Thứ trưởng Bộ Công an vạch trần “công thức” tạo sân sau để lũng đoạn
Báo cáo về tình hình tội phạm tham nhũng, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương khái quát, qua các vụ án kinh tế lớn đã xử lý cho thấy, các đối tượng triệt để lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để thông đồng, tạo ra các “nhóm lợi ích”, hoặc móc ngoặc giữa khu vực nhà nước và doanh nghiệp, tạo “sân sau”, “ công ty gia đình”…
Tình hình tội phạm tham nhũng là một trong những nội dung được nhấn mạnh trong báo cáo thường niên về công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp cuối năm. Sáng ngày 4/9, UB Tư pháp phiên họp toàn thể lần thứ 11 thẩm tra sơ bộ báo cáo này để chuẩn bị cho kỳ họp.
UB Tư pháp họp phiên thứ 11 thẩm tra sơ bộ các báo cáo về công tác phòng chống tội phạm năm 2018
Lợi ích nhóm thâu tóm đất công, can dự đấu thầu…
Trình bày báo cáo, Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, 10 tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng đã triệt phá được hơn 40.000 vụ án hình sự. Hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm hình sự có dấu hiệu phức tạp trở lại, có sự đan xen, gắn kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường.
Các băng nhóm tội phạm triệt để lợi dụng danh nghĩa các doanh nghiệp để hoạt động phạm tội, nhất là liên quan đến lĩnh vực cho vay tài chính, hoạt động “tín dụng đen”, kéo theo tình trạng siết nợ, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, thậm chí là nhiều vụ giết người tàn bạo… diễn ra rất phức tạp tại nhiều địa phương.
Nhóm tội phạm do nguyên nhân xã hội diễn ra rất phức tạp, trong đó số vụ giết người do nguyên nhân xã hội tăng 2,18%; giết người thân tăng 1,49%, nhiều vụ giết người với hành vi gây án dã man, tàn bạo. Nhóm tội phạm phạm tài sản vẫn chiếm tỷ lệ cao (51%), mang tính chất manh động, nhiều trường hợp người phạm tội sẵn sàng quay lại chống trả, tấn công khi bị phát hiện.
Riêng tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế đã phát hiện hơn 16.000; 282 vụ phạm tội, vi phạm pháp lật về tham nhũng và chức vụ (tăng 27,03%).
Nổi bật, do tiếp tục tiển khai quyết liệt các biện pháp nên tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực, “tham nhũng vặt” trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp.
Qua các vụ án lớn đã xử lý cho thấy, các đối tượng triệt để lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để thông đồng, tạo ra các “nhóm lợi ích”, hoặc móc ngoặc giữ khu vực nhà nước và doanh nghiệp tạo “sân sau”, “công ty gia đình”, dùng ảnh hưởng của mình để đấu thầu cho các dự án, thâu tóm đất công; cho vay sai nguyên tắc, thế chấp vòng vo, rút tiền của nhà nước, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.
Đến thời điểm này, các cơ quan chức năng đã khởi tố 1.247 vụ, 1.818 bị can phạm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (tăng 68,06% vụ và 42,03 bị can so với cùng kỳ năm 2017); 264 vụ, 530 bị can phạm tội tham nhũng và các vi phạm khác về chức vụ (tăng 27,54% vụ, 8,38% bị can).
Đặc biệt, đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo đạt được những kết quả rõ nét, được coi là điểm sáng trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian gần đây.
Video đang HOT
Thượng tướng Lê Quý Vương điểm lại nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, được nhân dân rất hoan nghênh, đồng tình ủng hộ. Điển hình như vụ án Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Giang Kim Đạt, Trịnh Xuân Thanh, Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), Đinh Ngọc Hệ (Út trọc)…
Thượng tướng Lê Quý Vương đại diện lãnh đạo Bộ Công an trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tội phạm
Công tác kê biên, thu hồi tài sản bị thiệt hại có chuyển biến tích cực, một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao. Từ năm 2017 đến nay thu hồi tài sản kinh tế gần 24.000 tỷ đồng (tăng 44,84%) và tài sản tham nhũng gần 2.700 tỷ đồng (đạt 38,76%).
Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, tội phạm trong các lĩnh vực quản lý nhà nước cũng diễn biến phức tạp, trong đó một số lĩnh vực có nhiều nguy cơ như ngân hàng, chứng khoán, quản lý đất đai, lĩnh vực thuế, hải quan… Lãnh đạo Bộ Công an cũng đề cập, trong lĩnh vực y tế – dược, có tình trạng trạng móc ngoặc nâng khống giá thuốc, thiết bị y tế.
Ngoài ra, Thứ trưởng Vương nhắc tới việc gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình đang điều tra, gây bất bình lớn cho xã hội.
Tội phạm ma tuý cũng diễn biến khó lường trên các địa bàn trọng điểm. Công an đã phát hiện những ổ nhóm điều chế ma tuý trong nước. Tội phạm ma tuý cũng là nguyên nhân dẫn đến phức tạp trong tình hình an ninh xã hội.
Sự cấu kết giữa chủ doanh nghiệp và cán bộ nhà nước
Báo cáo công tác của VKSND tối cao do Phó Viện trưởng Bùi Mạnh Cường trình bày nêu nhiều con số khái quát: một số nhóm tội phạm được phát hiện khởi tố, tiếp tục tăng như tội phạm về tham nhũng, chức vụ (22,8%), tội phạm về ma túy (11,2%), tội phạm về trật tự xã hội (0,8%).
Phó Viện trưởng Bùi Mạnh Cường cho biết, ngành kiểm sát đã khởi tố nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, trong đó, có sự cấu kết giữa chủ doanh nghiệp và cán bộ cơ quan nhà nước để thực hiện hành vi chiếm đoạn, có vụ án liên quan đến cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện nhiều vụ án về ma túy đặc biệt nghiêm trọng, xuất hiện nhiều loại ma túy mới, trong đó có chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội.
Đáng lưu ý, các tổ chức phản động trong và ngoài nước lợi dụng triệt để việc Quốc hội thảo luận Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng đã tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân và các đối tượng hình sự tại nhiều địa phương biểu tình, gây rối trật tự công cộng, đập phá, hủy hoại tài sản của một số cơ quan Nhà nước.
Các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tiếp tục tăng, tính chất ngày càng phức tạp. Viện Kiểm sát địa phương đã thủ lý kiểm sát theo thủ tục sơ thẩm 331.958 vụ, việc dân sự, tăng 31,1%.
Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Du nhận xét, tình hình tội phạm tuy tiếp tục được kiềm chế nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Xuất hiện một số phương thức phạm tội mới, nhất là hiện tượng lợi dụng công nghệ cao để thực hiện và che giấu hành vi phạm tội; hoạt động đấu tranh, phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh, với việc khởi tố để điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn. Các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính vẫn có xu hướng gia tăng, phức tạp.
Từ ngày 1/10/2017 đến ngày 31/7/2018, các toà án đã giải quyết được 354.145 vụ việc trong tổng số 475.610 vụ việc đã thụ lý (đạt tỷ lệ 74,5%). Số vụ việc còn lại hầu hết còn trong thời gian giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung, việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội; đã đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn.
P.Thảo
Theo Dantri
Sửa Luật Thi hành án hình sự: "Giữa đường đổi ý"
Việc "giữa đường đổi ý" với một số dự án luật đã từng được Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu trước Quốc hội...
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương giải trình tại phiên thẩm tra.
Đã lùi một kỳ họp rồi, Chính phủ lại còn "giữa đường đối ý" khiến Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội rất băn khoăn về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự.
Tiếp tục phiên họp toàn thể thứ 10, sáng 24/8 Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiến hành thẩm tra sơ bộ dự án luật nói trên.
Trước đó, từ ngày đầu tiên của phiên họp (sáng 22/8), Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đã thông tin rằng thời điểm đó vẫn chưa nhận được tài liệu chính thức từ Chính phủ về dự án luật.
Vì thế, tài liệu phục vụ phiên thẩm tra vẫn "nóng hổi" khi được gửi đến quá muộn, theo nhận xét của bà Nga.
Theo chương trình xây dựng luật thì tên của luật là "Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự". Nhưng trong tờ trình ngày 22/8, Chính phủ đề nghị đổi tên gọi thành Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).
