vụ sản xuất và dân sinh. Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo và xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất phù hợp theo từng cánh đồng, từng vùng sinh thái.
Đặc biệt, nông dân nhiều địa phương đã nghiêm túc trong việc thực hiện lịch thời vụ khuyến cáo, tuân thủ các hướng dẫn của chính quyền và cơ quan chuyên môn. Tất nhiên, vẫn có một số ít nông dân xé rào xuống giống ở những nơi được khuyến cáo không nên xuống giống. Đây cũng là điều chúng ta cần rút kinh nghiệm cho những vụ sau.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra vụ lúa đông xuân ở Long An. Ảnh: I.T
Theo kế hoạch, Bộ NNPTNT có chủ trương đẩy mạnh sản xuất vụ hè thu, tăng diện tích lúa thu đông để đáp ứng nhu cầu lương thực đang tăng cao do tác động của dịch Covid -19. Vậy giải pháp Bộ NNPTNT đưa ra là gì, thưa ông?
- Chúng tôi xác định, trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế, nhu cầu lương thực tăng nên việc đảm bảo sản xuất thắng lợi vụ hè thu, thu đông là nhiệm vụ quan trọng.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế, chúng ta đang sản xuất trong điều kiện còn nhiều khó khăn do hạn mặn còn có thể diễn biến phức tạp trong cuối vụ đông xuân, đầu vụ hè thu, vì vậy, các địa phương phải có giải pháp, kịch bản cụ thể, phù hợp, linh động, có sự điều chỉnh.
Theo đó, vụ hè thu phân ra 2 vùng, vùng 1 là vùng ngọt, không bị ảnh hưởng bởi hạn mặn thì đẩy mạnh xuống giống sớm, đến thời điểm này rất mừng là các địa phương đã xuống giống được 400.000ha lúa hè thu.
Vùng ven biển đang chịu hạn mạn thì về nguyên tắc là phải đảm bảo hết mặn, phải có thời gian thau chua rửa mặn thì mới xuống giống. Cơ cấu giống lúa cũng đảm bảo phần trăm lúa thơm để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Vụ thu đông, chúng tôi phấn đấu diện tích dao động trong khoảng 750.000 – 800.000ha, tùy theo tình hình lũ diễn biến như thế nào và nhu cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu để điều chỉnh. Nhưng nguyên tắc là làm gì cũng phải đảm bảo an toàn là trên hết.
Đồng chí Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đã đưa ra yêu cầu, trong bối cảnh dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, thì việc đảm bảo an ninh lương thực, nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng quan trọng. Chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo an toàn và có hai vụ lúa thắng lợi.
Năm 2020, Bộ NNPTNT phấn đấu đạt 43,5 triệu tấn thóc. Theo ông, chúng ta có đạt được mục tiêu này không?
- Kế hoạch này Bộ NNPTNT đưa ra trên cơ sở tính toán năng suất, sản lượng của từng vụ, nên mục tiêu đạt 43,5 triệu tấn thóc cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là hoàn toàn khả thi.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Đàn hương là cây gì mà 1 hộ dân Đắk Lắk ươm nhiều đến thế?
Trồng đàn hương, viễn cảnh làm giàu cũng được vẽ ra. Đây là loại cây mới du nhập, liệu thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh Đắk Lắk có phù hợp để phát triển?
Thời gian gần đây trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, nhất là ở tỉnh Đắk Lắk đã xuất hiện loại cây trồng mới, đó là cây đàn hương. Loại cây này du nhập từ Ấn Độ, được quảng bá là mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Trong tình trạng giá hồ tiêu, cà phê lao dốc, người trồng lâm cảnh nợ nần chồng chất, việc xuất hiện cây đàn hương có giúp cho nông dân cải thiện thu nhập, hay đẩy họ vào tình thế đã khó càng thêm khó khăn hơn?
Vườn ươm cây giống đàn hương ở huyện Buôn Đôn.
Đặc thù của cây đàn hương là sống ký sinh, rễ bám chặt vào rễ cây chủ hút dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển. Do đó đàn hương không trồng riêng biệt và đông đặc như cà phê, hồ tiêu. Cây chỉ sống khi được trồng xen vào vườn cà phê hoặc cây ăn quả, nhất là các loại cây ăn quả có múi.
