Thử thai và những thắc mắc không biết hỏi ai
Thực tế, những thử nghiệm thử thai không hề đơn giản như một số chị em vẫn nghĩ. Có rất nhiều thắc mắc và lo lắng xung quanh thử nghiệm này!
1. Khi tôi kiểm tra nước tiểu của mình để phát hiện có đang mang bầu hay không, tôi thấy 1 vạch đầu tiên trên que thử có màu hồng nhưng màu đó lại biến mất sau một vài phút. Vậy tôi có thai hay không? (Ngọc Hà, ĐN)
Trả lời:
Ngọc Hà thân mến!
Thường thì nếu vạch báo hiệu trên que thử biến mất thường cho thấy một kết quả tiêu cực: Bạn đang không mang thai. Tuy nhiên để chắc chắn điều này, bạn nên tiếp tục một thử nghiệm lần 2 với que thử để kiểm tra một kết quả chính xác nhất nhé.
2. Khi tôi dùng que thử để thử thai, lúc ban đầu nó chỉ có một vạch và báo hiệu một kết quả là tôi không mang thai. Tuy nhiên, cứ để que thử đó trong 1h sau tôi lại thấy một vạch màu hồng nữa xuất hiện trên que thử. Tôi nên kết luận thử nghiệm với que thử của mình như thế nào đây? (Quế Chinh, 24 tuổi)
Trả lời:
Chào Quế Chinh!
Ở trường hợp của bạn, có hai khả năng có thể xảy ra. Trước tiên, bạn có thể đang mang thai nhưng mức độ hormone hCG còn thấp.
Thứ hai, vạch màu hồng đã xuất hiện trong que kiểm tra của bạn sau 1h có thể là do bốc hơi hoặc phản ứng một số hóa chất trong môi trường xung quanh. Do đó, để biết kết quả chính xác, bạn cũng nên thực hiện thử nghiệm này thêm một lần nữa cách khoảng 1 tuần sau đó.
3. Mình nên làm gì nếu thấy kết quả thử nghiệm que thử là âm tính – một vạch (không mang bầu) nhưng chu kỳ nguyệt san của mình thì lại lặn mất tăm gần 2 tháng nay? (Minh Hạ, 26 tuổi)
Trả lời:
Chào Minh Hạ!
Video đang HOT
Nếu bạn đang rơi vào tình cảnh này thì hãy cố kiên nhẫn chờ đợi thêm một tuần nữa và sau đó lại kiểm tra nước tiểu của bạn với một que thử thai mới nhé.
Nếu tại thời điểm lần thử thứ 2 này, que thử cũng vẫn cho kết quả âm tính và bạn vẫn không thấy cô nàng nguyệt san ghé thăm thì bạn nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Rất có thể, cô nàng “đèn đỏ” không ghé thăm bạn nữa do một số bệnh tật trong cơ thể gây nên chăng?
4. Không hiểu sao trước khi dùng que thử, mình đã nhận được kết quả báo hiệu là đang có thai. Tuy nhiên mình lại thấy máu nguyệt san như bình thường. Mình đang không hiểu gì hết! (Nguyên Thảo, HCM)
Trả lời:
Bạn Nguyên Thảo thân mến!
Một lần nữa, ở trường hợp của bạn có hai khả năng có thể xảy ra. Có thể bạn đã có thai nhưng thai của bạn đã bị sẩy sau đó. Hoặc trong máu kinh nguyệt ngày đầu tiên của bạn có chứa hormone hCG trong đó. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến một chuyên viên y tế để xác nhận với một số thử nghiệm khác.
Thứ hai, không loại trừ trường hợp que thử thai đã cho bạn một kết quả sai.
5. Mình nghe nói rằng, kết quả thử nghiệm mang thai có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhưng chỉ cần thử thai bằng que thử thai là đủ. Có khi nào mức độ hormone hCG có trong nước tiểu mà không phải do mang thai không? (Nguyễn Hoa, HN)
Trả lời:
Nguyễn Hoa thân mến!
Thực tế, thử nghiệm mang thai với que thử có thể phát hiện sự hiện diện của hormone hCG trong nước tiểu. Tuy nhiên, mặc dù độ chính xác 99%, nhưng bạn không nên chỉ dựa vào kết quả tích cực thể hiện qua việc kiểm tra với que thử thai mà nên phải xác nhận chính xác bởi một bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, trong trường hợp u nang buồng trứng và mang thai ngoài tử cung mức độ hormone hCG cũng tăng trong cơ thể người phụ nữ.
6. Mình đang rất muốn dùng que thử thai để thử kết quả. Tuy nhiên cô bạn đồng nghiệp củ mình lại khuyên mình đến bệnh viện để thử máu hoặc xét nghiệm nước tiểu vì chúng sẽ cho kết quả chính xác hơn. Điều này thực hư thế nào? (Bình Lan, HN)
Trả lời:
Bạn thân mến!
Đúng là một xét nghiệm máu luôn luôn chính xác hơn tuy nhiên bạn phải mất khá nhiều thời gian và chi phí cho nó cũng đắt đỏ hơn nhiều so với khi sử dụng que thử thai.
Ngoài ra, xét nghiệm máu có 2loại: định lượng và định tính. Các xét nghiệm máu định lượng có thể phát hiện hàm lượng rất thấp của hormone hCG, vì thế kết quả của nó không phải luôn luôn chính xác.
