Thủ phủ Tân Cương bị phong tỏa
Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương của Trung Quốc, bất ngờ bị phong tỏa do các ca nhiễm mới trong cộng đồng sau 149 ngày “sạch bóng” Covid-19.
Lệnh phong tỏa thành phố 3,5 triệu dân này được ban hành một cách chóng vánh sau khi thủ phủ Tân Cương ghi nhận một số ca nhiễm nCoV mới trong cộng đồng. Thành phố cấm hầu hết các chuyến bay đến và đi, đồng thời đóng cửa tuyến tàu điện ngầm và dịch vụ xe buýt từ tối 16/7.
Tại các siêu thị, người dân chen lấn mua hàng sau khi một số khu dân cư thông báo hạn chế di chuyển. Những người từng ở Urumqi cũng bị từ chối vào các khu vực khác của Tân Cương.
“Chúng tôi sẽ cắt hoàn toàn đường lây nhiễm, tăng cường kiểm soát các khu vực đông người, quản lý chặt chẽ các làng và cộng đồng, tiến hành sàng lọc tại phòng khám của các bệnh viện”, đảng ủy Tân Cương hôm nay ra thông báo cho biết.
Video đang HOT
Một người liên quan tới cụm dịch chợ Tân Phát Địa nhận nước khử trùng tay sau khi hoàn thành cách ly tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 7/7. Ảnh: Xinhua
Nghi ngờ về một cụm dịch mới ở Tân Cương nổi lên sau khi một doanh nhân từng đi từ Urumqi đến tỉnh Chiết Giang được Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Tân Cương yêu cầu xét nghiệm nCoV hôm 14/7. Ông này được xác nhận là một ca không triệu chứng và là trường hợp đầu tiên sau 149 ngày Tân Cương không ghi nhận ca nhiễm nCoV nào.
Chiều qua, Ủy ban Y tế Tân Cương thông báo thêm một ca nhiễm mới là nữ nhân viên làm trong ngành bán lẻ, 24 tuổi, ở Urumqi, bị đau họng, sốt, đau đầu và đã nhập viện bằng xe cấp cứu. 3 người tiếp xúc với cô được xác nhận là các ca không triệu chứng và đang được giám sát y tế.
Vào nửa đêm đó đến giữa ngày 17/7, Tân Cương báo cáo thêm 5 ca nhiễm và 8 ca không triệu chứng, tất cả đều ở Urumqi, nâng tổng số ca nhiễm lên 6 ca được xác nhận và 11 ca không triệu chứng.
Việc chính quyền bất ngờ phong tỏa Urumqi nhận được cả ý kiến phản đối lẫn ủng hộ từ người dân. Để trấn an người dân, chính quyền Urumqi khẳng định các siêu thị có lượng thực phẩm dồi dào, đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
“Nguồn lực chăm sóc sức khỏe của Tân Cương không thể so sánh với những nơi khác ở Trung Quốc. Cắt nguồn lây nhiễm có thể là cách khống chế tốt nhất”, một người dân bình luận trên Weibo.
Trung Quốc hiện ghi nhận hơn 83.000 ca nhiễm nCoV, trong đó 4.634 ca tử vong.
Kazakhstan, quốc gia sát biên giới Tân Cương, cũng đang ứng phó với làn sóng tái bùng phát Covid-19. Lệnh phong tỏa toàn quốc thứ hai ở nước này đã được gia hạn thêm hai tuần, có hiệu lực đến đầu tháng 8.
Covid-19 bùng phát trong trường quân sự Indonesia
Gần 1.300 người liên quan tới Trường Sĩ quan Lục quân Indonesia dương tính với nCoV giữa lúc nước này chật vật kiềm chế đại dịch.
Tướng Andika Perkasa, tham mưu trưởng lục quân Indonesia, hôm qua cho biết trong số 1.280 ca nhiễm nCoV được ghi nhận tại Trường Sĩ quan Lục quân ở thành phố Bandung, tỉnh Tây Java, 991 người là học viên, còn lại là nhân viên và thành viên gia đình họ.
Hầu hết ca nhiễm không có triệu chứng. Học viện quân sự này đã bị phong tỏa và 30 người xuất hiện triệu chứng nhẹ phải nhập viện. Tính đến hôm qua, 17 người vẫn nằm viện.
Trường Sĩ quan Lục quân Indonesia tại thành phố Bandung, tỉnh Tây Java, bị đóng cửa hôm 9/7. Ảnh: AFP.
Ổ dịch được phát hiện sau khi hai học viên bị sốt và đau lưng tới khám tại một cơ sở y tế. Cả hai đều dương tính với nCoV, dẫn tới đợt xét nghiệm hàng loạt tại học viện, nơi có khoảng 2.000 học viên và nhân viên. Hiện chưa rõ các học viên bị nhiễm virus như thế nào, Perkasa cho hay.
Thống đốc tỉnh Tây Java đã gửi lời xin lỗi vì đợt bùng phát, đồng thời kêu gọi cư dân hạn chế di chuyển trong và ngoài khu vực đặt học viện cho tới khi tình hình được kiểm soát.
Indonesia hiện là vùng dịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với hơn 74.000 ca nhiễm và hơn 3.500 người chết. Tuy nhiên, con số thực tế được cho là cao hơn nhiều. Giới chuyên gia giải thích rằng khả năng xét nghiệm hạn chế của Indonesia không đủ bao quát quy mô thực sự của cuộc khủng hoảng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây cũng kêu gọi Indonesia tăng cường xét nghiệm.
WHO: "Khó có thể thanh toán được dịch Covid-19" Ngày 10/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, khó có thể thanh toán được dịch Covid-19. Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, ông Mike Ryan, người đứng đầu chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng, để tránh bùng phát các ổ dịch trong tương lai, các nước cần phải hành động...