Thủ quỹ bỏ trốn sau khi chiếm đoạt gần 1,3 tỷ đồng
Chu Thị Việt Hà (SN 1974, quê Thái Bình, sống tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) từng là Thủ quỹ kiểm ngân Phòng Giao dịch Hàm Long, Chi nhánh Thăng Long thuộc một ngân hàng ở Hà Nội.
Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Hà đã chiếm đoạt của ngân hàng số tiền gần 1,3 tỷ đồng rồi bỏ trốn 11 năm. Ngày 14-11, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hà bị truy tố về tội tham ô tài sản.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, ngày 14-12-2007, Chi nhánh Thăng Long có quyết định điều chuyển Hà về làm thủ quỹ kiểm ngân Phòng Giao dịch Hàm Long. Theo quyết định, Hà có nhiệm vụ thu tiền gửi tiết kiệm, tiền trả nợ vay của khách hàng, quản lý, bảo quản giấy tờ có giá như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm của khách hàng… Các giấy tờ này được quản lý tại két của Phòng Giao dịch Hàm Long do Hà quản lý.
Với chức năng là thủ quỹ, cuối mỗi ngày, Hà phải vào sổ sách, thực hiện trên máy tính, đóng tiền theo thếp, niêm phong, ký xác nhận số lượng tiền,sau đó trực tiếp bàn giao cho cán bộ Trung tâm Dịch vụ ngân quỹ (thuộc Công ty In thương mại và dịch của ngân hàng) theo hợp đồng ký kết giữa Chi nhánh Thăng Long và Trung tâm Dịch vụ ngân quỹ.
Ngày 10-9-2008, Hà bàn giao cho Trung tâm Dịch vụ ngân quỹ số tiền gần 5,6 tỷ đồng theo biên bản giao nhận tiền. Sau đó, Phòng Giao dịch Hàm Long ký giấy đề nghị chuyển tiền mặt về Trung tâm Dịch vụ ngân quỹ và đề nghị tiếp thêm quỹ cho Phòng Giao dịch Hàm Long số tiền gần 2,4 tỷ đồng.
Bị cáo Hà tại phiên xử.
Ngày 11-9-2008, Trung tâm Dịch vụ ngân quỹ chuyển cho Phòng Giao dịch Hàm Long số tiền gần 2,4 tỷ đồng theo đề nghị. Do số tiền Phòng Giao dịch Hàm Long chuyển về Trung tâm Dịch vụ ngân quỹ nhiều hơn số tiền Phòng Giao dịch Hàm Long xin điều chuyển, nên Trung tâm Dịch vụ ngân quỹ đã giữ lại số tiền Phòng Giao dịch Hàm Long nộp và kiểm đếm để chuyển cho các Phòng giao dịch khác thuộc hệ thống ngân hàng này.
Video đang HOT
Khi kiểm đến, cán bộ Trung tâm Dịch vụ ngân quỹ phát hiện,trong số tiền do Phòng Giao dịch Hàm Long nộp có chữ ký và niêm phong của Hà bị thiếu tiền và lẫn tiền các mệnh giá khác nên Trung tâm Dịch vụ ngân quỹ đã thông báo với Chi nhánh Thăng Long. Hà được yêu cầu đến Trung tâm dịch vụ ngân quỹ kiểm đến lại tiền nhưng Hà không đến và cũng không đến Phòng Giao dịch Hàm Long làm việc. Phòng Giao dịch Hàm Long điện thoại liên hệ thì Hà đã tắt máy.
Chiều 11-9-2008, Chi nhánh Thăng Long thành lập Tổ kiểm tra kho quỹ đột xuất Phòng Giao dịch Hàm Long và phát hiện, Hà chiếm đoạt của Phòng Giao dịch Hàm Long số tiền gần 1,3 tỷ đồng. Ngoài ra, Tổ kiểm tra còn phát hiện mất 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở của khách hàng do Hà quản lý. Sau một thời gian dài bỏ trốn, ngày 2-4-2019, Hà bị bắt tạm giam. Quá trình điều tra, Hà thừa nhận hành vi chiếm đoạt số tiền gần 1,3 tỷ đồng như trên.
Cơ quan điều tra còn xác định, ông Nguyễn Tuấn Long, Giám đốc Phòng Giao dịch Hàm Long và bà Vũ Thị Kim Chi, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Hàm Long (phụ trách kế toán, ngân quỹ) liên quan đến hành vi tham ô tài sản của Hà. Cụ thể là ông Long và bà Chi đã thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra việc Hà chiếm đoạt số tiền trên.
Hành vi của ông Long và bà Chi đã cấu thành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (quy định tại Khoản 2, Điều 360 BLHS năm 2016) với khung hình phạt từ 3 đến 7 năm tù. Nhưng do hết thời hiệu truy tố nên cơ quan điều tra không xem xét xử lý hình sự đối với ông Long và bà Chi.
Bị truy tố về tội tham ô tài sản (theo Điểm a, Khoản 4, Điều 363 BLHS năm 2015), Hà phải đối diện với hình phạt tù từ 20 năm đến chung thân hoặc tử hình. Về trách nhiệm dân sự, Viện KSND TP Hà Nội đề nghị Toà án buộc Hà phải bồi thường cho Phòng Giao dịch Hàm Long số tiền gần 1,3 tỷ đồng đã chiếm đoạt.
Tại phiên toà xét xử vụ án này, do vắng mặt luật sư bào chữa cho bị cáo Hà nên Hội đồng xét xử quyết định tạm hoãn phiên toà để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị cáo theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Hưng
Theo cand.com.vn
Vụ án kéo dài vì... xà quần với tội danh
Sau hơn hai năm rưỡi điều tra, truy tố, xét xử, vụ án tham ô tài sản ở Khánh Hòa phải quay lại với tội danh như ban đầu.