Các xét nghiệm máu định tính đưa ra một câu trả lời có hoặc không có. Theo đó mức độ hormone hCG mức dưới 5 được lấy làm kết quả thử nghiệm tiêu cực (không mang thai) trong khi mức độ hormone hCG trên 5 được coi là kết quả tích cực (có thai).
Vì thế, có vẻ như một bước thử nghiệm mang thai không phải là 100% là đáng tin cậy. Bạn nên tìm lời khuyên của bác sĩ nếu bạn có triệu chứng mang thai.
Thảo Nguyên (Theo Buzz)
Nguyên nhân khiến mụn mọc ở những chỗ... "khó nói"
1. Có ai như mình không? Mình bị mụn sưng màu vàng ở khắp vùng "núi đôi". Mình nên làm gì với những mụn này đây? Nó có liên quan gì đến ung thư "núi đôi" không hay do tiết bã nhờn vùng này của mình quá nhiều? (Dương Thu Hồng, 17 tuổi)
Trả lời:
Thu Hồng thân mến!
Theo như mô tả thì bạn đang gặp vấn đề về da chứ không phải là những vấn đề liên quan đến vùng "đồi núi". Đến một bác sĩ da liễu thăm khám sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với bạn.
2. Mình bị mụn đỏ ở khắp vùng eo, không hề ngứa, nhưng lại đau khi sờ vào. Mới đầu mình nghĩ chắc do nguyệt san gây nên, nhưng hóa ra không phải. Liệu có phải mình bị dị ứng không nhỉ? (Phạm Thu Hoài, HN)
Trả lời:
Chào Thu Hoài!
Sẽ rất khó đoán biết những mụn đó do đâu mà xuất hiện nếu không được nhìn trực tiếp bạn ạ. Nhưng có không ít XX đã bị nổi mụn ở vòng 2 do phản ứng với những khuy bằng kim loại ở quần áo. Vùng eo nếu quá nóng hoặc đổ mồ hôi nhiều cũng có thể tạo điều kiện cho mụn phát triển. Mặc đồ có cạp rộng một chút sẽ là giải pháp khá hiệu quả.
Cũng không loại trừ khả năng bạn bị nhiễm trùng da. Nhiễm trùng da thường kèm theo có vẩy và dễ vỡ, đôi khi khiến bạn bị sốt nữa. Hãy chú ý theo dõi bạn nhé để đến bác sĩ thăm khám kịp thời!
3. Mình chưa thấy ai bị nhiều mụn đỏ và to tướng ở đùi như mình. Thế nên, mình có dám mặc soọc ngắn bao giờ đâu. Thậm chí còn không dám tắm chung cùng bạn bè vì xấu hổ nữa cơ. Mình bị sao đây không biết? (Trần Phương Linh, HCM)
Trả lời:
Chào bạn Phương Linh!
Có lẽ bạn thường bị mụn như thế này vào mùa hè nhiều hơn, vì khi đó cơ thể ra nhiều mồ hôi và chất nhờn. Khi đó, chúng đóng thành khối và tạo vẻ giống như những mụn màu đỏ. Nếu mặc quần bò hay quần sóc ngắn, vô tình bạn đã tạo điều kiện cho mụn phát triển thêm.
Một nguyên nhân khác cũng cần được chú ý là vi khuẩn nấm. Đó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến lý do tại sao đùi bạn nhiều mụn như vậy. Vì thế, để biết chính xác nguyên nhân và điều trị dứt điểm để thoải mái diện quần sóc ngắn thì tại sao bạn không đến bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác nhất nhỉ?
4. Mình có điều này bí mật, nhưng không thể không nói: Mình bị mụn ở... vòng 3. Xí hổ quá! Vì sao vòng 3 của mình lại bị mụn?
Trả lời:
Bạn thân mến!
Thực tế, không thể nghe vậy mà đoán biết được bạn bị sao. Thường thì mụn xuất hiện có thể do bội nhiễm hoặc do vẩy nến.
Rất nhiều trường hợp bị mụn ở vòng 3 là do mặc quần chật, mồ hôi ra nhiều không thấm được,...Nếu thấy chỗ mụn này không có dấu hiệu thuyên giảm hay ngày càng nhiều hơn, thì bạn hãy nhanh chóng hỏi bác sĩ bạn nhé!
Thế mới biết, ngoài mặt tiền, lưng và vai, mụn có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể của chúng mình. Và dù có xuất hiện ở đâu thì nó cũng làm khổ chủ của chúng ta lo lắng. Vậy thì, tốt nhất bằng mọi biện pháp, bạn nên tống cổ lũ mụn mọc ở những vùng khó chịu này và nên ngăn ngừa nguy cơ bị mọc mụn là tốt nhất các bạn nhỉ?
Theo VCTV
3 điều cần biết khi dừng uống thuốc tránh thai hàng ngày Quyết định dừng uống thuốc ngừa thai có thể được thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ thậm chí có thể dừng uống ở cuối chu kỳ để tạo ra một sự chuyển tiếp giúp bạn quay trở lại vòng kinh nguyệt một cách dễ dàng và tự nhiên hơn. Điều 1 Trước hết, bạn cần quyết định thời...