Thứ trưởng Bộ Công an phân tích về vụ “động lắc” ở bệnh viện tâm thần
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an chỉ rõ, việc đối tượng nghiện điều hành đường dây ma túy ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương I thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Hình sự.
Vấn đề này được đưa ra, phân tích tại cuộc họp báo công bố luật Phòng chống ma túy tại Văn phòng Chủ tịch nước sáng nay, 16/4/2021.
Giới thiệu những điểm mới của luật Phòng chống ma túy vừa được Quốc hội thông qua cuối tháng 3 vừa qua, Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh những chính sách cụ thể trong phòng chống ma túy.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo tham gia họp báo công bố luật tại Văn phòng Chủ tịch nước.
Luật quy định thêm một số hành vi bị nghiêm cấm như nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần…; chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai; hướng dẫn sản xuất, sử dụng ma túy, quảng cáo, tiếp thị chất ma túy; kỳ thị người nghiện, cai nghiện, sau cai…
Tướng Lê Quý Vương cũng đề cập việc luật bổ sung quy định kiểm soát đối với thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, bổ sung kiểm soát đối với các hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất… nhằm tăng cường quản lý các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, góp phần nâng cao năng lực phát hiện và ngăn chặn các đối tượng phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy.
Về vấn đề quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, đây là quy định mới của luật so với luật năm 2000. Cụ thể, luật quy định những trường hợp bị xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể (Điều 22) để các cơ quan chức năng có căn cứ khách quan xác định người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và giám sát người có hành vi sử dụng ma túy như vậy.
Thượng tướng Lê Quý Vương cũng nhấn mạnh Điều 23, quy định người sử dụng trái phép chất ma túy được lập danh sách và quản lý, theo dõi, hỗ trợ ngay từ lần đầu bị phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Thứ trưởng Bộ Công an nói rõ, đây không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Nội dung lớn khác được lưu ý là về vấn đề cai nghiện ma túy. Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, luật đã quy định rõ các trường hợp phải xác định tình trạng nghiện ma túy nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác phân loại, quản lý đối tượng và việc áp dụng các biện pháp quản lý, cai nghiện phù hợp.
Các biện pháp cai nghiện gồm: cai nghiện tự nguyện thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc cơ sở cai nghiện, cai nghiện bắt buộc được thực hiện tại cơ sở công lập. Luật không quy định biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
Video đang HOT
Ông Vương cho biết, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, trực tiếp sử dụng ma túy trong thời gian cai nghiện tự nguyện, bị chấm dứt điều trị nghiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị, trong thời gian quản lý sau cai mà tái nghiện thì bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Luật cũng có quy định riêng, cụ thể về việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (Điều 34), quy định việc cai nghiện cho người Việt Nam bị nước ngoài trục xuất do sử dụng trái phép ma túy, nghiện ma túy, người nước ngoài nghiện ma túy sinh sống tại Việt Nam (Điều 37).
Luật Phòng chống ma túy mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Thời gian từ nay tới thời điểm đó, Bộ Công an sẽ tham mưu Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật, đồng thời sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, ban hành các văn bản quy định chi tiết được giao trong luật.
Chặt đứt chuỗi cung – cầu “hàng trắng”
Tại cuộc họp báo, câu chuyện thời sự về vụ phát hiện “động lắc”, đường dây ma túy do đối tượng nghiện ma túy đang bị quản chế, bắt buộc chữa bệnh vận hành ngay tại bệnh viện Tâm thần Trung ương I được nêu ra. Đối chiếu với những quy định mới của luật như lập danh sách quản lý người nghiện ngay từ lần sử dụng ma túy đầu tiên bị phát hiện, khả năng ngăn chặn những vụ việc tương tự phát sinh sẽ triệt để hơn?
Phó Cục trưởng Cục Điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an trả lời câu hỏi của báo giới.
Trả lời câu hỏi, Thượng tá Ngô Thanh Bình – Phó Cục trưởng Cục điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an cho biết, chuyên án đường dây ma túy tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I do Công an Hà Nội khám phá mới đây, đối tượng cầm đầu bị quản chế tại cơ sở này là do thực hiện biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quyết định của tòa án. Những vi phạm tại đây là hành vi tội phạm, thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Bộ luật Hình sự.
