Thứ rau dại giá 70.000 đồng/kg trước chả ai thèm ăn, bỗng chốc thành đặc sản dân thành phố săn lùng
Những tưởng loại rau này chỉ dành cho lợn ăn, thế nhưng giờ đây nó đã trở thành một loại rau đặc sản ngon miệng và còn rất tốt đối với sức khỏe con người.
Rau trai có tên khoa học là Commelina communis, thuộc họ Thài Lài. Đây là một loại rau mọc hoang dã vô cùng phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là tại những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Chúng còn sở hữu một vài tên gọi khác như cỏ chân vịt, thài lài trắng, áp chích thảo, nhi hoán thảo,…
Rau trai phổ biến ở cả 3 miền của nước ta, chúng thường được người dân thu hái về để làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cây rau có chiều cao thân khoảng 30-50cm, thân phân nhánh, rễ mọc thành dạng sợi. Ngoài ra lá rau có màu xanh lục, ngắt ra sẽ thấy hơi nhớt, lá dạng mũi mác, chiều dài từ 6-10cm.
Rau trai có thể xuất hiện quanh năm, nở hoa vào tháng 5 đến tháng 9, kết trái vào tháng 8 đến tháng 11. Hoa của cây có màu xanh nước biển nhạt, xếp thành hình dạng mo gần giống như con trai ngoài biển. Quả của cây thì có dạng hình cầu, bên trong có chứa hạt nhỏ.
Không chỉ được dùng làm rau cho gia súc, gia cầm ăn hàng ngày, nhiều người dân còn hái lượm chúng về để chế biến thức ăn. Đặc biệt rau trai còn đã được khoa học chứng minh rằng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Cụ thể, rau trai chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo và một số amino axit có lợi cho cơ thể như awobanin, delphin, flavocommelin,… Theo Đông y, rau trai có tính hàn, vị ngọt thanh, thường được sử dụng để chống viêm, kháng khuẩn, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị viêm họng, giảm ho hiệu quả, điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, chữa kiết lỵ và một số bệnh về tiêu hóa,…
Nhờ vào những công dụng hữu ích mà rau trai mang lại, nhiều người đã tìm mua chúng về để bồi bổ sức khỏe như những loại rau ăn hàng ngày. Thậm chí nó đã trở thành một đặc sản quý giá, được rao bán trên nhiều sàn thương mại điện tử, chợ online với mức giá từ 50.000 đến 70.000 đồng/kg.
Rau trai có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng khác nhau. Phần lá non của chúng được tận dụng nhiều nhất, thường dùng để luộc, xào với thịt hoặc nấu canh chua, canh tôm tép sẽ mang lại hương vị thơm ngon, lạ miệng và rất cuốn hút.
Hiện rau trai đã trở thành một trong những loại rau được ăn hàng ngày ở vùng Tây Nam Bộ. Sử dụng chúng thường xuyên và đúng cách sẽ giúp mang lại sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và tăng cường phòng bệnh cho cơ thể.
Công thức chế biến rau thành món ăn thân thiện dành cho trẻ lười ăn
Hãy thử một số công thức dưới đây để khuyến khích con ăn thêm rau củ trong bữa ăn của gia đình.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất là một phần thiết yếu cho lối sống lành mạnh cũng như sự tăng trưởng, phát triển của trẻ. Tuy nhiên, rau củ vẫn là món không được ưa chuộng trên bàn ăn gia đình đối với con. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy thử một số cách dưới đây để giúp con hào hứng hơn với việc ăn rau nhé!
- Rau luộc với nước sốt ngon miệng.
- Cho con làm quen với các loại rau.
- Thay đổi cách chế biến.
Video đang HOT
- Sinh tố rau củ.
Hoặc ba mẹ cũng có thể thử một số công thức đơn giản và dễ làm này nhé.
Món Kimbap hoa
Nguyên liệu
Rong biển; dưa chuột; cà rốt; ớt chuông (xanh, đỏ); thanh cua; trứng; cơm; gia vị: dầu mè, muối, dấm gạo.
Các bước thưc hiện
1. Sơ chế rau củ:
- Cà rốt, ớt chuông thái sợi nhỏ và xào sơ với chút dầu chút muối để dễ cuốn hơn.
- Rau cải thái đoạn nhỏ, xào chín, sau đó trộn với 1 thìa cà phê dầu mè, ít muối.
- Dưa chuột, trứng rán thái sợi nhỏ và thanh cua cũng xé sợi nhỏ.
2. Cơm nấu xong để nguội rồi trộn với 1 thìa dầu mè, 1 thìa dấm gạo, 1 thìa muối.
3. Lá rong biển cắt thành 2 loại:
- Cắt rong biển thành 4 miếng vuông (12x10cm): dùng để cuộn từng nguyên liệu thành những cuộn nhỏ đường kính 0,5 cm. Dùng nước để dính mép rong biển, tránh bị bung ra.
- Cắt đôi lá rong biển (24x10cm): trải đều cơm vào lá rong biển, sắp xếp các cuộn nhỏ thành hình bông hoa rồi tiến hành cuộn lại. Có thể sử dụng mành cuốn để cuốn dễ dàng hơn. Tương ớt trộn với mayonnaise là có ngay bát sốt "thần thánh" của món ăn này rồi.