Ngày 27/10, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM xác nhận cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa (Công ty Nam Khánh Hòa). Đây là vụ chống hạn... trên giấy để tham ô tài sản như đã nhiều lần phản ánh.
Truy tố tội danh theo yêu cầu của tòa
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị VKSND tỉnh truy tố 7 bị can với vai trò đồng phạm giúp sức cho Đỗ Hồng Hải, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty Nam Khánh Hòa, về tội Tham ô tài sản. Bảy bị can này đều là cán bộ, nhân viên Công ty Nam Khánh Hòa, gồm Ngô Mạnh (cựu phó giám đốc), Đặng Thanh Xuân, Đỗ Xuân Đoan, Phan Tuấn Nam, Lương Thành Nam, Nguyễn Văn Tiến, Phạm Thị Ngọc Phi (kế toán).
Cơ quan điều tra xác định 7 bị can trên thực hiện theo chỉ đạo của giám đốc Đỗ Hồng Hải đã lập khống, ký khống hồ sơ để ông Hải chiếm đoạt 6,1 tỷ đồng ngân sách Nhà nước. Trong đó, cơ quan điều tra xác định số tiền mà từng bị can đã giúp sức cho ông Hải chiếm đoạt.
Kết luận điều tra bổ sung trên được đưa ra sau khi TAND tỉnh Khánh Hòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án. Ngày 22/8, sau hơn 10 ngày xét xử, TAND tỉnh Khánh Hòa đã quyết định trả hồ sơ cho VKSND tỉnh để điều tra bổ sung đối với hành vi của 7 bị cáo có dấu hiệu đồng phạm, giúp sức cho Đỗ Hồng Hải phạm tội Tham ô tài sản.
Ngoài 7 bị can trên, trong vụ án này còn có 4 bị can khác đã bị VKSND tỉnh Khánh Hòa truy tố tội Tham ô tài sản, gồm 3 cán bộ Công ty Nam Khánh Hòa là cựu Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Đỗ Hồng Hải, cựu Phó giám đốc Đoàn Phi Dũng, nguyên kế toán trưởng Diệp Thụy Khánh Trân và Nguyễn Văn Minh (giám đốc Công ty TNHH Thương mại xây dựng Thành Khánh Quyên).
Tại phiên tòa hồi tháng 8, TAND tỉnh Khánh Hòa đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung bảy bị cáo có dấu hiệu đồng phạm tham ô tài sản.
Trở lại với tội danh ban đầu
Theo hồ sơ, trước đây toàn bộ 11 bị can trong vụ án này đều bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố tội Tham ô tài sản. Sau hơn một năm điều tra, tháng 3/2018, cơ quan điều tra ra 7 quyết định thay đổi tội danh đối với họ.
Trong đó, 6 bị can được đổi sang tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng Phạm Thị Ngọc Phi được chuyển sang tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là 2 tội danh mới được quy định trong BLHS 2015 và nhẹ hơn tội Tham ô tài sản.
Trong quá trình chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, ngày 5/6, TAND tỉnh Khánh Hòa cũng có quyết định trả hồ sơ cho VKSND tỉnh để điều tra bổ sung. Tại quyết định này, TAND tỉnh nêu: Xét thấy VKSND tỉnh truy tố 7 bị can các tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi các bị can này đã phạm tội khác, có dấu hiệu đồng phạm với vai trò giúp sức cho Đỗ Hồng Hải phạm tội Tham ô tài sản.
Tuy nhiên, ngày 26/6, VKSND tỉnh có công văn giữ nguyên cáo trạng, đề nghị TAND tỉnh đưa vụ án ra xét xử. VKSND tỉnh cho rằng hành vi của 7 bị can không cấu thành tộiTham ô tài sản với vai trò đồng phạm cùng bị can Hải mà phạm tội Vi phạm quy định về đầu tư xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Khi tiến hành điều tra bổ sung theo yêu cầu của TAND tỉnh, ngày 7/10, VKSND tỉnh phải ban hành các quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bổ sung vụ án, thay đổi quyết định khởi tố bị can. Như vậy, sau hơn hai năm rưỡi khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, vụ án đã quay lại với tội danh cũ.
Chống hạn trên... giấy nhưng lấy tiền thật
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa xác định: Trong hai năm 2014, 2015, lợi dụng chủ trương bổ sung kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán, phục vụ tưới tiêu thủy lợi chống hạn của UBND tỉnh Khánh Hòa, giám đốc Công ty Nam Khánh Hòa đã tham ô, chiếm đoạt tổng cộng 6,1 tỷ đồng ngân sách nhà nước.
Theo đó, Đỗ Hồng Hải chỉ đạo cấp dưới câu kết với doanh nghiệp lập khống hồ sơ 24 công trình nạo vét chống hạn, gây thiệt hại đối với ngân sách nhà nước gần 5 tỷ đồng. Cùng thời điểm trên, Hải chỉ đạo cấp dưới lập khống khối lượng dầu bơm chống hạn với tổng kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng, trong đó thanh quyết toán khống gần 900 triệu đồng.
Theo Tấn Lộc/Pháp Luật TP.HCM
Truy tố đối tượng nhận gần 3 tỷ lừa "chạy việc" vào Vietsovpetro Từ năm 2013 đến 2018, bà Tú Anh đã nhận gần 3 tỷ đồng và 3.000 USD của hơn 30 người để lừa chạy việc và chuyển vị trí công tác. Chiều ngày 4/10, Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác nhận, đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ cho tòa án nhân dân cùng cấp để...