Thu phí tin nhắn ủng hộ biển đảo, nhà mạng gây tai tiếng
Chỉ sau hơn một tháng phát động, hai chương trình ủng hộ biển đảo qua Cổng Nhân đạo quốc gia 1400 các nhà mạng đã thu được hàng trăm triệu đồng phí tin nhắn (300 đồng/tin). Điều này khiến dư luận không khỏi bất bình.
Với lợi nhuận hàng nghìn tỉ đồng, các doanh nghiệp viễn thông có thể cân nhắc tính cước tin nhắn ủng hộ biển đảo Ảnh: Hoàng Nam.
Hàng triệu tin nhắn nghĩa tình
Tại thời điểm hiện nay, có hai chiến dịch nhắn tin cùng hướng về biển Đông đang được triển khai đồng thời, đó là Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” (từ 11/4 – 10/6/2014) và Chương trình “Chung sức vì biển đảo quê hương” (từ 19/5 – 18/7/2014). Theo thông tin được cập nhật trên Cổng Nhân đạo quốc gia 1400, tính dến ngày 29/5, chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” (nhằm giúp đỡ gia đình thân nhân liệt sĩ Trường Sa, Hoàng Sa) đã nhận được 262.268 tin nhắn SMS (mỗi tin nhắn đóng góp 14.000 đồng), tổng giá trị hơn 3,67 tỉ đồng. Chương trình “Chung sức vì biển đảo quê hương” đã nhận được 744.854 tin nhắn SMS (mỗi tin nhắn đóng góp 18.000 đồng), tổng trị giá hơn 13 tỉ đồng. Như vậy, tổng số tiền đóng góp của dân đối với hai chương trình nói trên đến ngày 29/5 là hơn 16,67 tỉ đồng.
Về quy định mức thu 300 đồng/tin nhắn qua Cổng Nhân đạo Quốc gia 1400, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, phần tiền người dân đóng góp ủng hộ qua tin nhắn SMS sẽ chuyển trả nguyên vẹn cho các tổ chức đứng ra phát động quyên góp, còn về phía các doanh nghiệp viễn thông sẽ được thu đầy đủ cước SMS từ các tin nhắn ủng hộ theo giá cước được ban hành, đảm bảo doanh nghiệp có đủ chi phí hoạt động và có lợi nhuận một cách hợp lí.
Có thể nói, hiếm có chiến dịch nào nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ như hai chương trình hướng về biển Đông hiện nay, nhất là chương trình “Chung sức vì biển đảo quê hương”, người dân đã đóng góp hơn 13 tỉ đồng chỉ sau 14 ngày phát động. Bà Dương Bích Diệp – Giám đốc Cổng Nhân đạo quốc gia 1400 cho biết, trong tuần lễ thực hiện chiến dịch vừa qua, đã có rất nhiều thuê bao liên tục nhắn trên 100 tin nhắn, thậm chí trên 200 tin nhắn/số thuê bao, như đại diện một doanh nghiệp tư nhân ở Thủ Thừa, Long An đã nhắn tới 210 tin nhắn.
Video đang HOT
Mặc dù giá trị đóng góp của hơn 200 tin nhắn không phải quá lớn, chỉ gần 4 triệu đồng, song đáng ghi nhận, chủ thuê bao đã phải rất tâm huyết mới có thể dành thời gian, công sức để nhắn một lượng tin nhiều đến vậy! Cùng với nhiều hành động thiết thực khác trên nhiều mặt trận, từ chính trị, kinh tế, xã hội…, kết quả này càng thêm khẳng định, người dân cả nước đang đồng sức, đồng lòng vì chủ quyền dân tộc!
Nhà mạng đứng ngoài cuộc
Trong khi đó, theo quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông, với mỗi tin nhắn ủng hộ, nhà mạng sẽ thu phí 300 đồng. Như vậy, tổng mức phí các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động thu về từ cả hai chương trình đến ngày 29/5 là hơn 302 triệu đồng. Trong đó, mạng thông tin di động Viettel đang dẫn đầu về lượng ủng hộ: 382.674 tin nhắn, tương ứng số cước thu về hơn 114 triệu đồng; Tiếp đến là mạng VinaPhone 310.189 tin nhắn, doanh thu hơn 93 triệu đồng; Mạng MobiFone 306.265 tin nhắn, thu về gần 92 triệu đồng… Ngoài ra, các mạng như VNMobile, GTel đóng góp từ vài ba nghìn tin nhắn mỗi mạng.
Chị Đỗ Thu Thủy, một thuê bao của Viettel – người đã nhắn 10 tin cho cả hai chiến dịch băn khoăn, trong khi các khách hàng sẵn sàng ủng hộ thì nhà mạng vẫn thu phí 300 đồng/tin nhắn cho cảm giác họ đứng ngoài chương trình ý nghĩa này, thậm chí có điều kiện tăng doanh thu nhờ chương trình này.
Mang băn khoăn này trao đổi với đại diện Viettel, vị này thông tin ngắn gọn, Viettel thu phí tin nhắn theo đúng quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông. Cũng chung giải thích, mức thu 300 đồng/tin nhắn là theo quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông, ông Đoàn Xuân Hợp – Phó phòng Kinh doanh VinaPhone phân tích thêm, VinaPhone và các nhà cung cấp dịch vụ chỉ thu về 60% trên mức thu nói trên tương ứng 180 đồng/tin nhắn, 120 đồng còn lại (40%) là trích cho Cổng nhân đạo Quốc gia 1400. “Khoản thu 180 đồng/tin nhắn này không đủ bù đắp cho các chi phí vận hành, triển khai chương trình đó, như chiết khấu cho đại lý; Thu cước, chi phí bán hàng… Thực tế, với mỗi tin nhắn của chương trình, chúng tôi còn phải bù xấp xỉ 1.000 đồng”, ông Hợp nói. Phó Tổng giám đốc MobiFone Nguyễn Đình Chiến cũng có lí giải tương tự.
