Thu phí đọc báo điện tử: Hướng đi được kỳ vọng
Tiếp bước các tờ báo Mỹ, nhật báo lớn nhất nước Đức là Bild sẽ bắt đầu thu phí đọc báo điện tử từ tháng 6 năm nay. Một xu hướng chung đang hình thành rõ tại châu Âu.
Theo Reuters, độc giả của nhật báo này sẽ phải trả tiền để có thể đọc được một số nội dung đặc biệt trên phiên bản điện tử, nghĩa là chấm dứt thời kỳ “đọc báo miễn phí”.
Về cơ bản, các tin tức chung vẫn sẽ được miễn phí nhưng nếu độc giả muốn đọc các bài viết, phỏng vấn, điều tra hay hình ảnh độc quyền thì phải trả tiền. Bild gọi mô hình thu phí này là “freemium”, ghép từ hai từ “free” (miễn phí) và “premium” (có chất lượng cao). Điều này khác với mô hình của báo New York Times ở Mỹ là giới hạn số bài viết mà độc giả được đọc miễn phí trong tháng.
Bù đắp doanh thu quảng cáo
Dịch vụ thu phí mới của Bild có tên gọi BILDplus, cung cấp cho độc giả ba gói cước khác nhau (với gói rẻ nhất là 4,99 euro/tháng, 1 euro = 27.000 đồng VN) cho phép độc giả tiếp cận tất cả các nội dung trên trang điện tử của báo này theo các mức độ và ưu đãi khác nhau.
Ví dụ với 14,99 euro/tháng, độc giả sẽ đọc được phiên bản điện tử của báo và một xấp coupon để có thể đem ra sạp báo đổi lấy báo in. Ngoài ra, Bild cũng sẽ cung cấp cho những độc giả mua báo in quyền truy cập nội dung online trong một ngày với giá chỉ 0,7 euro.
Số lượng ấn bản báo in của Bild đang sụt giảm. Theo số liệu mới nhất, trong quý 1 năm nay, Bild bán được 2,46 triệu bản/ngày so với năm ngoái là 2,67 triệu bản/ngày. Năm 1998, Bild từng có số lượng phát hành báo in lên đến 4,51 triệu bản/ngày.
Tập đoàn truyền thông Axel Springer, đơn vị quản lý báo Bild, gần đây đã đẩy mạnh các mô hình kinh doanh trên mạng Internet trong bối cảnh số lượng phát hành báo in và cả doanh thu quảng cáo cứ ngày một sụt giảm.
Năm ngoái, tổng giám đốc Mathias Doepfner từng dự đoán thời kỳ đọc báo miễn phí có thể sẽ phải chấm dứt, bởi hình thức đọc báo trả tiền không chỉ quan trọng đối với phía xuất bản mà còn là vấn đề sống còn đối với các nhà quảng cáo.
Cũng vào cuối năm ngoái, Axel Springer đã giới thiệu dịch vụ đọc báo trả tiền đối với một số nội dung trên trang điện tử của báo Die Welt, theo mô hình của các tờ báo như Financial Times, Wall Street Journal hay Britain’s Times. Dịch vụ này đã thành công bước đầu. “Chúng tôi đã có số thuê bao điện tử nhiều hơn cả lượng phát hành báo giấy. Đây là điều đáng khích lệ”- ông Mathias Doepfner cho biết.
Hướng đi được kỳ vọng
Báo Telegraph cho biết việc Bild bắt đầu thu phí đọc báo diễn ra trong bối cảnh các tờ báo ở châu Âu đang chật vật để tồn tại vì số lượng phát hành và doanh thu quảng cáo cứ ngày một giảm.
Video đang HOT
Các nhà phân tích nói các tờ báo khắp châu lục này đang theo dõi sát sao mô hình của Bild và xem có thành công hay không trong khi nhiều báo đang hi vọng sẽ đi theo mô hình này. Cách làm của Bild được đánh giá là một nỗ lực đáng kể để buộc độc giả ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu này phải trả phí đọc báo trực tuyến.
Giám đốc điều hành bộ phận kỹ thuật số của Bild, bà Donata Hopfen, nhận định: “Đây là một sự thay đổi trong mô hình hướng tới văn hóa trả tiền cho các nội dung báo chí trực tuyến. Đây là một dự án khổng lồ”.
Về lâu dài, Bild có thể sẽ tăng tỉ lệ nội dung “có chất lượng cao” với hi vọng độc giả sẽ dần quen với việc thu phí. Ông Doepfner thừa nhận hình thức này có thể không thành công nhưng mô hình trả phí đọc báo trực tuyến là một xu hướng ngày càng rõ.
Một tờ báo trực tuyến hàng đầu khác ở Đức là Spiegel Online cho đến nay vẫn phản đối ý tưởng thu phí đọc báo. Sau khi thay đổi dàn lãnh đạo hồi đầu năm, có vẻ như quan điểm này đang thay đổi nhưng báo này vẫn chưa công bố bất cứ kế hoạch nào.
Ở Anh, như báo Guardian cho biết, tờ The Sun mới đây cũng công bố kế hoạch thu phí đọc báo điện tử với gói cước 2 bảng (khoảng 60.000 đồng VN) một tuần. Đổi lại, độc giả sẽ được tiếp cận bản điện tử trên trang web của báo này cùng gói điểm tin bóng đá.
Các nhà quan sát nhận định tiếp bước các tờ báo Mỹ thu phí đọc báo điện tử, báo chí châu Âu về tổng thể cũng đang ngả theo xu hướng này trong bối cảnh doanh thu giảm khiến nhiều tờ báo có nguy cơ bị đóng cửa và độc giả chuyển dần sang xem tin tức trên máy tính hoặc máy tính bảng. Nhật báo kinh tế lớn thứ hai của Đức là Financial Times Deutschland đã phải đóng cửa hồi năm ngoái. Báo Frankfurter Rundschau đã nộp đơn xin phá sản và sa thải toàn bộ nhân viên. Hãng tin Đức DADP cũng mới phá sản, còn hầu hết các tờ báo khác đang phải chật vật tìm cách cắt giảm chi phí khi doanh thu quảng cáo sụt giảm.
Tại Đức, số người đọc báo giấy cũng sụt giảm trong những năm qua. Từ năm 2000 – 2011, số phát hành báo giấy nhìn chung đã giảm 22%, từ 24 triệu bản còn 18,9 triệu bản/năm.
Theo GenK
RIAV và MV Corp không đủ quyền thu phí nhạc bản quyền?
Sau khi MV Corp tuyên bố bỏ cuộc thu phí tải nhạc, cộng đồng mạng vì không hiểu rõ vấn đề bản quyền nên đã có nhiều ý kiến bán tín bán nghi cho rằng các đơn vị làm việc không tốt và không triệt để.
Bản quyền là lĩnh vực thu lại lợi nhuận rất lớn, tuy nhiên không phải lúc nào các cơ quan chức năng cũng có thể kiểm soát được nó. Để người nghe hiểu rõ và ý thức được vấn đề nhạc bản quyền tại Việt Nam, GenK đã liên hệ với một chuyên gia trong lĩnh vực bản quyền. Ông sẽ cho độc giả hiểu rõ hơn vấn đề đang thu hút được nhiều sự quan tâm này.
GenK xin phép không tiết lộ thông tin cá nhân của vị khách mời vì vấn đề cá nhân vì lĩnh vực bản quyền tại nước ta còn khá nhạy cảm. Mời độc giả theo dõi bài phỏng vấn:
Chào ông, ông có thể cho độc giả của GenK biết ý kiến cá nhân của mình sau vụ việc MV Corp tuyên bố bỏ cuộc thu phí tải nhạc?
Tôi không bất ngờ về việc này, MV Corp bỏ cuộc là điều tất yếu và tôi nghĩ sau một thời gian thu phí, đã đến lúc MV Corp dừng lại.
Tại sao ông lại cho rằng MV Corp bỏ cuộc là điều tất yếu thưa ông?
Trên thực tế, một ca khúc gồm có hai loại bản quyền: Bản quyền tác giả và Bản quyền các bên liên quan. Bản quyền tác giả là bản quyền của người viết ra ca khúc đó; bản quyền các bên liên quan là quyền thuộc về các hãng phát hành, ca sĩ, bản phối bản mix,... có liên quan đến ca khúc. Xét ở trường hợp này, MV Corp không có đủ quyền để thu phí các ca khúc.
