“Thu phí, chất lượng phục vụ ATM sẽ cải thiện”
Từ ngày 1/3, Thông tư 35 quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa chính thức có hiệu lực thi hành. Để nắm tình hình chuẩn bị triển khai Thông tư nói trên, PV đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN).
Việc thu phí giao dịch sẽ giúp các ngân hàng cải thiện chất lượng phục vụ ATM?
Quy định về thu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa đã chính thức có hiệu lực thi hành, ông có thể cho biết về tình hình chuẩn bị triển khai quy định này như thế nào?
Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, ngay sau khi Thông tư 35 được ban hành, các ngân hàng thương mại đã tích cực thực hiện các công việc cần thiết để phục vụ cho việc triển khai theo quy định.
Bởi vậy, đến nay, nhìn chung, đa số các ngân hàng thương mại đều đã cơ bản hoàn thành những công việc như: xây dựng Biểu phí mới, công bố công khai và thông tin tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như báo cáo Ngân hàng Nhà nước để theo dõi và giám sát.
Mục tiêu đặt ra của việc quy định thu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa là gì?
Mục tiêu đặt ra của việc quy định thu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa là nhằm dung hòa lợi ích giữa khách hàng với ngân hàng, hướng đến sự phát triển bền vững của dịch vụ ATM tại Việt Nam, phục vụ ngày càng tốt hơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ.
Bởi vậy, song song với việc ban hành quy định về việc thu phí, NHNN cũng đã ban hành quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của ATM, trong đó quy định khá cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuậtđối với ATM như: phải trang bị camera, thiết bị chống sao chép, trộm cắp thông tin thẻ… cũng như trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về quản lý, vận hành ATM như: bố trí lực lượng để khắc phục sự cố, ATM ngừng hoạt động quá 24 giờ phải báo cáo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và thông báo rộng rãi cho khách hàng đảm bảo thời gian ATM hết tiền không quá 4 giờ nếu trong ngày làm việc và 1 ngày nếu ngoài giờ làm việc phải duy trì bộ phận hỗ trợ khách hàng 24/7…
Quan điểm chung là, thu phí để nâng cao chất lượng và nâng cao chất lượng thì sẽ được thu phí.
Quy định về việc thu phí ATM nội mạng sắp có hiệu lực thi hành, xin Ông cho biết Biểu phí mà các ngân hàng sẽ áp dụng tới đây có thay đổi nhiều so với mức phí hiện nay hay không?
Video đang HOT
Đến nay, qua tổng hợp báo cáo Biểu phí dịch vụ thẻ của ngân hàng cho thấy, đa số các ngân hàng vẫn chưa thu phí rút tiền ATM nội mạng (áp dụng mức phí 0 đồng/giao dịch), một vài tổ chức phát hành thẻ áp dụng mức phí từ 200 đến 500 đồng/giao dịch và một số còn lại thì áp dụng mức phí tối đa 1.000đồng/giao dịch.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng (NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam,…) cũng đã chủ động phân loại sản phẩm dịch vụ, phân loại khách hàng và đề ra những chính sách hỗ trợ cụ thể, thiết thực đối với người lao động có thu nhập thấp (đặc biệt là công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, sinh viên nghèo,…), chẳng hạn: giảm 50% phí rút tiền mặt ATM nội mạng, giảm phí phát hành thẻ lần đầu, miễn, giảm phí thường niên,…
Nếu việc thu phí rút tiền mặt từ thẻ ATM nhằm cải thiện các dịch vụ sử dụng thẻ thì sau khi thu phí, liệu việc rút tiền mặt của chủ thẻ có đảm bảo sẽ được tốt hơn không? Người sử dụng thẻ ATM có phải xếp hàng dài chờ rút tiền hoặc các cây ATM thường xuyên bị ngừng hoạt động để nâng cấp như hiện nay không?
Việc thu phí dịch vụ thẻ nói chung, phí rút tiền ATM nói riêng chỉ là một trong các biện pháp giúp các ngân hàng thương mại có thêm động lực đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, duy trì và cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ.
Ðể tăng cường trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với việc áp dụng quy định mới về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa theo Thông tư số 35, ngày 28/12/2012, NHNN đã đồng thời ban hành Thông tư số 36 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và bảo đảm an toàn hoạt động của ATM.
Theo đó quy định khá cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với ATM như: ATM phải trang bị ca-mê-ra, thiết bị chống sao chép, trộm cắp thông tin thẻ… cũng như trách nhiệm của ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán để bảo đảm chất lượng dịch vụ ATM cho khách hàng. NHNN cũng giao cho các đơn vị chức năng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các ngân hàng thương mại.