“Việc thu phí tin nhắn của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động là đúng theo quy định. Song với mức lợi nhuận từ vài nghìn tỉ đồng đến vài chục nghìn tỉ đồng mỗi năm, các nhà mạng nên cân nhắc việc thu cước tin nhắn với chương trình có ý nghĩa như hướng về biển đảo hiện nay”, chị Thủy nêu quan điểm.
Theo Giao Thông Vận Tải
Bkav không sợ bị nhà mạng chặn ứng dụng OTT Btalk
Bkav cho biết đã nghiên cứu và tìm ra giải thuật, công nghệ để lách qua nguy cơ bị nhà mạng chặn ứng dụng OTT.
Tại lễ ra mắt chính thức ứng dụng OTT miễn phí Btalk sáng nay, 16/4/2014, Bkav khẳng định chất lượng cuộc gọi của Btalk vượt trội hơn hẳn so với các ứng dụng OTT hiện có trên thị trường.
Tuy nhiên, đã có một số ý kiến hồ nghi sự khẳng định đó của Bkav. Theo luồng ý kiến này, chất lượng cuộc gọi thường phụ thuộc vào hạ tầng mạng như sóng 3G. Nếu các nhà mạng can thiệp bằng phương thức kĩ thuật như chặn ứng dụng OTT thì Btalk sẽ khó có thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Mặt khác, Btalk có thể đạt chất lượng tốt trong giai đoạn demo thí điểm bởi còn ít người dùng, đến khi số lượng người dùng tăng lên thì chất lượng cuộc gọi sẽ lại kém giống như các dịch vụ OTT khác.
Ứng dụng Btalk của Bkav trên Play Store.
Theo lãnh đạo Bkav, gần đây Viettel, VinaPhone, MobiPhone đều công bố sẽ gia nhập thị trường OTT nên không cần phải lo ngại chuyện ứng dụng OTT bị nhà mạng chặn.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tử Hoàng, Phó Chủ tịch phụ trách phần mềm Bkav nói: "Cách đây 5 - 6 tháng, câu chuyện OTT phụ thuộc hạ tầng mạng đã rất "nóng". Chúng ta có thể nghe đâu đó chuyện nhà mạng chặn OTT, "bóp" băng thông, chặn đường truyền, dịch vụ,... Trong quá trình phát triển Btalk, chúng tôi đã lường đến những tình huống như thế, và đã đưa ra giải thuật để lách qua việc bị nhà mạng chặn, đảm bảo cho các cuộc gọi bằng Btalk luôn được thông suốt, chất lượng tốt. Đương nhiên, cũng phải tùy thời điểm và hiện trạng việc chặn của nhà mạng thế nào để đưa ra chiến lược, chiến thuật hợp lý".
Theo công bố cụ thể hơn từ phía Bkav, giải pháp công nghệ mà Bkav đã nghiên cứu và dùng để đối phó với nguy cơ bị nhà mạng chặn dịch vụ OTT hoạt động theo phương thức peer-to-peer (mạng ngang hàng), dữ liệu từ điện thoại của hai người sử dụng dịch vụ Btalk sẽ có khả năng tìm được đường đến với nhau trực tiếp không qua 3G, giảm rất nhiều tính phụ thuộc của dịch vụ OTT vào đường truyền, đồng thời đảm bảo chất lượng cuộc gọi.
Đại diện của Bkav hơn một lần khẳng định Bkav đã có giải pháp kĩ thuật để vượt qua việc bị nhà mạng chặn ứng dụng OTT, trừ phi nhà mạng cắt hẳn dịch vụ đường truyền.
"Nếu là một cuộc chiến thì chúng tôi sẵn sàng theo đuổi cuộc chiến này. Nhưng bây giờ tôi nghĩ thời thế đã khác. Gần đây, các nhà mạng đã công bố sẽ tham gia thị trường OTT, nên tôi nghĩ vấn đề OTT phụ thuộc hạ tầng mạng không cần phải băn khoăn nhiều nữa", ông Nguyễn Tử Hoàng chia sẻ.
Như ICTnews đã đưa tin, Btalk là một ứng dụng OTT tích hợp miễn phí được Bkav đầu tư vài trăm tỉ đồng để nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện. Các tính năng gọi điện, chat,... miễn phí hoặc tính phí được hiển thị rõ trên 1 giao diện duy nhất, rất tiện dụng cho người sử dụng. Ngoài các tính năng cơ bản như gọi điện, nhắn tin, Btalk còn cung cấp nhiều tính năng, tiện ích khác như chia sẻ file, chia sẻ ảnh, chia sẻ địa điểm kiêm luôn hướng dẫn tìm đường đi, voice chat, gửi ghi âm, chat nhóm, gọi điện nhóm,...
Bkav xác định trước mắt chưa tính đến chuyện thu lợi từ Btalk dù đã chi vài trăm tỉ đồng đầu tư cho ứng dụng này. Theo "bật mí" của Bkav, Btalk chỉ là một ứng dụng, dịch vụ trong hệ sinh thái hệ thống phần mềm, một dự án lớn hơn của Bkav.
Theo ICTnews
Nhà mạng cam kết không nghẽn mạng dịp Giỗ Tổ Một tháng trước thềm Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014, cả 3 mạng di động lớn đã hoàn thành các công việc chuẩn bị mạng lưới gồm cả 2G và 3G, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ đồng bào về dự hội. Công tác thông tin liên lạc phục vụ đồng bào về dự Lễ hội Đền Hùng đã...