Theo như thông tin công bố, MV Corp được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) "giao nhiệm vụ" thu phí nhạc số sau khi kí hợp đồng độc quyền. Ông có thể cho biết lý do vì sao MV Corp không đủ quyền thu phí không thưa ông?
RIAV là hiệp hội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hãng băng đĩa hoặc cá nhân các ca sĩ có hợp đồng đồng uỷ quyền cho hiệp hội. Ở Việt Nam còn có Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) với nhiệm vụ bảo vệ quyền tác giả sáng tác. Như vừa rồi tôi nói, ở đây RIAV đang nắm phần Bản quyền các bên liên quan, họ không nắm Bản quyền tác giả. Theo thông lệ, RIAV đang nắm giữ 50% bản quyền của một ca khúc.
Một hiệp hội nắm giữ 50% bản quyền ca khúc theo tôi không có đủ quyền hạn để bán ca khúc đó, nhất là lại bán độc quyền toàn bộ cho một công ty khác để đứng ra thu phí. Vì vậy đương nhiên MV Corp không có đủ quyền để thu phí nhạc số.
Theo tôi hiểu thì RIAV là tổ chức xã hội phi chính phủ, phi lợi nhuận đại diện cho các hãng cũng như các ca sĩ. Vậy theo ông hợp đồng độc quyền giữa RIAV và MV Corp có hợp lệ không?
Tôi không được đọc bản hợp đồng chi tiết giữa hai bên, tuy nhiên RIAV chỉ nhận uỷ quyền của các hãng băng phát hành. Và nếu có việc ký hợp đồng độc quyền phân phối cho MV Corp thì theo tôi không đúng theo phương diện pháp lý.
Theo ông lý do chính khiến MV Corp quyết định từ bỏ thu phí nhạc số là gì? Và trong thời gian tới RIAV có thể tiếp túc ký hợp đồng bán ca khúc với đơn vị khác không thưa ông?
Nguyên nhân chính thì chỉ có MV Corp thực sự biết rõ nhưng tôi cho rằng việc họ không đủ quyền hạn để đứng ra làm việc này là một khả năng dẫn tới quyết định bỏ cuộc. Một công ty ký hợp đồng với đơn vị nắm Bản quyền các bên liên quan thì chỉ có trong tay Bản quyền các bên liên quan mà thôi.
Còn về vấn đề trong tương lai, tôi nghĩ RIAV sẽ hợp tác cùng các đơn vị, các trang web nhạc số chứ không bán độc quyền ca khúc.
Vậy theo ông những đơn vị nào có thể đứng ra thu phí nhạc số, và vấn đề trả tiền bản quyền cho người sở hữu thế nào thưa ông?
Ở Việt Nam hiện nay những đơn vị phát hành nội dung đều có quyền bán ca khúc. Theo như tôi thấy, những trang web nhạc nổi tiếng hiện nay có MP3 Zing, Nhaccuatui hay một số đơn vị khác đều thực hiện nghĩa vụ bản quyền với các tổ chức quản lý tập thể trong nước cũng như nước ngoài. Ngoài ra, các đơn vị trên đều có thể ký hợp đồng trực tiếp với các ca sĩ hoặc các hang phát hành trong vấn đề này. Họ có bản quyền của các ca khúc trên.
Sau vụ việc MV Corp từ bỏ thu phí khiến người dùng không còn mặn mà vấn đề nghe nhạc trả phí. Theo ông khi nào là thời điểm thích hợp cho việc thu phí nhạc bản quyền? Các đơn vị thu phí cần làm gì để tránh tình trạng lỗ nhiều như MV Corp?
Tôi cho rằng thời điểm thích hợp nhất là cuối năm nay và năm sau. Vụ việc của MV Corp tuy có nhiều mặt không tốt tuy nhiên tôi nghĩ đã có tới 10% số lượng người nghe sẵn sàng trả tiền cho ca khúc họ tải về.
