Thủ phạm gây mụn trứng cá không phải ai cũng biết
Stress, mỹ phẩm, điện thoại… là nguyên nhân gây mụn trứng cá mà bạn không ngờ tới.
Mụntrứng cá là gì?
Mụn trứng cá ảnh hướng tới thẩm mỹ.
Mụntrứng cá là tình trạng da xuất hiện các mụn có kích thước nhỏ khi các nang lông trên da bị tắc nghẽn do dính dầu và tế bào da chết. Biểu hiện của bệnh trứng cá cấp là các mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc mụn nhọt và thường xuất hiện trên mặt, trán, ngực, vùng lưng trên và hai bên vai.
Mụn trứng cá thường phổ biến nhất ở thanh thiếu niên mặc dù bệnh lý này cũng có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi.
Trong giai đoạn bệnh trứng cá cấp có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả nhưng mụn trứng cá có thể kéo dài dai dẳng. Khi các mụn nhọt và vết sưng viêm lành dần, ở một số người chỉ để lại đốm thâm da nhỏ, những người khác lại mọc lên các mụn mới.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trứng cá, sự hiện diện của mụn có thể gây mặc cảm, lo lắng cho người bệnh hay di chứng để lại sẹo trên các vùng da như da mặt. Tuy nhiên, khi xác chẩn đúng nguyên nhân, cơ chế hình thành càng sớm và bắt đầu điều trị sớm, bệnh sẽ được khu trú và tính thẩm mỹ đạt hiệu quả cao.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Stress: Khi bạn bị stress, cơ thể bài tiết hormon cortisol làm tăng sản sinh chất bã hoặc dầu từ tuyến bã nhờn, kết quả là gây mụn trứng cá.
Video đang HOT
Di truyền: Nếu ông bà, bố mẹ hoặc anh chị em của bạn bị mụn trứng cá, bạn cũng có nguy cơ bị. Vì vậy hãy chăm sóc da ngay từ tuổi dậy thì để ngăn ngừa mụn trứng cá.
Sản phẩm chăm sóc tóc: Các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu, gel tóc…tiếp xúc với da có thể gây ra mụn trứng cá, đặc biệt là ở vùng trán và má. Để phòng ngừa, bạn nên rửa mặt sạch sau khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc vì bất cứ lượng hóa chất nào còn dính lại trên mặt đều có thể gây mụn.
Các loại mỹ phẩm như kem làm dịu da, kem nền hoặc sản phẩm dưỡng da chứa bơ hạt shea, bơ ca cao hoặc dầu khoáng đều có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông và gây ra các mụn đầu trắng.
Điện thoại: Việc áp má vào điện thoại liên tục có thể khiến mồ hôi chứa vi khuẩn và bụi bẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông và bít kín nó, gây mụn đầu trắng.
Thuốc: Các thuốc như steroid, lithi và iod có thể gây ra mụn. Rất nhiều người tập thể hình hoặc vận động viên dùng các steroid đồng hóa bị mụn trứng cá ở vai, cánh tay, ngực và lưng.
Nhiệt độ và môi trường xung quanh: Nhiệt độ và môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng tới da theo nhiều cách. Khí hậu nóng ẩm thường khiến bạn đổ mồ hôi nhiều, cùng với bã nhờn, bụi bẩn, da chết bịt kín lỗ chân lông của bạn, dẫn đến mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
Thực phẩm: Các sản phẩm sữa và những thực phẩm có chỉ số đường cao là nguyên nhân gây mụn nếu bạn sử dụng chúng quá nhiều
10 sai lầm điều trị mụn trứng cá khiến mặt bạn dễ 'toang'
Mụn trứng cá hình thành khi lỗ nang lông trên da bị bít tắc do chất bã nhờn tiết ra nhiều. Mụn trứng cá khiến bạn thiếu tự tin và tìm mọi cách để điều trị chúng.
Khi cố tìm mọi cách điều trị mụn trứng cá (sai cách) thì có thể gây nên nhiều biến chứng hơn. Thực tế, mụn trứng cá xảy ra khi bạn bước vào tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu tăng sản xuất một số hormone sinh dục làm cho các tuyến bã phình to và tiết ra nhiều chất bã nhờn. Vì vậy, thanh thiếu niên là lứa tuổi thường bị mụn trứng cá nhất.
Ngoài ra, phụ nữ cũng thường nổi mụn vào những ngày trước khi hành kinh, trong thời gian mang thai hoặc mắc phải các rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang do sự thay đổi các hormone trong cơ thể.
