‘Thủ phạm’ khiến chu kì kinh nguyệt thất thường
Rượu làm cho việc sản sinh estrogen bị rối loạn, chu kì kinh nguyệt khó đoán, gây tổn thương mô vùng kín, dẫn tới nguy cơ vô sinh.
Những ngày ‘đèn đỏ’ là điều hết sức bình thường khi bạn bước sang tuổi dậy thì nhưng liệu bạn có thực sự hiểu rõ về hiện tượng này của cơ thể? Một số phụ nữ có chu kì rất đều đặn, tuy vậy một số khác lại chứng kiến sự thất thường rõ rệt. Ngoài những yếu tố chủ quan bẩm sinh, không ít yếu tố bên ngoài đóng góp vào hiện tượng thất thường này. Dưới đây là một trong số những ‘thủ phạm’ đó, hãy cùng tham khảo để phòng tránh tình trạng này:
Căng thẳng: Tinh thần chịu áp lực trong khoảng thời gian dài là điều hết sức tồi tệ với sức khỏe của bạn. Đây là nhân tố hàng đầu đóng góp vào việc thất thường trong chu kì kinh nguyệt. Theo các nhà khoa học, stress ảnh hưởng tới một số vùng nhất định trong não, tạo sự biến đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Những thay đổi này trực tiếp tác động tới không chỉ chu kì kinh nguyệt mà cả cơ thể, tạo sự mệt mỏi, chóng mặt hay thậm chí mất ngủ.
Cân nặng: Quá thừa hay thiếu cân cũng sẽ khiến chu kì ‘đèn đỏ’ không ổn định. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học giải thích, trọng lượng cơ thể có liên hệ với lượng estrogen được sản sinh. Estrogen là hoóc-môn sinh dục có vai trò chủ chốt quản lý ham muốn cũng như sản sinh trứng. Chu kì kinh nguyệt chính là khoảng thời gian rụng trứng và do đó, sự thất thường của những ngày kinh khi trọng lượng thay đổi hoàn toàn dễ hiểu.
Thay đổi lịch trình sinh hoạt: Thay đổi thói quen sinh hoạt như di chuyển tới các múi giờ khác nhau hoặc làm ca đêm sẽ khiến bạn không thích ứng kịp, dẫn tới xáo trộn trong cơ thể. Như một hệ quả tất yếu, chu kì kinh nguyệt của bạn cũng sẽ ‘lệch lạc’ không kém.
Video đang HOT
Hoạt động quá sức: Một lần nữa, estrogen lại là ‘thủ phạm’ cho hiện tượng này. Hoạt động với cường độ cao dễ dẫn tới mệt mỏi và ức chế sự sản sinh estrogen. Thiếu hụt đi nhân tố này, trứng sẽ không rụng đúng thời điểm và gây ra sự thất thường trong chu kì kinh nguyệt.
Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc tránh thai được biết đến là nhân tố ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt không nhỏ. Tất cả những biện pháp tránh thai bằng phương pháp hoóc-môn nhìn chung đều làm giảm thời lượng những ngày ‘đèn đỏ’ trong khi những phương pháp còn lại như đặt vòng lại kéo dài chu kì.
Các chất kích thích: Một nghiên cứu của các nhà khoa học Úc năm 2015 cho thấy phụ nữ hút thuốc có khả năng mắc phải những cơn đau mãn tính trong suốt chu kì kinh nguyệt cao hơn 41% những người chưa bao giờ đụng tới loại đồ hút này. Một nghiên cứu khác cũng công bố, rượu làm cho việc sản sinh estrogen bị rối loạn và do đó chu kì kinh nguyệt cũng trở nên khó đoán với những người nghiện món đồ uống này. Nghiên cứu còn chỉ ra sử dụng nhiều rượu còn gây tổn thương các mô vùng kín, mang tới nguy cơ vô sinh cao cho nữ giới.
Theo SKĐS
8 nguyên nhân liên quan đến vấn đề kinh nguyệt khác thường
Bất kì sự 'không bình thường' nào của chu kì kinh nguyệt đều có nguyên nhân. Vì vậy, đừng bỏ qua, hãy theo dõi và đi khám ngay lập tức.
Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn thất thường, khác lạ (biến mất, chậm, nhanh, quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường...) hãy đi kiểm tra ngay lập tức.
1. Bạn chắc là mình không có thai chứ?
Tiến sĩ Mary Jane Minkin, giáo sư lâm sàng của khoa sản và phụ khoa tại Đại học Yale School of Medicine nói: 'Một nửa số ca mang thai ở Hoa Kỳ là do không kế hoạch'. Đó chính là lý do tại sao nhiều người không thấy kinh nguyệt mà vẫn không nghĩ tới khả măng mình đã mang thai.
Bạn cũng có thể thấy một chút máu ở đầu thời gian thai kì và dấu hiệu này càng khiến chị em nhầm tưởng là mình sắp có kinh nguyệt cho dù sau đó hiện tượng ra máu này biến mất nhanh chóng.
2. Có thể bạn đang thực sự stress
Sự rụng trứng là do tuyến yên ở não tác động. Tuyến yên lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả cảm xúc, tâm trạng như căng thẳng, lo âu... Theo Tiến sĩ Lauren Streicher, phó giáo sư lâm sàng của khoa sản và phụ khoa tại Đại học Northwestern thì đây chính là lý giải tại sao khi quá stress chị em có thể gặp hiện tượng mất hoặc chậm kinh.
Sự rụng trứng là do tuyến yên ở não tác động (Ảnh minh họa: Internet)
3. Bạn bắt đầu, ngừng lại, hoặc thay đổi biện pháp tránh thai
Các biện pháp tránh thai có thể tác động đến chu kì kinh nguyệt của bạn, mức độ ảnh hưởng thường không giống nhau. Những biện pháp tránh thai liên quan nhiều đến nội tiết như thuốc uống, tiêm, cấy que tránh thai thường có tác động nhiều hơn so với biện pháp khác như vòng tránh thai, màng ngăn âm đạo hay bao cao su.
4. Hoặc bạn đang bị ốm
Những bệnh tưởng chừng không liên quan đến kinh nguyệt như cảm lạnh, cảm cúm cũng có thể tác động đến nội tiết và làm cho bạn chậm hoặc mất kinh, tương tự như các biện pháp tránh thai.
5. Nguyên nhân là từ tuyến giáp của bạn
Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến kinh nguyệt không đều là do tình trạng tuyến giáp không tốt. Chị em mắc bệnh cường giáp thường có thể làm cho lượng kinh nguyệt ít đi (hoặc không có gì cả), trong khi bệnh suy giáp có thể gây chảy máu nặng, bác sĩ sản phụ khoa Minkin cho biết. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng khác thường trong kì kinh nguyệt, nên nói chuyện với bác sĩ sớm.
6. Tác dụng phụ của bệnh mãn tính cũng có thể bao gồm cả kinh nguyệt thất thường
Hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung là 2 bệnh chắc chắn có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt, thường làm cho chúng kéo dài hơn, nhiều hơn hoặc ra máu bất thường.
Hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung là 2 bệnh chắc chắn có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt (Ảnh minh họa: Internet)
7. Cũng có thể bạn đang trong thời kì tiền mãn kinh
'Mặc dù tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh là 51 tuổi nhưng cũng có 1% phụ nữ mãn kinh ở tuổi 40', bác sĩ Minkin cho biết. Và triệu chứng của thời kì này là kinh nguyệt không đều, có thể chậm 1-2 tháng/lần hoặc lâu hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có thể bạn có thời gian mãn kinh tương tự như mẹ, vì vậy, hãy hỏi mẹ bạn về vấn đề này để biết mình có khả năng gặp nguyên nhân này không.
8. Hoặc chẳng có nguyên nhân nào hết
Đôi khi cơ thể của bạn có những biểu hiện lạ mà không làm một số shit lạ và không ai biết lý do tại sao. Tiến sĩ Streicher cũng từng thừa nhận: 'Chúng tôi thấy điều này ở những phụ nữ đang cố gắng để có thai và không phải lúc nào chúng tôi cũng có thể giải thích tại sao'.
Theo Afamily
Bí quyết giúp cải thiện chứng liệt dương Không cần sử dụng thuốc, nếu bạn ăn nhiều những loại thực phẩm này, chứng liệt dương sẽ được cải thiện đáng kể. Rối loạn cương dương ảnh hưởng nhiều đến khả năng chăn gối của nam giới. Nhiều người chọn sử dụng các loại thuốc bổ thận để phục hồi phong độ đàn ông. Vấn đề về sự cương cứng trong sinh...