Ông Nguyễn Quang Tòa, giám đốc Công ty Cổ phần phát triển cây đàn hương và thực vật quý hiếm Tây Nguyên cho biết: Hiện nay, cây đàn hương được trồng nhiều hai xã Ea Nuôl và Ea Wer (huyện Buôn Đôn) với diện tích xấp xỉ 50 ha.
"Tôi cùng một số anh em đưa cây đàn hương vào Tây Nguyên trồng các mô hình nghiên cứu, khảo nghiệm trước. Cây đàn hương rất là quý, búp và lá non của nó ta sẽ làm trà, còn lại hạt của nó ta ép dầu, dầu ăn, dầu phục vụ ngành mỹ phẩm. Thân của nó khi tạo lõi thì lõi là quý nhất. Còn về vấn đề đầu ra thì một số các hộ nông dân trồng liên kết, hay các công ty trồng liên kết, thì tập đoàn sẽ bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân và cho các công ty liên kết liên doanh" - ông Toà nói.
Ông Y Krih Hwing, người Ê Đê ở buôn Niêng, xã Ea Nuôl, (huyện Buôn Đôn) cho biết: Vườn cà phê 1,5 ha này đã hơn 20 tuổi, cây già cỗi, mỗi vụ thu chưa đến 2 tấn cà phê nhân. Năm 2016, ông Y Krih Hwing trồng xen 250 cây đàn hương vào vườn cà phê. Hiện nay cây đàn hương phát triển khá tốt. Sau 4 năm chiều cao của cây đã trên 3 m, đường kính gốc 12 cm. Vừa qua, ông Y Krih Hwing đã thu trên 100 kg hạt đàn hương. Bán hạt được 400.000 đồng/kg, thu trên 40 triệu đồng.
"Trong năm nay tôi sẽ mở rộng thêm diện tích trồng đàn hương ở khu đất đồi. Chỗ đất đó tôi trồng xen với cây điều ghép với cây đàn hương. Cây đàn hương này không có cây ký chủ thì nó không phát triển được, phải có cây ký chủ, nó dựa vào mới phát triển được" - ông Y Krih Hwing nói.
Theo bà Trần Thị Thuỷ, phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Buôn Đôn, Phòng Nông nghiệp huyện cũng đã kiểm tra thực tế, thấy cây đàn hương phát triển tốt. Tuy nhiên đây chỉ là sự chuyển dịch cây trồng mang tính tự phát của người dân. Hiện chưa thể đưa cây đàn hương vào cơ cấu cây trồng, bởi chưa được đánh giá, khảo nghiệm một cách khoa học.
Rất nhiều nhà vườm ươm cây giống ở thành phố Buôn Ma Thuột cũng ươm giống cây đàn hương cung ứng cho thị trường. Những nhà uơm này, chỉ bán với giá 40.000 - 50.000 đồng/cây. Không ai đảm bảo cây trôi nổi này có phát triển được không, hay trồng xuống sẽ èo uột và chết dần, chết mòn.
Trồng đàn hương, viễn cảnh làm giàu cũng được vẽ ra. Đây là loại cây mới du nhập, liệu thổ nhưỡng, khí hậu có phù hợp để phát triển hay không? Đặc biệt nếu trồng đại trà, cây phát triển tốt, nhưng khi thu hoạch, đầu ra của sản phẩm có bảo đảm không? Hay lâm tình trạng vừa diễn ra như cây nghệ ở Krông Pách (Đắk Lắk), cây Ma-gich ở Đơn Dương, Lạc Dương (Lâm Đồng), và cây mắc-ca ở một số nơi trên địa bàn Tây Nguyên.
Vì vậy rất cần ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương có khảo nghiệm, hướng dẫn bà con nông dân tránh tình trạng tự phát rồi lâm cảnh trồng chặt "bỏ thì thương thương, vương thì tội"./.
Xuân Lãm
Bộ Công Thương kiến nghị vẫn tiếp tục xuất khẩu gạo Sau khi nghe phản ánh của một số doanh nghiệp, ngày 24/3, Bộ Công Thương đã có văn gản gửi Thủ tướng Chính phủ tiếp tục mở tờ khai hải quan để xuất khẩu gạo diễn ra bình thường. Theo Bộ Công Thương, sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp, Bộ kiến nghị Thủ tướng cho phép tạm dừng...