Nguyên nhân của mụn trứng cá là do vi khuẩn, bít tắc lỗ chân lông, da dầu, tình trạng viêm là các thành tố sinh mụn. Nếu chưa cải thiện sau 4-6 tuần với 1 loại thuốc bôi, hãy thêm một thuốc bôi khác nhằm tác động đến các nguyên nhân còn lại sinh mụn.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Duy Quân - Khoa thẩm mỹ Da, BV Da liễu TP.HCM, cho biết nhiều người bị mụn trứng cá và chữa nhiều năm không khỏi dẫn tới sẹo mặt, sẹo rỗ, sẹo xấu.
Khi bị mụn trứng cá, bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn điều trị cho phù hợp. BS Quân cũng lưu ý những người bị mụn trứng cá cần bỏ qua các thói quen xấu làm cho tình trạng mụn ngày càng nặng hơn.
Thứ nhất, liên tục thay đổi sản phẩm chăm sóc điều trị mụn. Nhiều người nôn nóng bị mụn mua sản phẩm dùng được vài hôm không hiệu quả đã thay đổi ngay. Hoặc nghe ai mách sản phẩm nào trị mụn tốt là vội mua. Điều này gây kích ứng da và làm cho mụn nổi nhiều hơn.
Quên uống thuốc đúng liều sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc
Thực tế, hiệu quả chỉ thấy rõ sau 4-6 tuần và có thể mất hơn 2-3 tháng để sạch mụn hoàn toàn. Thậm chí khi đã sạch mụn, bạn vẫn phải tiếp tục bôi thuốc duy trì để giúp ngừa mụn nổi lại.
Thứ hai, chỉ môi thuốc trên vùng da có mụn. Thói quen này không ngăn ngừa được mụn mới xuất hiện trên những vùng da khác.
Thứ ba, sử dụng mỹ phẩm, kem trang điểm, chăm sóc da, chăm sóc tóc không đúng cách. BS Quân cho biết một số mỹ phẩm chứa dầu và các thành phần khác gây mụn trứng cá.
Thứ tư, dùng chung dụng cụ trang điểm với người khác. Khi đó, các vi khuẩn, chất dầu, tế bào chết có thể tồn tại trong những dụ cụ này truyền cho người dùng. Vì vậy, khi sử dụng chung, chúng có thể truyền từ người này sang người khác, làm bít tắt và gây mụn trứng cá.
Thứ năm, không tẩy trang khi đi ngủ. Nhiều người cho rằng chỉ trang điểm mới cần tẩy trang nhưng thực tế tẩy trang là bước làm sạch da cơ bản. Khi da chưa được làm sạch, ngay cả những thành phần không sinh nhân mụn, nếu để qua đêm trên da của bạn, chúng cũng có thể làm bùng phát mụn trứng cá.
Thứ sáu, rửa mặt nhiều lần trong ngày. Thói quen này sẽ khiến da bạn trở nên dễ kích ứng, dẫn đến hình thành mụn. Tốt nhất sử dụng sữa rửa mặt 2 lần/ngày vào sáng và tối.
Thứ bảy, làm cho da khô, da mụn thường nhờn, vì vậy mọi người thường có khuynh hướng làm cho da thật khô. Không nên làm như vậy! Da khô sẽ dễ bị kích ứng, khiến mụn bùng phát. Cần sử dụng thêm các loại dưỡng ẩm thích hợp cho da mụn.
Thứ tám, chà sát vùng da mụn, theo BS Quân nhiều bạn có thói quen chà xát để làm sạch vùng da mụn. Việc này khiến da dễ kích ứng và hình thành mụn nhiều hơn.
Thứ chín, dùng khăn lau mồ hôi khi tập thể dục. Việc dùng khăn thô ráp lau mạnh mồ hôi trên da mặt khiến da kích ứng, việc này làm mụn dễ nổi hơn.
Thứ mười, nặn, lể mụn. Việc nặn, lể mụn có thể làm cho mủ, tế bào chết và vi khuẩn đi xuống lớp sâu của da khiến tình trạng viêm nhiều hơn. Kết quả là mụn trứng cá càng trở nên nặng nề hơn và có thể tạo sẹo.
Bác sĩ khuyến cáo nếu mụn vẫn cứ ở lì trên mặt dù bạn đã làm tốt các bước trên hoặc bạn có mụn nặng như nang, nốt, mụn mủ nhiều (những dạng mụn này sẽ để lại sẹo), hãy gặp bác sĩ da liễu.
Với các phương thức điều trị mụn hiện nay và kinh nghiệm của bác sĩ da liễu, hầu như các trường hợp mụn đều sẽ được giải quyết tốt. Bác sĩ da liễu sẽ khám và đề ra một liệu trình trị mụn riêng dành cho bạn.
Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách kiểm soát mụn hiệu quả Mụn trứng cá là bệnh ngoài da phổ biến. Mụn trứng cá không gây nguy hiểm nhưng khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động hàng ngày. 1. Mụn trứng cá là gì? Bề mặt làn da của chúng ta được bao phủ bởi rất nhiều lỗ nhỏ, thường được gọi là các nang lông hoặc các...