“Luật Phòng chống ma túy quy định về việc lập danh sách người nghiện ngay từ lần đầu bị phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì chỉ là một biện pháp quản lý, không phải là xử phạt vi phạm hành chính, nhẹ hơn rất nhiều so với tính chất hành vi tổ chức mua bán, sử dụng ma túy tại bệnh viện Tâm thần Trung ương I” – Thượng tá Bình nói.
Phó Cục trưởng Ngô Thanh Bình phân tích thêm, theo quy định của luật mới, cơ quan công an chỉ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan y tế để xác định tình trạng người nghiện, có đến mức buộc phải đưa đi chữa bệnh. Để thực hiện chức năng này, luật cho phép công an tạm giữ người có nghi vấn để xác định tình trạng nghiện với thời hạn dài nhất đến 72 giờ, tức 5 ngày. Trong thời gian này, cơ quan công an cần có các biện pháp để đảm bảo an toàn, bảo vệ thông tin, nhân phẩm cho người bị tạm giữ.
Trao đổi thêm xung quanh vấn đề này, Thượng tướng Lê Quý Vương nhấn mạnh, thực tế, luật Phòng chống ma túy được xây dựng từ khi Việt Nam xác định mối nguy hại lớn từ ma túy với cộng đồng, với xã hội, với đất nước. Diễn biến tình hình thời gian qua, vấn nạn ma túy càng lớn khi Việt Nam nằm gần khu vực tam giác vàng tại biên giới 3 nước Myanmar – Campuchia – Lào, là “trung tâm” ma túy lớn nhất Đông Nam Á, lớn thứ 2 thế giới nên dòng vận chuyển “cái chết trắng” vào nội địa hết sức phức tạp. Thực tế, Việt Nam đã xác định những đường ma túy lớn thâm nhập từ Lào, Campuchia, ma túy tổng hợp từ Trung Quốc đổ sang. Vậy nên, luật Phòng chống ma túy mới được xây dựng lần này là muốn tập trung xử lý khâu tiêu thụ, sử dụng ma túy trong nước để cắt đứt chuỗi cung – cầu “hàng trắng”.
Thứ trưởng Bộ Công an thông tin thêm, ngành vừa kết thúc chiến dịch kéo dài 3 tháng về kiểm soát, ngăn chặn ma túy ở khu vực biên giới. Từ đó, ngành xác định thay đổi phương án đấu tranh với tội phạm ma túy, thay vì “chờ trực” để đánh án khi ma túy đổ vào nội địa thì công an sẽ chủ động chặn nguồn hàng từ bên ngoài trước khi đổ vào Việt Nam. Thực tế, Bộ đã phối hợp thông tin với công an tại Hong Kong, Trung Quốc tổ chức chặn được nhiều phi vụ ma túy xâm nhập nội địa.
Mục tiêu đề ra, theo lãnh đạo Bộ Công an là sao để công cuộc phòng chống “tội phạm trắng” đạt được hiệu quả như cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay, làm cho tội phạm ma túy thực sự khiếp sợ, chùn bước.
Những quy định mới, đối chiếu với vụ việc phát hiện tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, theo tướng Vương, như vậy, không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật.
“Việc đấu tranh với tội phạm ma túy đã được quy định rất rõ trong Bộ luật hình sự. Luật Phòng chống ma túy lần này là để giải quyết khâu quản lý người nghiện, cai nghiện, là phần kết hợp với các quy định hình sự nhằm ngăn chặn ma túy, giải quyết tốt hơn khâu phòng ngừa tội phạm” – tướng Lê Quý Vương chỉ rõ.
Điểm tích cực quy định quản lý người sử dụng ma túy từ lần phát hiện đầu tiên là thể hiện rõ sự phân công trách nhiệm của các cơ quan. Trước đây, việc quản lý người nghiện đang có sự chồng chéo, như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được giao trách nhiệm quản lý cai nghiện, Bộ Y tế được giao trách nhiệm xây dựng phác đồ điều trị cai nghiện. Với luật mới, trách nhiệm quản lý người sử dụng ma túy được giao cho một đầu mối thống nhất là cơ quan công an, buộc công an cơ sở phải có hồ sơ phục vụ việc theo dõi, quản lý các đối tượng ngay từ đầu.
Đang truy nã gần 1.200 tội phạm nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm
Tại hội nghị tổng kết 10 năm công tác truy nã tội phạm về ma túy, Cục trưởng C04 cho biết từ năm 2010, công an đã thu giữ gần 7,8 tấn heroin, 11,7 tấn cùng hơn 5 triệu viên ma túy.
Chiều 20/10, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 Bộ Công an) tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm công tác truy nã tội phạm về ma túy tại Hà Nội.
Tham dự hội nghị có thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an và thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.
Phát biểu tại hội nghị, Cục trưởng C04 cho biết từ năm 2010 đến hết quý II/2020, lực lượng công an trên cả nước đã phát hiện hơn 208.000 vụ án liên quan đến ma túy, bắt giữ gần 322.000 tội phạm, thu giữ gần 7,8 tấn heroin, 11,7 tấn cùng hơn 5 triệu viên ma túy tổng hợp.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an. Ảnh: Đ.X.
Theo thiếu tướng Viện, các vụ bắt giữ ma túy trong những năm gần đây với số lượng ma túy đặc biệt nhiều, quy mô mua bán, vận chuyển càng ngày càng lớn đã thể hiện tính chất liều lĩnh lớn hơn của tội phạm.
"Nhiều tội phạm về ma túy đang bị truy nã bỏ trốn, tiếp tục cầm đầu các đường dây, tổ chức vận chuyển, mua bán các chất ma túy, liều lĩnh và manh động hơn", Cục trưởng Nguyễn Văn Viện nói.
Theo ông Viện, hiện công an cả nước đang truy nã 1.185 tội phạm, chủ yếu là các bị can bỏ trốn trong giai đoạn điều tra và một số ít người lợi dụng việc được tạm hoãn thi hành án để bỏ trốn.
"Hầu hết tội phạm truy nã đều nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm", thiếu tướng Viện nói.
Cựu cầu thủ bóng đá CLB Nam Định Khương Quốc Tuấn đang bị Công an tỉnh Hà Nam truy nã về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy. Ảnh: Công an Hà Nam.
Nhận định về những tội phạm bị truy nã, Cục trưởng C04 cho biết chúng là những tên cầm đầu, chủ mưu trong các đường dây, ổ nhóm tội phạm ma túy, sử dụng nhiều thủ đoạn để lẩn trốn.
"Chúng thay tên, đổi họ, phẫu thuật thẩm mỹ, hay đổi nơi cư trú đến nơi xa xôi, hẻo lánh... để tiếp tục cầm đầu các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh hơn. Nguy hiểm hơn, tội phạm ma túy bị truy nã cấu kết thành băng nhóm, tự trang bị vũ khí để chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện", ông Viện cho hay.
Tại hội nghị, thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, nói tội phạm ma túy là tội phạm của các loại tội phạm, khi bị truy nã đều thuộc loại nguy hiểm, rất nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
"Công tác truy nã tội phạm về ma túy là cuộc chiến vô cùng khó khăn, gian khổ, phải kiên trì lần theo dấu vết, thu thập tài liệu và sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Nhiều đồng chí đã bị thương, thậm chí anh dũng hy sinh khi truy bắt tội phạm ma túy", Thứ trưởng Bộ Công an nói.
Thứ trưởng Bộ Công an: Chống ma túy phải như chống dịch Covid-19 "Sắp tới, các cuộc đấu tranh phải làm quyết liệt, tích cực hơn chứ không như hiện nay", thượng tướng Lê Quý Vương khẳng định. Sáng 13/4, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết 3 tháng thực hiện Kế hoạch 486 về việc tập trung giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm, tệ nạn ma túy tại TP.HCM, tuyến...