Smoothie bơ cải kale
Nguyên liệu:
- 1 nhánh cải kale.
- 1/4 quả bơ.
- 1/2 hũ sữa chua (hoặc 50ml sữa tươi. Bé dưới 1 tuổi dùng sữa công thức).
- 1 muỗng cafe hạt lanh xay.
Cách làm:
- Cải kale rửa sạch. Trùng sơ nước sôi hoặc luộc chín.
- Xay cải kale, bơ, sữa chua thành hỗn hợp sánh mịn.
- Cho ra ly. Mix thêm hạt lanh xay là xong.
Smoothie xoài cải kale
Nguyên liệu:
- 1 nhánh cải kale.
- 4 muỗng cafe yến mạch. - 1/2 quả xoài chín. Cách làm:
- Cải kake rửa sạch. Trùng sơ nước sôi hoặc luộc chín.
- Yến mạch thêm ít nước nấu chín.
- Xay nhuyễn hỗn hợp: cải kale, yến mạch, xoài.
- Cho ra ly là xong.
- Ngon hơn khi dùng lạnh.
Bánh trái cây
Nguyên liệu:
- Trái cây nghiền: Chuối, đu đủ, thanh long trắng, thanh long đỏ, xoài, bơ...
- Trái cây ép rây lấy nước: dưa hấu, lê, thanh long đỏ, cam xoàn ngọt...
- Bột gạo, bột mì, bột năng, yến mạch, quinoa...
Nếu làm bánh hấp: Trộn thêm bột gạo, bột năng theo tỷ lệ 1:1 vào hỗn hợp hoa quả nghiền hoặc nước ép. Thoa chút dầu dưới đáy bát. Bỏ bát vào nồi cho nước cao đến 1/3 bát, đậy nắp, buộc khăn sữa vào nắp nồi để không đọng nước. Hấp cách thủy trong vòng 20 phút là được.
Nếu làm pancake: Trộn thêm bột gạo với bột mì theo tỷ lệ 1:2 (có thể cho thêm yến mạch, quinoa để đa dạng hương vị) vào hỗn hợp hoa quả nghiền hoặc nước ép, cho thêm bột nở nếu muốn có độ phồng. Thêm nước/sữa mẹ/sữa công thức/nước trái cây nếu hỗn hợp quá đặc.
Làm nóng chảo, thêm chút xíu dầu, dùng khăn giấy lau đều dầu khắp đáy chảo, lau khô hết dầu rồi múc từng muỗng hỗn hợp bột áp chảo. Để lửa nhỏ, đợi bánh khô mặt hãy trở bánh để bánh không vỡ.
Bánh với rau củ thịt cá
Nguyên liệu:
- Rau củ xay ép lấy nước, lấy thêm 1 muỗng canh bã rau củ để có chất xơ.
- Nước ép dưa leo, lê, củ cải đỏ, cà rốt, su hào, ớt chuông vàng, đỏ (cho có vị ngọt) hoặc có thể dùng nước để xay với rau dền, chùm ngây, cải kale, bó xôi, cải cầu vồng...
- Ruốc gà, cá, heo, bò... hoặc cá thịt hấp với gừng, sả, lá chanh băm nhỏ.
- Bột gạo, bột mì, quinoa, yến mạch... (luôn trộn bột gạo và bột mì tỷ lệ 1:2).
Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu với nhau thành hỗn hợp. Làm nóng chảo, thêm chút xíu dầu, dùng khăn giấy lau đều dầu khắp đáy chảo, lau khô hết dầu rồi múc từng muỗng hỗn hợp bột áp chảo. Để lửa nhỏ, đợi bánh khô mặt hãy trở bánh để bánh không bị vỡ.
Bánh rau mini
Nguyên liệu:
- Nửa gói bột hỗn hợp ngô-muffin (khoảng 240g).
- 1 lòng trắng trứng.
- 3 muỗng canh.
- chén bí ngòi xắt nhỏ.
- tách củ cải đường đóng hộp xắt nhỏ.
- 2 muỗng canh dầu canola.
Cách làm:
Trộn bột với lòng trắng trứng và nước. Sau đó cho thêm vào bí ngòi, củ cải đường và trộn đều. Cho dầu canola vào chảo, đun nóng và dùng muôi nhỏ múc bột cho vào chảo chiên vàng hai mặt (mỗi mặt bánh khoảng 1-2 phút). Bạn có thể gấp đôi nguyên liệu lên và giữ lạnh 1 nửa hỗn hợp bột cho lần chế biến sau. Bánh dùng được cho trẻ tử 12 tháng tuổi trở lên.
Cây mọc "vô tội vạ" không chăm vẫn tốt um, lá xào ăn cực ngon, riêng quả bán 700.000đ/kg Mặc dù là rau dại nhưng hương vị của loại rau này cực ngon, toàn thân đều là báu vật, lá có thể xào, quả bán tới 700.000đ/kg. Loại rau được nhắc đến là tầm bóp hay một số địa phương gọi là cây thù lù, lồng đèn hoặc lu lu... Đây là cây thân thảo thuộc họ cà. Chúng thường mọc dại...