Thu thập dữ liệu khí thải từ Google Maps và Here Maps
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham (Anh) cho biết các nền tảng như Google Maps của Google hoặc Here Maps của Nokia hoàn toàn có tiềm năng để cung cấp dữ liệu về các điểm nóng khí thải theo thời gian thực.
Dư liêu lây tư hoat đông điêu hương cua cac nên tang ban đô trưc tuyên đươc cho co y nghia thưc tê to lơn trong nghiên cưu phat thai
Theo Hindustantimes Tech, các ứng dụng bản đồ có tính năng định tuyến này thường xuyên nắm bắt thông tin chi tiết của những người dùng đang lái xe khi sử dụng công nghệ GPS để lập kế hoạch và điều hướng các tuyến đường. Dẫn lời nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Weather của Hiệp hội Khí tượng Hoàng gia, số dữ liệu này có thể là vô giá đối với các nhà nghiên cứu khi mà họ luôn cần hiểu rõ về luồng giao thông thực tế trên đường.
Tại Anh, các dữ liệu phát thải từ giao thông đường bộ hiện tại được Cơ quan Kiểm kê Phát thải Khí quyển Quốc gia đối chiếu và thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Số dữ liệu này được đưa vào các báo cáo hằng năm để chứng minh sự tuân thủ các mục tiêu phát thải. Nhiều mô hình báo cáo chất lượng không khí truyền thống hiện nay vẫn dựa trên giả định rằng luồng giao thông sẽ luôn duy trì ở tốc độ giới hạn theo luật định – trong khi ở nhiều khu vực, nhất là các đô thị lớn, lưu lượng giao thông thậm chí thay đổi theo từng khung giờ trong ngày. Thêm vào đó, các mô hình này cũng bỏ qua chi tiết về các con đường hoặc nút giao thông riêng lẻ có thể là điểm nóng về khí thải vào các thời điểm cụ thể trong ngày (ví dụ như giờ cao điểm).
Mặc dù các nhà quy hoạch thành phố có thể thu được thông tin chi tiết hơn khi tiến hành thiết kế, bố trí lại các kế hoạch cải thiện giao thông, nhưng nó sẽ đòi hỏi một sự tốn kém khá lớn cho các đơn vị tư vấn. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng việc tận dụng dữ liệu có nguồn gốc cộng đồng từ các ứng dụng định tuyến như Google Maps hay Here Maps có thể cung cấp một giải pháp thay thế với chi phí thấp và hiệu quả cao.
Người dẫn đầu cuộc nghiên cứu là tiến sĩ Helen Pearce, một nhà nghiên cứu tại Học viện Địa lý, Trái đất và Môi trường của Đại học Birmingham, cho biết: “Đã có nhiều hướng dẫn và chính sách về quản lý chất lượng không khí dựa trên ảnh chụp thời gian hằng giờ và lượng giao thông trung bình vào một ngày điển hình trong năm. Khó khăn là giao thông thực tế có thể thay đổi rất nhiều trong khoảng thời gian đó và thậm chí tùy theo mỗi con đường, vì vậy để đưa ra các quyết định thực sự hiệu quả trong thực tế, chúng tôi cần có khả năng truy cập và sử dụng các nguồn thông tin chất lượng, chi tiết hơn”.
Phương pháp do nhóm đề xuất hiện đã được thử nghiệm trên những con đường ở trung tâm thành phố Birmingham. Thông tin về thời gian cần thiết để di chuyển trên một loạt con đường được lấy thông qua API của nhà cung cấp bản đồ (giao diện lập trình ứng dụng). Điều này về mặt khái niệm tương tự như phương pháp mà một cá nhân sẽ thực hiện để tính toán thời gian của một hành trình, nhưng bằng cách sử dụng API, các nhà nghiên cứu có thể lấy thông tin cho nhiều con đường và vào nhiều thời điểm trong ngày.
Video đang HOT
Sau một nghiên cứu sơ bộ thành công, nhóm nghiên cứu đã mở rộng quy mô thử nghiệm của họ để bao gồm 920 liên kết đường chính xuyên qua trung tâm thành phố Birmingham, trích xuất thông tin về những con đường này theo chu kỳ hằng giờ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng họ có thể chứng minh rõ ràng những thay đổi trong lưu lượng giao thông điển hình giữa các ngày trong tuần, các ngày cuối tuần và khi có diễn ra các sự kiện xã hội.