Luật có phạm vi sửa đổi rộng, sửa đổi 92/182 điều, bổ sung 52 điều, bãi bỏ một mục và thay đổi kết cấu của Luật Thi hành án hình sự 2010, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an giải thích.
Việc "Chính phủ giữa đường đổi ý" với một số dự án luật đã từng được Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu trước Quốc hội.
Lặp lại với dự luật này, bà Nga lo ngại "chúng ta lùi một kỳ họp rồi, đến bây giờ bỗng dưng Chính phủ bảo không sửa đổi nhỏ nữa mà sửa đổi tổng thể, toàn bộ. Cái chúng tôi lo ngại nhất là sau đây đồng chí Vương (Thứ trưởng Bộ Công an -PV) chuyển lại luật này cho chúng tôi để đi làm án. Đồng chí Ngọc Anh (Cục trưởng Cục Pháp chế Bộ Công an) cũng nói còn hàng trăm nghị định nữa, để lại cho chúng tôi luật này với vài chuyên viên. Ủy ban Tư pháp ôm lấy thì có soạn được không?".
Theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng, người trình bày ý kiến của nhóm nghiên cứu của cơ quan thẩm tra, ban soạn thảo dự án luật họp lần đầu vào giữa tháng 12/2017, đến khi trình Chính phủ, quá trình soạn thảo chỉ kéo dài hơn 5 tháng.
"Thời gian vật chất quá ngắn, kết quả nghiên cứu chưa hoàn thiện và đầy đủ đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chuẩn bị của dự án luật", ông Hồng phát biểu.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Mai Bộ phát hiện: "Về kỹ thuật lập pháp, tôi thấy hết chữ cái, không còn chữ cái để đặt tên điều luật. Tôi nói đùa với đồng chí Ngọc Anh, như điều 140, hình như sợ đồng chí Nga hay sao mà đồng chí không dám dùng tới điều 140z, mà chỉ tới điều 140y"-
Nhóm nghiên cứu đề nghị trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh thành Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) và theo thủ tục trình Quốc hội xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp. Tại kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về những vấn đề lớn. Một số ý kiến nhóm nghiên cứu đề nghị chưa trình Quốc hội dự án Luật này vào kỳ họp thứ 6 mà giao Chính phủ chuẩn bị lại và trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 7.
Ngay tại phiên họp, một số vị cũng đề nghị chưa trình ra Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp, đại biểu Nguyễn Thị Thủy phát biểu: "đừng bắt Quốc hội cho ý kiến vào một dự án luật chưa kỹ, tốn thời gian, tốn chi phí" của Quốc hội. Vì, một dự án luật còn nhiều vấn đề có ý kiến khác nhau thì mới nên trình, còn nếu "do chuẩn bị chưa kỹ, chưa đến nơi đến chốn, thì nên mang về làm lại".
Đề nghị của đại biểu Thuỷ là nên tập trung xử lý những vướng mắc hiện nay trước, còn sửa đổi toàn diện thì để Chính phủ hoàn thiện rồi trình sau.
Thừa nhận có phần lúng túng khi chuẩn bị dự luật, Thứ trưởng Lê Quý Vương khi giải trình cho biết sẽ về làm lại kỹ lưỡng. Bộ Công an sẽ báo cáo xin ý kiến Chính phủ, tuy nhiên, quan điểm cá nhân ông là cố gắng đưa ra tại kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018) để các đại biểu Quốc hội góp ý, vì "luật này liên quan đến quyền con người, cần lấy ý kiến rộng rãi".
Dù đánh giá hồ sơ dự án luật cơ bản đúng về thủ tục, song Chủ nhiệm Lê Thị Nga lưu ý chất lượng một số văn bản trong hồ sơ có vấn đề, nhất là các đánh giá tác động.
Đa số các ý kiến tại cơ quan thẩm tra thống nhất đề nghị thông qua tại ba kỳ họp, vẫn trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 8.
Theo vneconomy
Sáp nhập 20 sở cảnh sát PCCC vào công an tỉnh, thành Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH ở cấp Bộ không có nhiều thay đổi, nhưng ở cấp tỉnh, thành phố có sự sáp nhập 20 đơn vị vào Công an tỉnh. Thuong tuong Le Quy Vuong, Thu truong Bo Cong an phat bieu tai hoi nghi Sáng 14/8, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ...