Thụ thai 2 lần liên tiếp trong 5 ngày
Mục tiêu chu kỳ sinh sản ở phụ nữ rất đơn giản, đó là mang thai. Vì vậy, khi mục tiêu đã đạt được, cơ thể sẽ ngừng rụng trứng và chuyển sang nuôi dưỡng bào thai.
2 bé Lilo và Imelda chào đời ngày 10/8/2021, giống nhau như cặp song sinh
Theo trang tin Mirror của Anh, chị Odalis Martinez (25 tuổi), người Mỹ, mang thai hồi tháng 11/2020. Trong lần khám thai đầu tiên, chị đã vui mừng khi biết mình sẽ có 2 con nhưng không phải song sinh mà lại được thụ thai vào hai ngày khác nhau trong cùng 1 tuần. Odalis chia sẻ, bản thân luôn tâm niệm, chuyện mang thai của mình giống như một phép màu. Sau lần sẩy thai đầu tiên, Odalis tiếp tục đậu thai nhưng ở 2 lần khác biệt. Hai bé gái Lilo và Imelda chào đời ngày 10/8/2021, giống nhau như cặp song sinh.
Video đang HOT
Hiện tượng hiếm thấy này được chuyên môn gọi là bội thụ tinh khác kỳ (superfetation), nói về trường hợp phụ nữ thụ thai thêm một đứa trẻ khác trong lúc đang mang thai. Nó có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần sau lần mang thai đầu tiên. Hiện tượng này xảy ra ở 0,3% các trường hợp mang thai, thậm chí nhiều chuyên gia y tế cho rằng nó hoàn toàn không tồn tại ở người.
Theo trang tin y học Mỹ Medicinenet, đến nay mới có 10 trường hợp bội thụ tinh khác kỳ được ghi nhận trong y văn thế giới. Thông thường, mục tiêu chu kỳ sinh sản ở phụ nữ rất đơn giản, đó là mang thai. Vì vậy, khi mục tiêu đã đạt được, cơ thể sẽ ngừng rụng trứng và chuyển sang nuôi dưỡng bào thai. Điều này thường xảy ra trong vòng 10 ngày kể từ khi mang thai. Có nghĩa, trừ khi có nhiều trứng bị bỏ rơi, người trong cuộc có thể mang thai.
Điều gì làm cho bội thụ tinh khác kỳ trở nên cực kỳ hiếm gặp? Đó là khi cơ thể bị “trục trặc” theo hai cách. Thứ nhất, tử cung phải ở trạng thái mở trong thời gian dài hơn so với bình thường 10 ngày để cho trứng thứ hai thâm nhập vào. Thứ hai, quả trứng thứ hai phải rụng sớm hơn dự kiến, bình thường trứng rụng theo chu kỳ 28 ngày nhưng trong trường hợp này lại biến thiên. Ngay cả khi hai điều nói trên xảy ra, người phụ nữ vẫn phải trải qua tất cả các quy trình mang thai bình thường. Nguy cơ lớn nhất của bội thụ tinh khác kỳ là đứa con thứ hai sẽ sinh non khi người mẹ vượt cạn đứa con đầu do thời điểm thụ thai cách nhau nhưng đây không phải là vấn đề nan giải.
Hy hữu người phụ nữ thụ thai hai lần liên tiếp trong 5 ngày
Bà mẹ trẻ ở Mỹ đã chia sẻ về thai kỳ kỳ lạ của mình khi cô ấy mang thai hai lần cách nhau 5 ngày mà không phải là sinh đôi.
Cặp đôi Odalis và Antonio Martinez cùng hai cô con gái nhỏ. Ảnh: Daily Mail
Đôi vợ chồng Odalis và Antonio Martinez ở California, Mỹ, đã rất vui mừng sau khi biết tin người vợ mang thai vào tháng 11/2020.
Thế nhưng, vào lần khám siêu âm đầu tiên, cô gái 25 tuổi thậm chí còn vỡ oà hơn nữa khi biết cô và chồng sắp sửa chào đón hai đứa trẻ được thụ thai vào hai ngày khác nhau trong cùng một tuần.
Hiện tượng hiếm thấy này được gọi là bội thụ tinh khác kỳ (superfetation), nhằm chỉ trường hợp một người phụ nữ thụ thai thêm một đứa trẻ khác trong lúc đang mang thai. Nó có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần sau lần mang thai đầu tiên.
Odalis chia sẻ bản thân luôn cảm thấy câu chuyện mang thai của mình giống như một phép màu nhiệm. Sau một lần đau buồn vì sảy thai, cô lại tiếp tục được ấp ủ trong mình không chỉ một mà đến hai sinh linh bé bỏng, đặc biệt hơn nữa khi chúng không phải song thai.
Sau đó, hai bé gái Lilo và Imelda đã chào đời khoẻ mạnh vào ngày 10/8/2021. Trên thực tế, hai bé trông giống nhau như thể là chị em song sinh.
Rất khó chẩn đoán bội thụ tinh khác kỳ vì sự hiện diện của hai bào thai trong bụng mẹ thường được cho là song sinh. Đặc điểm chính để phân biệt là việc hai bào thai đang phát triển với tốc độ khác nhau.
Các bác sĩ có thể xác định ngày thụ thai chính xác bằng cách kiểm tra kích thước của thai nhi và so sánh với hình thái phát triển tương tự của các thai kỳ.
Hiện tượng này cực kỳ hiếm gặp nên các tài liệu y khoa trước đây chỉ ghi chép được một số trường hợp bội thụ tinh khác kỳ tại Anh, Italy và Canada.
Sau mắc COVID-19, phụ nữ nên đợi bao lâu để mang thai là tốt nhất? Nếu phụ nữ mang thai ngay sau khi phục hồi bệnh COVID-19 liệu có bảo đảm an toàn cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ? Nên đợi bao lâu để thực hiện kế hoạch mang thai? 1. Tại sao việc đợi để mang thai là quan trọng? Việc thụ thai ngay sau khi hồi phục sau COVID-19 có thể gây ảnh...