Các nhà nghiên cứu cho rằng dữ liệu phát thải thu được từ ứng dụng dẫn đường có tính thực tế theo từng khung giờ trong ngày
Sau đó, nguồn dữ liệu phát thải liên quan đến tốc độ này có thể được kết hợp tính toán cùng nhiều nguồn dữ liệu giá trị khác, bao gồm cả các nguồn dữ liệu từ Sở Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn và Sở Giao thông vận tải. Thông tin này cũng giúp các nhà nghiên cứu tính đến sự phân chia tương đối giữa động cơ xăng và động cơ diesel.
Tiến sĩ Zhaoya Gong, một tác giả khác của nghiên cứu cho biết: “Cách tiếp cận của chúng tôi có thể cung cấp những hiểu biết quan trọng về hành vi của phương tiện trong thế giới thực. Khi chúng ta bắt đầu thấy nhiều xe điện và xe hybrid hơn trên đường thì cũng là lúc bức tranh khí thải bắt đầu phức tạp hơn vì mặc dù có ít khí thải trực tiếp hơn, nhưng chúng ta vẫn chứng kiến sự ô nhiễm từ phanh, lốp và sự mài mòn mặt đường – tất cả những điều này đều sẽ thay đổi đáng kể theo tốc độ của xe. Vì vậy, loại dữ liệu này sẽ rất quan trọng để phát triển các mô hình phát thải một cách chính xác”.
Google bị tố lừa người dùng để thu thập dữ liệu
Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Úc (ACCC) đã cáo buộc Google tìm cách mở rộng lợi nhuận quảng cáo của mình bằng cách qua mặt người dùng, nhằm hợp pháp hóa việc tự ý sử dụng dữ liệu cá nhân.
Vụ kiện của ACCC cho thấy có thể chúng ta đang phải trả nhiều hơn cho Google
Theo ACCC - thuộc Bộ Tài chính Úc, người tiêu dùng lâu nay vốn vẫn trả tiền đều đặn cho các dịch vụ tưởng chừng "miễn phí" của Google bằng chính dữ liệu cá nhân của mình. Và với những thay đổi trong chính sách quyền riêng tư mới, Google đã và đang âm thầm "tăng giá" dịch vụ mà người dùng không hề hay biết.
Theo ZDNet, cơ quan này đã đệ trình một đơn kiện cáo buộc gã khổng lồ tìm kiếm tự ý mở rộng sử dụng dữ liệu cá nhân và chính sách bảo mật dù không nhận được sự đồng ý từ người tiêu dùng. Nội dung nêu rõ Google đang bị cáo buộc sử dụng thông tin cá nhân trong tài khoản Google của người tiêu dùng kết hợp với thông tin về các hoạt động của những cá nhân đó trên các trang web không phải của Google để hiển thị quảng cáo mặc dù không được sự đồng ý rõ ràng.
ACCC cho hay, "Điều này có nghĩa là ngay cả dữ liệu hoạt động trực tuyến tại những địa chỉ nằm ngoài Google của người dùng cũng đã bị liên kết với tên và những thông tin nhận dạng khác của họ, tất cả đều do Google nắm giữ. Trước đây, thông tin này vốn được giữ riêng biệt với tài khoản Google của người dùng, nghĩa là dữ liệu sử dụng không được liên kết với thông tin nhận dạng cá nhân".
ACCC cho rằng mọi hoạt động trên internet, dù là bên ngoài Google của chúng ta đều được nhận dạng và thu thập
Từ ngày 28.6.2016 đến ít nhất là tháng 12.2018, chủ tài khoản Google đã được nhắc nhấp vào "Tôi đồng ý" với thông báo bật lên từ Google nhằm mục đích giải thích cách họ dự định mở rộng việc sử dụng dữ liệu cá nhân để có được sự đồng ý từ người dùng.
Nội dung thông báo của Google viết: "Chúng tôi đã giới thiệu một số tính năng tùy chọn cho tài khoản của bạn, cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn dữ liệu mà Google thu thập và cách nó được sử dụng, đồng thời cho phép Google hiển thị cho bạn nhiều quảng cáo phù hợp hơn". Thông báo này còn đi kèm với 2 tuyên bố: "Sẽ có thêm nhiều thông tin trong Tài khoản Google để giúp bạn dễ dàng xem xét và kiểm soát hơn" và "Google sẽ sử dụng thông tin này để làm cho quảng cáo trên web phù hợp hơn với bạn".
