‘Thủ phạm’ chính khiến bạn bị viêm dạ dày
Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến viêm loét và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc từ từ theo thời gian (viêm dạ dày mạn tính). Ảnh: Shutterstock.
TS.BS Bùi Văn Tân, Chủ nhiệm khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết viêm dạ dày là thuật ngữ dùng để mô tả một nhóm vấn đề với điểm chung là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Bệnh có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc tiến triển từ từ theo thời gian (viêm dạ dày mạn tính).
Theo bác sĩ Tân, viêm dạ dày có thể dẫn đến viêm loét hoặc tăng nguy cơ ung thư dạ dày trong một số trường hợp. Tuy nhiên, đa phần bệnh không nghiêm trọng và có thể cải thiện nhanh chóng nếu được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày
Viêm dạ dày thường phát triển khi lớp bảo vệ dạ dày bị suy yếu hoặc tổn thương. Đây là lớp dịch nhầy bảo vệ thành dạ dày khỏi các axit tiêu hóa. Khi hàng rào này suy yếu, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương, dẫn đến viêm.
Ngoài ra, vi khuẩn Helicobacter pylori cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày mạn tính. “Khoảng một nửa dân số thế giới được cho là nhiễm vi khuẩn này, thường lây từ người sang người. Tuy nhiên, đa số không gặp biến chứng. Ở một số trường hợp, vi khuẩn Helicobacter pylori phá vỡ lớp bảo vệ dạ dày, gây tổn thương niêm mạc”, bác sĩ Tân chia sẻ.
Chẩn đoán viêm dạ dày
Để chẩn đoán, bác sĩ thường dựa vào tiề.n sử bệnh và thăm khám lâm sàng. Một số xét nghiệm cần thiết có thể bao gồm:
Kiểm tra hơi thở: Xác định sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori.
Nội soi tiêu hóa trên: Giúp phát hiện bất thường trong đường tiêu hóa mà X-quang khó nhận biết.
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị và thuố.c phù hợp với từng tình trạng bệnh nhân.
Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?
Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm cao, chúng dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường.
Video đang HOT
Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?
Việc điều trị HP khó khăn, cần được cân nhắc kỹ và đúng chỉ định, không nên lạm dụng.
Vi khuẩn HP trong dạ dày có đặc điểm gì?
Vi khuẩn HP (tên đầy đủ: Helicobacter Pylori) có hình que với nhiều tiêm mao hình xoắn, được phát triển bên trong lớp niêm mạc dạ dày.
Vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra enzyme urease có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày.
Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm cao. Chúng dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường.
Khi tồn tại trong dạ dày, chúng có thể gây đau dạ dày với nhiều biểu hiện như: Đau và nóng rát vùng thượng vị, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, rối loạn đại tiện,... Vi khuẩn HP cũng có khả năng lây truyền và tái nhiễm rất cao. Nó chủ yếu được lây truyền từ người qua người theo đường miệng - miệng và lây truyền qua phân.
Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn HP trong dạ dày có thể gây các bệnh như:
Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính
Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính
Chứng khó tiêu chức năng
Loét dạ dày - tá tràng
Ung thư dạ dày
U lympho B niêm mạc dạ dày
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP
Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Môi trường sống, nguồn nước uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, người bệnh có thói quen, biện pháp chăm sóc và chế độ sinh hoạt không hợp cũng sẽ là nguyên nhân gây nhiễm HP.
Một người nhiễm bệnh có thể lây lan cho người thân, kể cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ... Triệu chứng do vi khuẩn HP gây ra cũng thầm lặng, khó phát hiện.
Đau bụng nhiều lần
Buồn nôn và nôn
Ợ hơi, có cảm giác no, đầy hơi
Giảm cân không rõ nguyên do
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Triệu chứng nặng hơn có thể gặp như phân đen, nôn ra má.u, đau dạ dày dữ dội, phân có má.u tươi,...
Mức độ nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn HP
Thực tế cho thấy hầu hết những ai trên độ tuổ.i 50 đều có vi khuẩn HP, tình trạng này cũng tương đối phổ biến ở người trẻ tuổ.i. Mặt khác, chỉ có một số chủng HP có khả năng gây ung thư dạ dày. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng cần xét loại vi khuẩn này dưới 2 khía cạnh lợi - hại và khi nào cần tiến hành điều trị cũng dựa trên 2 khía cạnh này.
Theo nhiều nghiên cứu, có tới 80% số người bị nhiễm HP không hề bị đau dạ dày. Loại vi khuẩn này chỉ có hại khi chúng gây bệnh dạ dày. Còn với những người không mắc bệnh lý này thì nó lại có một số ưu điểm. Cụ thể, khi điều trị HP sẽ làm tăng nồng độ hormone renin kích thích sự thèm ăn, làm tăng cân không mong muốn (do người bệnh cảm thấy ăn ngon miệng hơn trước đó rất nhiều). Bên cạnh đó, đối với các bệnh tiểu đường và hen phế quản thì nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm người nhiễm HP ít mắc các bệnh này hơn so với nhóm người không nhiễm HP.
Để trả lời cho câu hỏi khi nào nên điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày thì cần xem xét tới các yếu tố thực tế lâm sàng.
Trường hợp nào nên điều trị vi khuẩn HP?
Để trả lời cho câu hỏi khi nào nên điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày thì cần xem xét tới các yếu tố thực tế lâm sàng. Hiện nay, giới y khoa thống nhất rằng chỉ nên điều trị vi khuẩn HP trong các trường hợp:
Loét dạ dày - tá tràng do vi khuẩn HP khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị mỏng đi, ổ loét phát triển mạnh hơn
Mắc chứng khó tiêu chức năng
Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân
Có khối u trong dạ dày: Polyp tăng sản, adenoma, đã cắt hớt niêm mạc,...
Ung thư dạ dày sớm đã được cắt hớt hoặc cắt tách niêm mạc dạ dày qua nội soi
Ung thư dạ dày giai đoạn muộn, đã trải qua phẫu thuật
Tiề.n sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư dạ dày
Viêm teo niêm mạc dạ dày
Trào ngược dạ dày - thực quản trong thời gian dài
Thiếu vitamin B12 hoặc sắt không rõ nguyên nhân
Làm việc ở môi trường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày như khai thác than, chì,...
Bảo vệ cộng đồng trước những bệnh lý về dạ dày Mới đây, hơn 200 y, bác sĩ và điều dưỡng cùng hàng trăm tình nguyện viên đã tích cực tham gia khám sàng lọc vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dạ dày và các bệnh không lây nhiễm cho trên 3.000 người dân Thủ đô. Tại Bệnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi ngày các bác sĩ thực hiện khoảng 2.000 ca nội soi...