‘Thủ phạm chính’ khiến xe ô tô dễ bị ‘quá nhiệt’ khi nắng nóng tài xế nào cũng nên biết
Trời nóng cùng một số sự cố ở bộ phận làm mát có thể khiến xe ô tô dễ bị quá nhiệt dẫn tới nguy cơ hỏng động cơ. Một khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường nếu tài xế bỏ qua sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro.
Vào mùa hè, hệ thống làm mát là một trong những vị trí tài xế cần chú ý nhất trên xe ô tô bởi nó giúp giải nhiệt động cơ để xe hoạt động ổn định.
Nếu như hệ thống làm mát bị hư hỏng cũng khiến động cơ sẽ mau nóng, nhanh hao mòn hơn. Vì vậy, người lái cần đảm bảo việc kiểm tra hệ thống làm mát thường xuyên để đảm bảo động cơ luôn hoạt động tốt và trơn tru. Dưới đây là những lỗi thường gặp ở bộ phận làm mát khiến động cơ ô tô hay quá nhiệt tài xế không nên bỏ qua.
Két nước bị gỉ
Nếu như quan sát thấy nước giải nhiệt có màu lạ, chứa cặn bẩn hoặc sệt lại với gỉ sét thì đó là dấu hiệu cho thấy két nước đang bị gỉ. Phần gỉ sét trên thành két đã làm biến chất nước giải nhiệt. Nếu gặp tình trạng này cần thay két nước mới để đảm bảo chất lượng nước làm mát động cơ.
Ô tô quá nhiệt ngày nắng nóng là do nhiều nguyên nhân
Két nước bị tắc
Két nước có khá nhiều đường ống nhỏ hẹp, khi sử dụng lâu ngày sẽ bị tích tụ cặn gỉ. Lúc đó, nước không thông được sẽ không thể giải nhiệt tốt, tăng áp lực nước lên thành két và gây rò rỉ. Cách giải quyết vấn đề là bạn cần kiểm tra việc súc két nước và đi thông két nước ngay khi có hiện tượng tắc đường ống nước.
Ống dẫn nước rò rỉ
Các đường ống dẫn nước thường được làm bằng cao su, dùng lâu ngày dễ bị mòn, chai, dễ gãy. Nhiều trường hợp ống giòn, nứt gây rò rỉ nước làm mát. Nếu gặp trường hợp này cũng cần thay ngay để đảm bảo lượng nước làm mát không bị thiếu hụt.
Video đang HOT
Bơm nước hỏng
Bơm nước có tác dụng luân chuyển nước trong hệ thống làm mát. Nếu bơm hỏng thì nước sẽ không lưu thông và khiến động cơ dễ nóng hơn. Bơm nước thường có tuổi thọ khá cao nhưng một khi đã hư hỏng thì cần phải thay ngay.
Quạt giải nhiệt hỏng
Quạt giải nhiệt khi dùng lâu trong nhiệt độ cao thường bị chảy lớp keo cách điện, khiến mô-tơ bị hỏng, cánh quạt bằng nhựa cũng sẽ dễ gãy hơn. Nếu quạt hư thì cần thay quạt mới, tránh để lâu ngày.
Hỏng van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt có nhiệm vụ là điều khiển dòng nước giải nhiệt qua két làm mát khi nhiệt độ tăng cao và giữ nước đó trong máy khi chưa đủ nóng để hấp thụ nhiệt. Nếu van hằng nhiệt bị hỏng không thẻ tự động mở khi nhiệt độ nước tăng cao thì nước sẽ không lưu thông qua két làm mát, khiến nhiệt độ động cơ tăng cao, gây hư hỏng. Giải pháp là bạn cần thay van mới ngay khi van bị hỏng.
Theo chuyên gia ôtô, trong những ngày hè nắng nóng, tài xế cần phải thường xuyên chú ý, kiểm tra vệ sinh cánh tản nhiệt và hệ thống giàn làm mát trên xe. Nước làm mát cần phải được thay bằng nước làm mát chuyên dụng. Vì nếu không phải nước làm mát chuyên dụng, nước này sẽ bay hơi nhanh hơn thông thường, làm cho người lái khó kiểm soát được hệ thống trong xe.
Kiểm tra định kỳ
Hệ thống làm mát thường không nằm trong tầm quan tâm của các lái xe và vì vậy, nhiều người không để ý tới khi nhiệt kế chạm mức vạch báo động tới mức xe không thể khởi động được nữa hay thấy chất lỏng màu xanh rơi ở gầm máy. Mặc dù không thể kiểm tra thường xuyên như áp suất lốp hoặc mức dầu nhưng hệ thống làm mát nên được bảo dưỡng một cách định kỳ.
Sau khi kiểm tra mức dầu nên xem hệ thống làm mát. Tài xế có thể tìm các vết nứt, rạn hay các nút phồng trong cụm gia nhiệt hay ống lưới tản nhiệt, các vị trí gần vòng kẹp hoặc gần vật chuyển động. Tiếp đến làm kiểm tra màu sắc chất làm mát. Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất khuyến cáo, từng loại nhớt có thể có màu xanh neon, hồng hoặc vàng cam. Nếu chất làm mát có màu của gỉ sét, chứng tỏ hệ thống bị hở do chúng ăn mòn các chi tiết. Bạn nên kiểm tra lưới tản nhiệt, đặc biệt tại các khớp nối bị han và các vị trí có hơi ẩm.
Nếu các thiết bị trên không có hỏng hóc có thể kiểm tra bộ điều nhiệt và các mối hàn của bơm nước. Sau đó là kiểm tra các mối nối bộ gia nhiệt, bao gồm cả động cơ và bộ cách nhiệt. Nếu có hơi nước hoặc thảm ghế trước bị ẩm chứng tỏ bộ gia nhiệt bị hỏng.