Tôi tin tưởng rằng, với việc ban hành 02 văn bản trên, sự chỉ đạo của NHNN và cam kết, nỗ lực nâng cao chất lượng của các ngân hàng thương mại, trong thời gian tới, chất lượng dịch vụ ATM chắc chắn sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, để khẳng định sẽ không còn hiện tượng xếp hàng chờ rút tiền hoặc ATM bị trục trặc thì cũng không ai dám chắc chắn 100%. Nhân đây, tôi nghĩ chúng ta nên có cái nhìn khách quan hơn đối với vấn đề này vì không có một nhà cung ứng dịch vụ nào có thể khẳng định dịch vụ của mình là hoàn hảo và chắc chắn các ngân hàng cũng không muốn khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ, làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của mình. Hơn nữa, đối với dịch vụ ATM, chất lượng dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan khác như: chât lượng các dịch vụ tiên ích bô trợ cho dịch vụ thẻ như điên, viên thông và áp lực giao dịch rút tiên dôn vào thời điêm trả lương, dịp Lê, Têt,…
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Hôm nay, nhiều quy định có hiệu lực thi hành
Hôm nay có nhiều quy định có hiệu lực thi hành (Ảnh minh họa)
Từ hôm nay (1/3), một số nghị định, thông tư, quyết định quan trọng sẽ có hiệu lực thi hành.
Bán hàng giả: phạt tối đa 70 triệu đồng
Theo nghị định 08 ngày 10-1-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả (có hiệu lực từ ngày 1-3), tùy theo hành vi vi phạm, tính chất và mức độ vi phạm, đối tượng buôn bán hàng giả bị xử phạt 100.000-70 triệu đồng, đối tượng sản xuất hàng giả bị xử phạt từ 200.000-100 triệu đồng. Người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Các loại hàng giả gồm có:
1. Hàng không có giá trị sử dụng, công dụng.
2. Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.
3. Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại điều 213 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
4. Tem, nhãn, bao bì giả.
Thu phí rút tiền ATM nội mạng
Từ ngày 1/3, các ngân hàng được thu phí rút tiền mặt đối với các giao dịch nội mạng (giao dịch trên máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ). Mức phí áp dụng trong năm 2013 cao nhất là 1.000 đồng/giao dịch, trong năm 2014 cao nhất là 2.000 đồng/giao dịch, từ năm 2015 trở đi cao nhất là 3.000 đồng/giao dịch. Dựa trên khung phí này, các ngân hàng thương mại sẽ xây dựng mức phí rút tiền mặt nội mạng trên ATM phù hợp với đặc thù của ngân hàng mình (theo thông tư 35 ngày 28/12/2012 của Ngân hàng Nhà nước VN).
Bỏ việc phải bồi hoàn học bổng
Theo quyết định 05 ngày 15/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc công dân VN ra nước ngoài học tập (có hiệu lực từ ngày 10/3), có những người đi học nước ngoài được nhận toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập từ ngân sách nhà nước thông qua các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hoặc học bổng trong khuôn khổ hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa VN với nước ngoài hoặc với tổ chức quốc tế. Những trường hợp này nếu lưu ban, không hoàn thành chương trình đào tạo của kỳ học, năm học theo yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc bị phía nước ngoài ngừng cấp học bổng thì trong thời gian lưu ban, thời gian phải học lại, thi lại sẽ không được hưởng học bổng của ngân sách nhà nước. Việc cấp tiếp học bổng nhà nước do người có thẩm quyền quyết định sau khi lưu học sinh có kết quả các môn phải học lại, thi lại đạt yêu cầu hoặc được phía nước ngoài tiếp tục cấp học bổng.
Lưu học sinh nhận học bổng phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo trong các trường hợp sau đây:
a) Không tham gia khóa học khi đã đăng ký nhập học và đã được cấp kinh phí đào tạo.
b) Tự ý bỏ học, thôi học trong thời gian được cử đi đào tạo.
c) Không được cấp văn bằng, chứng nhận đã hoàn thành khóa học, trừ trường hợp bất khả kháng.
d) Bị đuổi học hoặc trục xuất về nước.
đ) Bỏ việc hoặc tự ý thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian theo quy định hiện hành.
Không được sử dụng hộ chiếu công vụ đi nước ngoài với mục đích cá nhân
Theo quyết định 58/2012 của Thủ tướng, từ ngày 1/3 người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ không được sử dụng hộ chiếu đi nước ngoài với mục đích cá nhân.
Theo 24h
'Có thể sớm cấm mua nhà, ôtô bằng tiền mặt' Dự thảo thanh toán tiền mặt - trong đó có nội dung cấm mua chứng khoán, xe cộ, nhà bằng tiền mặt - sẽ được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ chậm nhất trước ngày 30/6 để kịp ban hành trong năm 2013. Trao đổi với báo chí ngày 27/2, ông Bùi Quang Tiên - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng...