Thủ phạm gây hiếm muộn ở nữ
Hiếm muộn là tình trạng không ai mong muốn xảy ra, nhưng bệnh lại không loại trừ bất kỳ ai.
Hiếm muộn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Một số nguyên nhân gây hiếm muộn có thẻ kể đến như:
Do rối loạn rụng trứng: Đây là nguyên nhân khá thường gặp. Mỗi một chu kỳ kinh sẽ có 1 hoặc 2 quả trứng chín và rụng. Ở những người rối loạn kinh, rụng trứng không tuân theo quy luật này. Sẽ có những tháng trứng không rụng hoặc 3 đến 5 tháng trứng rụng một lần. Nguyên nhân rối loạn rụng trứng khá đa dạng như: mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng, làm việc quá sức, tăng cân hoặc giảm cân,…
Do buồng trứng đa nang: Hội chứng buồng trứng đa nang hay còn gọi là PCOS là tình trạng bộ phận buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ. Bệnh xảy ra do yếu tố cường androgen. Khi đó lượng hormone này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng – trứng không rụng và chứa đầy trong các nang, do vậy không thể thụ thai.
Video đang HOT
Do tắc vòi trứng: Tắc vòi trứng chiếm tỷ lệ 25 – 30% nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn. Tắc vòi trứng không phải nghiễm nhiên xảy ra. Lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm phần phụ, vệ sinh không sạch sẽ, nạo phá thai không an toàn,… là những nguyên nhân gây tắc vòi trứng, khiến trứng không thể di chuyển về buồng tử cung tạo phôi thai.
Do lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng niêm mạc tử cung không nằm đúng vị trí. Thay vào đó, chúng xuất hiện ở bên ngoài tử cung. Đó có thể là ống dẫn trứng, buồng trứng, tử cung,… Những khối u nội mạc phát triển tại buồng trứng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
Do tuổi tác: Tuổi tác càng lớn tỷ lệ hiếm muộn ở nữ giới càng cao, do khi đó các nội tiết trong cơ thể không ổn định, dễ mắc rối loạn rụng trứng… Đó cũng là lý do bác sĩ thường khuyên phụ nữ sinh con trước độ tuổi 35 nhằm tăng tỷ lệ thụ thai. Đồng thời hạn chế tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ khi chào đời.
Do bất thường ở tử cung: Nhiều phụ nữ gặp vấn đề về buồng tử cung như: niêm mạc tử cung quá mỏng, dính buồng tử cung, tử cung đôi, vách ngăn tử cung,… sẽ cản trở quá trình mang thai. Bởi vậy, tất cả chị em trước khi kết hôn cần đi khám sức khỏe tiền hôn nhân và khám phụ khoa để sàng lọc các dị dạng bất thường tử cung sớm để có hướng điều trị kịp thời làm tăng khả năng có thai tự nhiên.
Khi có dấu hiệu bất thường, chị em nên đi khám sớm để có hướng xử trí phù hợp, giúp quá trình mang thai sinh nở tự nhiên, đảm bảo duy trì nòi giống và hạnh phúc gia đình.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người hiếm muộn
Hiện nay, thói quen sinh hoạt, môi trường sống, công việc, ô nhiễm thực phẩm trong xã hội hiện đại là những yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản, vì vậy tình trạng hiếm muộn ngày càng gia tăng.
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn và khoa học dành cho người hiếm muộn đóng vai trò quan trọng trong điều trị, mang lại tác động tích cực với khả năng sinh sản của cả nam giới và nữ giới và góp phần gia tăng khả năng thụ thai.
Một số nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người hiếm muộn cần lưu ý:
Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Kẽm là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Kẽm có nhiều trong một số thực phẩm thông thường như ngũ cốc, hàu, thịt gia súc, lòng trắng trứng, cá mực, cá thu, đậu nành...
Bổ sung đủ axit folic: Acid folic có vai trò quan trọng với sức khỏe phụ nữ. Nếu bổ sung đủ hàm lượng acid folic kết hợp với vitamin B12 thì sẽ gia tăng cơ hội thụ thai thành công cho chị em. Với nam giới, axit folic và vitamin B12 có khả năng làm gia tăng quá trình sản xuất tinh trùng. Nên bổ sung 2 dưỡng chất này qua thực phẩm như măng tây, đậu tương, bơ, bông cải xanh, cam, rau bina...
Đảm bảo lượng vitamin cần thiết: Nguyên tắc dinh dưỡng cần thiết cho các cặp vợ chồng hiếm muộn là bổ sung đầy đủ các vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin C và vitamin E. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chất chống oxy hóa trong vitamin C có khả năng bảo vệ tinh trùng cùng các AND khỏi tác động của các gốc tự do, giúp tăng chất lượng tinh trùng. Tăng cường vitamin C cho cơ thể sẽ giúp cho tinh trùng di chuyển mạnh mẽ hơn, từ đó làm tăng khả năng thụ thai. Vitamin C cũng rất cần thiết cho phụ nữ trong quá trình điều trị hiếm muộn.
Vitamin E cũng là chất chống oxy hóa mạnh mẽ và được xem như dưỡng chất cần thiết trong việc tăng khả năng sinh sản ở cả hai giới. Nó giúp tăng chất lượng trứng và hỗ trợ quá trình sản xuất tinh trùng.
Những thực phẩm cần tránh: Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm chứa chất béo; Tránh ăn thực phẩm ướp lạnh trong thời gian dài; Không ăn đồ ăn quá mặn, dễ gây tổn hại thận khí; Hạn chế sử dụng rượu, bia...
Món ăn cho phụ nữ hiếm muộn Phu nư ơ lưa tuôi sinh nơ, đa lây chông trên 2 năm, sinh hoat tinh duc binh thương ma không co thai thi đươc goi la hiêm muôn hay vô sinh. Hoăc đa tưng sinh con hay sây thai rôi sau 2 năm trơ lên không co thai lai đươc goi la hiêm muôn hay vô sinh thư phat. Đây la tinh...