Các đơn vị thu phí khi có dịch vụ tốt thu hút người dùng sẽ khiến họ đồng ý trả tiền cho ca khúc. Tuy nhiên việc xây dựng dịch vụ đủ tốt không dễ dàng, đòi hỏi phải tính toán kĩ và đáp ứng được nhu cầu ngừoi dùng.
Với vấn đề thua lỗ của MV Corp, tôi nghĩ việc quan trọng nhất là nhận thức của người dùng. Sau một thời gian thu phí, người dùng đã có nhận thức tốt hơn nhưng từng đó là chưa đủ cho sự phát triển trong tương lai. Để có thể thực hiện tốt vấn đề thu phí, tôi nghĩ việc cần thiết nhất là dùng giáo dục từ nhỏ (educase). Bạn có thể thấy ở Mỹ, một đất nước rất văn minh, người dùng sẵn sàng trả tiền cho ca khúc và họ đều được giáo dục vấn đề bản quyền từ trong trường lớp. Bên cạnh đó cũng phải kể tới vấn đề cách thức thu phí, vấn đề này theo tôi các đơn vị cần tính toán kĩ hơn.
Người dùng có thể được lợi gì từ việc mua nhạc bản quyền thưa ông?
Quay lại ví dụ về dịch vụ nhạc của iTunes, họ giải quyết rất tốt vấn đề lợi ích người dùng. Người dùng sau khi mua nhạc từ kho nhạc số sẽ được nghe nhạc với chất lượng cao hơn, tốc độ đường truyền tải về tốt hơn và dịch vụ lưu trữ hoàn hảo cùng những tiện ích kèm theo. Với iTunes, bạn mua ca khúc một lần duy nhất, dùng tài khoản iTunes đăng nhập vào những thiết bị khác, ca khúc bạn mua sẽ được đồng bộ ngay lập tức. Quá tuyệt phải không? Tôi nghĩ người dùng thấy cái lợi họ nhận được, họ sẽ chấp nhận trả phí.
Cảm ơn ông đã cho độc giả nhiều thông tin hữu ích về vấn đề bản quyền.
Hi vọng những thông tin trên phần nào đã giúp độc giả hiểu hơn vấn đề bản quyền nhạc số tại Việt Nam. Sau cuộc phỏng vấn, chúng tôi có thử dùng một số ca khúc nằm trong danh sách ca khúc thu phí để xác định vấn đề chất lượng so với nhạc miễn phí. Sử dụng các thiết bị phân tích phổ tần, kết quả đáng ngạc nhiên khi những ca khúc phát hành gần đây đảm bảo chất lượng 320kb/s nhưng toàn bộ ca khúc phát hành cách đây một thời gian khá lâu, có thể nói là những ca khúc "cổ" đều không đạt tiêu chuẩn. Chúng chỉ dừng lại ở 128kb/s chứ không đảm bảo 320kb/s như MV Corp thông báo trước đó. Vậy phải chăng người dùng đang trả tiền để sử dụng dịch vụ có chất lượng miễn phí?
Rất nhiều ca khúc chỉ có chất lượng 128kb/s (Ảnh minh hoạ)
Không thể khẳng định toàn bộ số ca khúc trước đây MV Corp phát hành đều có tình trạng tương tự, tuy nhiên theo phóng viên, việc người dùng trả tiền và được nghe ca khúc có chất lượng cao là điều hiển nhiên. Hi vọng các đơn vị phát hành nhạc số trong thời gian tới thực hiện thu phí sẽ đảm bảo lợi ích của người dùng. GenK cũng hi vọng người dùng Việt Nam nghe nhạc có ý thức hơn và hợp tác cùng các đơn vị thu phí nhạc số có bản quyền hợp pháp.
Theo GenK
Vụ nữ soát vé bị đánh: GĐ xin từ chức Giám đốc chi nhánh Công ty An Sinh tại Quảng Ninh (đơn vị quản lý trạm thu phí cầu Bãi Cháy) vừa viết đơn xin từ chức do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu thu vốn cho công ty, vừa đảm bảo an toàn cho thuộc cấp của mình. Chiều 7/5, ông Trịnh Quang Thông - Giám đốc chi nhánh Công ty...