Thủ quỹ ngân hàng lén lấy tiền tỷ để cho vay lãi
Lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của ngân hàng, thủ quỹ phòng giao dịch đã lấy tiền tỷ “đi đêm” để lấy lãi suất từ tiền cho vay.
TAND Hà Nội ngày 16/9 đưa Trần Thị Thu (26 tuổi, quê Hưng Yên) – cựu Thủ quỹ làm việc tại Phòng Giao dịch Đền Lừ thuộc Ngân hàng Cổ phần Á Châu (ACB) ra xét xử về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Liên quan đến vụ án này, một số bị cáo trong đó có Đặng Quang Huy (29 tuổi, quê Thái Nguyên) bị truy tố tội Cưỡng đoạt tài sản và Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
Theo cáo trạng, lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý, ngày 10/9/2013, Trần Thị Thu đã lấy 2 tỷ đồng của quỹ phòng giao dịch, nhét vào thùng cát tông rồi nhờ bạn trai mang về nhà.
Nhóm bị cáo tại tòa.
Tuy nhiên, người mà Thu đang vay hơn 500 triệu đồng là Đặng Quang Huy cùng đồng bọn đã mai phục sẵn trước cửa phòng giao dịch, lái ô tô ép xe bạn trai của Thu, buộc anh này phải lên xe để gây sức ép Thu trả nợ.
Thấy bạn trai đang bị nhóm Huy khống chế, Thu buộc phải lên ô tô rồi lên cửa hàng cầm đồ Bảo Ngọc (ở TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).
Tại đây, Thu bị ép viết giấy nợ Huy 1,9 tỷ đồng. Sau đó nhóm Huy bắt người yêu của Thu lấy thùng cát tông trong xe ra kiểm tra thì phát hiện bên trong có tiền.
Thu van xin Huy: “Nếu như hôm nay mọi người lấy tiền này thì ngày mai tôi sẽ đi tù vì số tiền này tôi phải trả lại cho cơ quan” nhưng Huy nhất định không đồng ý và lấy đi số tiền 1,9 tỷ đồng. Sau đó, Huy gạch tờ giấy biên nhận vừa ép Thu viết.
Ngày 13/9/2013, Ngân hàng ACB trình báo việc Trần Thị Thu đã chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.
Video đang HOT
Theo kết quả điều tra, lợi dụng việc buông lỏng kiểm tra, giám sát từ ngày 16/8/2013, Thu đã lấy 3 tỷ đồng từ quỹ của phòng giao dịch để cho vay với lãi suất 3.000 đồng/triệu/ngày.
Do không có tiền để bù vào số tiền đã lấy này, nên trưa 18/8/2013, Thu đã lấy 74 cây vàng hiệu SJC của khách hàng gửi, mang đi cầm cố lấy 2,5 tỷ đồng và lấy tiếp 20.000 USD mang bán cho một cửa hàng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội để lấy tiền mặt bù vào số tiền Thu đã lấy ngày 16/8/2013.
Ngày 6/9/2013, Thu tiếp tục chiếm đoạt của Ngân hàng ACB 5 tỷ đồng. Ngày 7/9/2013, Thu tiếp tục chiếm đoạt 4 tỷ đồng tại quỹ của ngân hàng. Tổng số tiền Thu chiếm đoạt hơn 13,5 tỷ đồng cùng 74 cây vàng SJC và 20.000USD.
Các khoản tiền chiếm đoạt trên, Thu khai để mang đi cho vay nhưng không có giấy tờ chứng minh, đến nay, Thu không có khả năng thanh toán.
Sau nửa ngày mở phiên tòa, HĐXX nhận thấy, các bị cáo có một số lời khai mới tại tòa mà điều này không thể làm rõ ngay được tại phiên xử, nên đã tuyên trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung về những lời khai mới của các bị cáo để việc xét xử đảm bảo khách quan./.
Việt Đức
Theo_VOV
Giám đốc vào tù vì lừa đảo hàng loạt ngân hàng
Tháng 4/2011, Đắc thành lập Cty Cổ phần thương mại và dịch vụ du lịch Trường An, hoạt động cho thuê ô tô tự lái.
Theo tin tức trên báo Công an Nhân dân, mới đây, TAND TP. Hà Nội vừa đưa ra xét xử Phạm Xuân Đắc (SN 1976, trú ở phố Chính Kinh, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, ngày 31/3/2014, Đắc từng bị TAND TP. Hà Nội xử phạt tổng cộng 29 năm tù về 3 tội danh " Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức". Tuy nhiên, do bản án sơ thẩm này bị TAND Tối cao hủy một phần đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên Phạm Xuân Đắc buộc phải tái hầu tòa trong phiên sơ thẩm lần thứ hai.
Theo đó, trong hai năm, Đắc đã sử dụng phương pháp in màu kỹ thuật số để làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của một số ngân hàng và đăng ký xe ô tô để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều cá nhân với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Đắc 30 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc bị cáo Đắc phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.
Phạm Xuân Đắc lĩnh án 30 năm tù giam (Ảnh: Báo Đầu tư chứng khoán)
Lập công ty để đi lừa đảo
Theo Báo Đầu tư, cáo trạng thể hiện: Tháng 4/2011, Phạm Xuân Đắc thành lập và đứng ra làm Giám đốc CTCP Thương mại xây dựng và Du lịch Trường An (gọi tắt là Công ty Trường An) với ngành nghề kinh doanh chính là cho thuê xe ô tô tự lái.