Nếu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nên kiểm tra phần dưới của lưới tản nhiệt, nơi liên kết với động cơ. Cuối cùng là kiểm tra ngay cả động cơ. Nếu khi khởi động ống xả có khói trắng nên nghĩ tới việc chất làm mát đã vào xi-lanh. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng bởi chất lỏng sẽ làm đầy một phần xi-lanh. Khi khởi động, sự di chuyển của piston có thể làm thanh truyền bị cong hoặc đầu xi-lanh bị nứt. Tình trạng này được gọi là sự nghẹt thuỷ tĩnh.
Nếu lưới tản nhiệt hay bình chống tràn vẫn có mức nước thấp mà không tìm thấy chỗ thủng, có thể do chất làm mát rỉ qua lưới tản nhiệt và bị quạt gió hóa hơi. Để kiểm tra, hãy khởi động động cơ và xem có sương mù ở cánh quạt không, nhưng bạn nên giữ khoảng cách an toàn với cánh quạt bởi nó rất nguy hiểm.
Theo VietQ
Những nguyên nhân khiến ôtô báo động cơ quá nóng
Hệ thống làm mát bị rò rỉ, mức dầu máy thấp hoặc thời tiết cực đoan đều có thể khiến động cơ bị quá nhiệt.
Trong quá trình lái xe, nếu quan sát thấy kim đồng hồ kiểm soát nhiệt độ động cơ tiến gần tới chữ H (viết tắt của từ "hot"), hãy dừng xe và tắt máy. Bạn có thể mở nắp ca-pô và bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân khiến động cơ của bạn không được làm mát.
Hệ thống làm mát
Đồng hồ nhỏ báo C (Cool)/mát và H (Hot)/nóng cần được người lái chú ý quan sát trong quá trình lái xe.
Thủ phạm liên quan phổ biến nhất đến việc động cơ bị quá nóng là hệ thống làm mát động cơ xe có thể gặp trục trặc. Dung dịch này làm mát bằng cách lưu thông khắp động cơ trong quá trình vận hành xe. Nếu nó bị rò rỉ ở đâu đó trong hệ thống, thì có thể một phần hoặc toàn bộ nước làm mát biến mất, động cơ sẽ trở nên rất nóng. Nếu di chuyển dưới thời tiết lạnh, hệ thống gió luồn qua khoang động cơ giúp bạn may mắn đi thêm một quãng đường nhất định.
Ngoài ra, có thể bạn không thấy sự rò rỉ của dung dịch làm mát, nhưng động cơ vẫn bị nóng, bởi có sự tắc nghẽn của hệ thống này. Bụi bẩn, các cặn bẩn có thể làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn hệ thống này.
Hỏng hóc các chi tiết trong hệ thống làm mát cũng cần được kiểm tra. Ví dụ, máy bơm nước làm mát bị hỏng sẽ không đưa được dung dịch làm mát đi khắp động cơ. Bộ tản nhiệt cũng là một thành phần quan trọng. Quạt hỏng cũng là một căn bệnh phổ biến. Vì vậy, phải kiểm tra định kỳ hệ thống làm mát động cơ.
Mức dầu máy thấp
Đôi khi, việc động cơ bị quá nóng không xuất phát từ hệ thống làm mát, mà có thể từ dầu động cơ. Dầu động cơ có tác dụng bôi trơn, và nếu nó bị hao hụt trong quá trình vận hành, ma sát các chi tiết bên trong động cơ sẽ tăng lên, dẫn đến việc động cơ nóng hơn bình thường. Việc này dễ dàng khắc phục bằng cách kiểm tra dầu máy thường xuyên, đặc biệt với các động cơ xe đã cũ.
Thời tiết cực đoan
Nhiệt độ ngoài trời cao cũng có thể khiến cho động cơ xe của bạn trở nên quá nóng. Mặc dù các hãng xe đều đã tính toán trong trường hợp thời tiết cực đoan này, tuy nhiên với những chiếc xe cũ, hệ thống làm mát già nua, cũng có thể làm động cơ của bạn tăng nhiệt.
Kiểm tra định kỳ hệ thống làm mát đảm bảo động cơ được làm mát trong quá trình sử dụng.
Xử lý tình huống động cơ quá nóng
Ngay khi thấy kim đồng hồ nhiệt độ động cơ báo quá nóng, bạn hãy tắt hệ thống điều hòa, bật hệ thống sưởi nếu có giúp giảm nhiệt độ trong khoang động cơ. Bước này có thể cứu được động cơ của bạn trước khi gặp những trục trặc do quá nóng. Ngay sau đó, bạn lái xe vào làn khẩn cấp/lề đường ở vị trí an toàn, tắt máy và mở nắp ca-pô.
Ở thời điểm động cơ đang nóng, tuyệt đối không mở nắp của két nước làm mát. Với áp suất bên trong khi két nước đang nóng, việc mở nắp két nước sẽ làm bạn bị bỏng do nước sôi bên trong văng ra ngoài. Và đừng nghĩ khi động cơ nguội, bạn lại có thể di chuyển được, hãy kiểm tra hệ thống làm mát hoặc tốt nhất gọi cho cố vấn dịch vụ của xưởng sửa chữa xe mà bạn thường bảo dưỡng nó.
Theo Vnexpress.
6 lưu ý khi sử dụng ô tô vào thời tiết nắng nóng 6 lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để bảo vệ ô tô trong thời tiết nắng nóng. Thời tiết nắng nóng như hiện nay rất dễ ảnh hưởng đến tuổi thọ của một số bộ phận trên ô tô. Chính vì vậy, khi sử dụng ô tô vào thời tiết nắng nóng, bạn cần có lưu ý dưới...