Thủ phủ của người Cossack sông Đông
Novocherkassk là một trong những thị trấn lớn ở miền Nam nước Nga. Nó đặc biệt không chỉ ở lịch sử huy hoàng mà còn ở những đặc điểm nổi bật như kiến trúc, di tích lịch sử độc đáo.
Novocherkassk thành lập năm 1805 như thủ phủ mới của Quân khu Cossack sông Đông. Trong vòng hơn một thế kỷ, đây là thị trấn của giới tinh hoa người Cossack sông Đông – các Ataman (thủ lĩnh) của người Cossack, sĩ quan, quan chức…
Tượng Bá tước Matvey Ivanovich Platov cưỡi ngựa.
Ngỡ ngàng đầu tiên trên đường vào thành phố Novocherkassk là 2 cổng Khải hoàn môn nằm lần lượt ở phía Tây Nam và phía Bắc của Novocherkassk. Chúng được xây dựng vào năm 1817 để vinh danh chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc năm 1812, và tượng trưng cho những đóng góp to lớn của các đơn vị Cossack sông Đông trong cuộc chiến chống lại quân đội của Napoléon.
Điểm tiếp theo nằm ở trung tâm thành phố là Cung Atman, di tích kiến trúc của thế kỷ 19. Cung từng là nơi ở của các thủ lĩnh sông Đông và là nơi tiếp đón các vị khách cao cấp nhất trong các chuyến thăm của họ đến vùng sông Đông. Các phòng trong Cung đã chứng kiến những sĩ quan và tướng lĩnh xuất sắc – những anh hùng của Chiến tranh Vệ quốc, Crimea, Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, Nga-Nhật; các đại công tước và ba vị vua cuối cùng của nước Nga; cũng như các đại biểu của công nhân và binh sĩ Xô viết, các chỉ huy và chính ủy nổi tiếng của Hồng quân.
Nhà thờ Chính tòa Thăng thiên, nơi yên nghỉ của các anh hùng Cossack sông Đông.
Đến Novocherkassk, bạn không thể không đến thăm quảng trường Yermak, nơi giao cắt giữa đại lô Platov và đại lộ Yermak để chiêm ngưỡng Nhà thờ Chính tòa Thăng thiên hùng vĩ, nơi yên nghỉ của các anh hùng Cossack sông Đông trong Chiến tranh Vệ quốc chống lại quân đội Napoleon năm 1812: M. I. Platov, V. V. Orlov-Denisov, I. E. Efremov. Quảng trường Yermak là quảng trường trung tâm của thành phố, nơi bạn có thể ngắm tượng đài anh hùng Yermak Timofeevich, người đã chinh phục Siberia. Tượng đài được dựng để tưởng nhớ 300 năm thành lập đội quân Cossack sông Đông.
Sát cạnh quảng trường là tượng Bá tước Matvey Ivanovich Platov, Ataman nổi tiếng của người Cossack sông Đông, ngồi trên ngựa. Tướng kỵ binh đã tham gia tất cả các cuộc chiến của Đế quốc Nga cuối thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 19 này trong sử thi Nga được so sánh với Tráng sĩ Ilya Muromets. Năm 1805, chính Bá tước Platov là người đã lập Novocherkassk thành thủ phủ của quân đội Cossack sông Đông. Ngày nay, sân bay thủ phủ của tỉnh cùng tên Rostov trên sông Đông (cách Novocherkassk khoảng 40km), cũng được đặt theo tên ông.
Tượng đài anh hùng Yermak Timofeevich, người chinh phục Siberia.
Tọa lạc ngay gần đó, trên Đại lộ Platov là Bảo tàng Lịch sử Cossack sông Đông – bảo tàng lâu đời nhất ở miền Nam nước Nga, nơi có thể tìm hiểu kỹ về lịch sử hào hùng của đội quân Cossack sông Đông. Từ giai đoạn hình thành giới quí tộc sông Đông, cho tới sự tham gia của đội quân người Cossack sông Đông vào các giai đoạn lịch sử của nước Nga.
Bà Evgenija Sitlivaya, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Cossack sông Đông cho biết: “Người Cossack vùng sông Đông xuất hiện ở khu vực của chúng tôi từ thế kỷ thứ 16, thời đó khu vực này còn là thảo nguyên hoang vắng, là ranh giới giữa Nga với đế quốc Otoman. Đường biên giới này rất dài và người Thổ thường xuyên xâm phạm. Và để ngặn chặn, người Cossack sông Đông đã sống ở đây. Họ không phục tùng ai xong bảo vệ đường biên giới của nước Nga. Và vì điều này, Sa Hoàng đã trả lương cho họ”.
Bảo tàng Lịch sử Cossack sông Đông là bảo tàng lâu đời nhất ở miền Nam nước Nga với hơn 200.000 hiện vật lịch sử. Phần trưng bày tại tòa nhà chính của bảo tàng giới thiệu những món đồ quí của quân đội Cossack , cờ hiệu quân sự giai đoạn thế kỷ 18-19; Quân phục và trang phục của người Cossack thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20; vũ khí cao cấp được tặng cũng như chiến lợi phẩm; chân dung các thủ lĩnh quân sự cũng như những món đồ kỷ niệm của các Ataman sông Đông. Đáng chú ý trong số này có thể kể đến thanh gươm nạm vàng và ngọc của Bá tước Platov mà ông được chính quyền London tăng trong chuyến thăm thành phố này vì những chiến công và lòng quả cảm của mình, hay cây roi da của riêng ông. Bạn còn có thể thấy chiếc ghế gỗ mạ vàng dành cho các Ataman ngồi giải quyết các vấn đề quan trọng của người Cossack; áo khoác đỏ của Tướng kỵ binh Cossack, Vasily Vasilyevich Orlov-Denisov; Thanh kiếm duyệt binh của Sa hoàng Alexander I, được Sa hoàng Nicholas I ban cho quân đội Cossack sông Đông năm 1826 để vinh danh cuộc chiến 1812-1814…
Video đang HOT
Thanh gươm duyệt binh của Sa hoàng Alexander I, được Sa hoàng Nicholas I ban cho quân đội Cossack sông Đông.
Tại bảo tàng này, tôi cũng được nghe những câu truyện về cuộc sống của người Cossack sông Đông. Đó là việc nam giới Cossack sông Đông khi gia nhập quân đội luôn mang theo 2 con ngựa và Sa hoàng chỉ cần trang bị cho họ vũ khí là có thể tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trẻ em Cossack sông Đông từ 3-5 tuổi đã được dạy cưỡi ngựa, học bắn súng năm 7 tuổi, và 10 tuổi được học sử dụng kiếm. Chính vì thế, theo lời một nhân viên cao tuổi của bảo tàng, Sa hoàng không “tốn” nhiều và rất có lợi khi trả tiền cho người Cossack bảo vệ biên giới.
Cũng chính thông qua nhân viên bảo tàng nhiều tuổi này mà tôi biết có thể phân biệt vùng miền của binh sĩ Cossack thông qua màu sắc các sọc trên quần họ mặc. Ví dụ màu vàng là người Cossack vùng Ussuri, Astrakhan, Transbaikal và Amur; màu đỏ – sông Đông, Yenisei; đỏ thẫm – Kuban, Ural; màu xanh nhạt – Orenburg, Tểk; đỏ tươi – Siberi.
Bà Evgenija V. Sitlivaya, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Cossack sông Đông khẳng định vì lòng quả cảm cũng như quyết đoán, các Sa hoàng và Nữ hoàng đã nhiều lần tặng thưởng cho người Cossack sông Đông, và những món đồ trong Bảo tàng này là minh chứng cho điều đó.
Người dân ùn ùn đổ về sân bay Tân Sơn Nhất để đi chơi lễ
Ngày 9/4, người dân TP.HCM và các tỉnh ùn ùn đổ về sân bay Tân Sơn Nhất để đi chơi lễ hỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương.
Ghi nhận của VietNamNet trưa 9/4, lượng khách đổ về sân bay Tân Sơn Nhất khá đông. Phía trước quầy vé các hãng hàng không khách xếp hàng dài để làm thủ tục. Dù lượng khách đến đông nhưng không xảy ra quá tải.
Ở chiều các tỉnh về sân bay Tân Sơn Nhất, lượng khách đến cũng khá đông.
Một lãnh đạo Cảng vụ hàng không Miền Nam cho biết, trong hôm nay sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ 561 lượt chuyến bay đi và đến. Trong đó, có 507 chuyến bay chở khách, ước tính hơn 75.000 lượt khách đi lại. Trong đó, khách đi đạt hơn 40.000 người và chiều đến khoảng 35.000 khách. Ga quốc nội đạt 65.000 khách và ga quốc tế phục vụ khoảng 10.000 khách.
Từ sáng sớm 9/4, ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất đã nhộn nhịp
Người dân ùn ùn đi du lịch
Các điểm được khách chọn đến du lịch như Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng, Quy Nhơn
Các quầy vé đông đúc khách xếp hàng chờ làm thủ tục bay
Ước tính hôm nay có khoảng 75.000 khách qua sân bay Tân Sơn Nhất
Khách xếp hàng chờ làm thủ tục tại các quầy vé hãng Vietjet Air
Khách làm thủ tục khai báo PC-COVID
Xếp hàng qua khu soi chiếu an ninh
Hình ảnh tại ga quốc tế
Hôm nay, có khoảng 10.000 khách đi và đến sân bay Tân Sơn Nhất tại ga quốc tế
Khách chờ đón taxi tại sảnh chờ ga quốc tế
Một gia đình đoàn tụ sau 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, họ chụp hình lưu lại khoảnh khắc ấn tượng này
Côn Đảo - Từ địa ngục tới thiên đường: Vời vợi một thời Năm 1975, cuộc Tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân miền Nam - Bắc đã đưa non sông về một dải. Tại Côn Đảo vào đêm 30/4, Đảng ủy Côn Đảo đã lãnh đạo các tù nhân chớp thời cơ hành động, cướp chính quyền và làm chủ Côn Đảo, chấm dứt 113 năm là địa ngục trần gian. Trong...