Theo cơ quan giám sát người tiêu dùng, thông báo "Tôi đồng ý" đã gây hiểu nhầm vì người tiêu dùng không thể hiểu đúng về những thay đổi mà Google đang thực hiện cũng như cách dữ liệu của họ được sử dụng như thế nào. Rod Sims, Chủ tịch ACCC nói: "Chúng tôi tin rằng nhiều người tiêu dùng, nếu được đưa ra một lựa chọn sáng suốt, có thể đã từ chối việc cho phép Google kết hợp và sử dụng một loạt thông tin cá nhân của họ vì lợi ích tài chính của Google". Cơ quan giám sát người tiêu dùng cũng cáo buộc Google đã đánh lừa người tiêu dùng về một bản cập nhật liên quan đến chính sách bảo mật của mình. Bản cập nhật đã thay đổi chính sách bảo mật với nội dung: "Tùy thuộc vào cài đặt tài khoản của bạn, hoạt động của bạn trên các trang web và ứng dụng khác có thể được liên kết với thông tin cá nhân của bạn để cải thiện các dịch vụ của Google và quảng cáo được cung cấp bởi Google".
Nội dung thông báo của Google
Chính sách bảo mật được cập nhật của Google cũng tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không giảm quyền của bạn theo Chính sách bảo mật này mà không có sự đồng ý rõ ràng của bạn". Ở điểm này, ACCC cáo buộc mặc dù Google nói rằng họ sẽ không giảm quyền của người tiêu dùng nếu không có sự đồng ý rõ ràng, thế nhưng Google vốn đã không rõ ràng về những thay đổi trong chính sách quyền riêng tư với người tiêu dùng.
"Chúng tôi đang thực hiện hành động này vì chúng tôi cho rằng Google đã đánh lừa người tiêu dùng Úc về những gì họ dự định làm với một lượng lớn thông tin cá nhân của họ, bao gồm cả các hoạt động trên các trang web vốn không được kết nối với Google. Việc sử dụng thông tin theo cách này cho phép Google tăng đáng kể giá trị của các sản phẩm quảng cáo của họ, từ đó thu về một lượng lớn lợi nhuận", ông Sims cho biết thêm.
Trong một diễn biến khác, Google cũng đang phải đối mặt với một vụ kiện khác từ ACCC cáo buộc Google lừa dối người dùng về cách thu thập dữ liệu vị trí trên thiết bị Android. Đối với vụ kiện này, ACCC cáo buộc trong năm 2017 và 2018, Google không thông báo cho người dùng cần vô hiệu hóa cài đặt lịch sử vị trí trong Android, cũng như cài đặt hoạt động của ứng dụng và web để ngăn Google lưu trữ dữ liệu vị trí.
Vào tháng 8 năm ngoái, ACCC cho biết họ đã có tới 5 cuộc điều tra, xem xét hành vi của Google và Facebook. Trong một phát ngôn hồi tháng 10, Chủ tịch ACCC nói: "Chúng tôi cáo buộc Google đã đánh lừa người tiêu dùng bằng cách im lặng về việc phải tắt các thiết lập này". Sau đó, Google lên tiếng cho rằng các khiếu nại của ACCC không phản ánh cách các thiết bị Android xử lý dữ liệu vị trí.
ACCC cũng đã đưa ra những lo ngại cạnh tranh sơ bộ về việc Google đề xuất mua lại Fitbit. Cơ quan này cho biết đang làm việc riêng với một bộ quy tắc ứng xử bắt buộc nhằm giải quyết sự mất cân bằng quyền lực giữa các nền tảng kỹ thuật số, trong đó bao gồm Google và các công ty truyền thông.
'Hãy xóa ngay TikTok' Các chuyên gia của ProtonMail khuyên người dùng cẩn thận với TikTok, xóa ngay nếu lo sợ dữ liệu của mình bị TikTok thu thập. Báo cáo từ các chuyên gia an ninh mạng của ProtonMail vừa khuyên mọi người "cảnh giác" với TikTok vì không chỉ thu thập dữ liệu cá nhân, ứng dụng này còn hợp tác với chính quyền Trung...