Có được tư cách pháp nhân, Đắc được các ngân hàng cho vay vốn để mua sắm hàng loạt ô tô nhằm đưa vào khai thác kinh doanh. Đắc còn mượn, thuê phương tiện của nhiều cá nhân với mục đích kinh doanh, nhưng sau đó đem bán cho người khác.
Đơn cử như việc vay tiền Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Ngày 24/2/2011, Phạm Xuân Đắc cùng vợ ký hợp đồng vay của VIB 800 triệu đồng để mua 2 chiếc ô tô Chevrolet Cruze, thời hạn vay 60 tháng, tài sản bảo đảm cho khoản vay chính là 2 chiếc ô tô nói trên.
Theo hợp đồng vay tiền ngân hàng, sau khi mua và đăng ký phương tiện, công ty của Đắc buộc phải giao lại giấy tờ xe cho VIB. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, Đắc báo mất đăng ký các xe ô tô này, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng cấp lại giấy tờ mới.
Có được đăng ký mới, Đắc nhanh chóng bán cả 2 chiếc ô tô thế chấp ở ngân hàng cho những người có nhu cầu. Rắc rối hơn là 1 trong 2 chiếc ô tô hiệu Chevrolet Cruze sau đó đã được những chủ sử dụng tiếp theo mua đi, bán lại đến người thứ năm và cũng đã được sang tên cho chủ sở hữu mới.
Cũng tại VIB, vợ chồng Phạm Xuân Đắc còn có thêm hợp đồng tín dụng vay 690 triệu đồng để mua một xe Toyota Camry, điều kiện vay tương tự hợp đồng mua xe Chevrolet Cruze. Dù giấy tờ xe đã bị VIB giữ, nhưng Đắc đã báo mất và đề nghị cơ quan chức năng cấp lại. Phạm Xuân Đắc đã dùng giấy tờ xe được cấp mới để bán xe cho người khác.
Không chỉ thế, vợ chồng Phạm Xuân Đắc tiếp tục đi vay vốn ở ngân hàng khác. Ngày 28/4/2011, vợ chồng Đắc tiếp tục ký hợp đồng vay của Ngân hàng SeABank hơn 919 triệu đồng để thanh toán tiền mua một ô tô hiệu Toyota Camry với giá hơn 1,3 tỷ đồng, đăng ký mang tên Phạm Xuân Đắc. Thực hiện hợp đồng tín dụng, Đắc cũng đã đưa giấy tờ ô tô vào ngân hàng thế chấp.
Lần này, do SeABank kịp thời có văn bản đề nghị cơ quan quản lý phương tiện phong tỏa đăng ký các xe ô tô thế chấp nên Phạm Xuân Đắc đã làm giả thông báo giải chấp của ngân hàng kèm đơn trình báo mất đăng ký xe và đề nghị cơ quan quản lý cấp lại.
Sau này, cơ quan quản lý nghi ngờ thông báo của ngân hàng là giả nên đã trưng cầu giám định, nhưng khi có kết quả giám định cho thấy Phạm Xuân Đắc đã làm giả con dấu, chữ ký thì vị giám đốc này đã kịp bán xe cho người khác.
Tại SeABank, Phạm Xuân Đắc còn một khoản vay 871 triệu đồng để mua 2 xe Chevrolet Cruze và cũng được làm giả giấy tờ xe để đem bán.
Một ngân hàng khác, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã cho Phạm Xuân Đắc vay 1,3 tỷ đồng để mua 3 xe GM Chevrolet Cruze 1.6LT. Một trong 3 xe đã được làm thủ tục giải chấp. Hai xe còn lại, Phạm Xuân Đắc đã làm giả đăng ký xe và đem bán, gán nợ cho người khác.
Cơ quan tố tụng xác định, từ đầu năm 2011 đến 2012, Đắc gây ra 8 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác bằng thủ đoạn thuê, mượn xe ô tô tự lái, sau đó "chế" đăng ký giả, rồi bán đứt phương tiện của họ. Tổng cộng, Đắc đã chiếm đoạt hơn 3,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn xác định, trong số hàng chục chiếc ô tô mà Đắc "hô biến", có 2 chiếc hiện chưa truy tìm được nên quyết định tách rút hồ sơ, xử lý sau.
Liên quan đến vụ án này, Nguyễn Thị Hường (vợ Đắc, trú cùng địa chỉ) cũng được xác định đã giúp sức rất tích cực cho chồng. Nhưng hiện Hường vẫn vắng mặt tại địa phương nên các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa có cơ sở để làm rõ và cũng quyết định tách, rút hồ sơ xử lý sau...
Được biết, quá trình điều tra, cơ quan công an còn nhận được đơn của một số ngân hàng trình báo bị vợ chồng Phạm Xuân Đắc có hành vi chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, kết quả điều tra chưa đủ căn cứ kết luận hai đối tượng chiếm đoạt tài sản.
NINH LAN (Tổng hợp)
Theo DSPL
Vụ tham ô tại Agribank: 2 cán bộ Agribank lĩnh án chung thân Do cá độ thua và không có tiền thanh toán, các bị cáo đã câu kết với nhau chiếm đoạt của ngân hàng với số tiền hơn 26 tỷ đồng. Theo tin tức trên báo Người Lao Động, sau 3 ngày xét xử, 6 ngày nghị án, chiều 26-8, Hội đồng xét xử TADN tỉnh Quảng Nam đã tuyên án đối với 14...