Thủ phạm chính khiến bạn béo phì
Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy lười vận động, dành thời gian nhiều cho xem tivi và các thiết bị điện tử là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì cũng như những căn bệnh nguy hiểm khác.
Lười vận động và thời gian xem tivi, các thiết bị di động nhiều là những nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. (Ảnh: Internet)
Béo phì và bệnh tật vì lười vận động
Béo phì gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe dù bạn ở độ tuổi hay giới tính nào. Béo phì có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh về tim mạch… Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lối sống ít vận động là nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng béo phì, tiểu đường…
Khảo sát từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia trên hơn 5.000 học sinh các cấp học tại Hà Nội, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Nghệ An và TP Hồ Chí Minh được công bố vào tháng 7-2019 cũng chỉ ra rằng, thừa cân, béo phì có mối liên quan mật thiết với tình trạng thừa năng lượng nhưng lại thiếu vận động thể lực ở trẻ em. Kết quả này tương tự với kết quả của nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới về mối liên hệ giữa thừa cân béo phì và thói quen ít hoạt động thể chất ở trẻ.
Theo một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy những trẻ ít hoạt động có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp ba lần so với những trẻ thường xuyên hoạt động thể chất. Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Khoa học Thể thao (Na Uy) và Đại học Cambridge (Anh) công bố trên tạp chí the Lancet cho thấy lười vận động là nguyên nhân dẫn tới hơn 5 triệu cái chết mỗi năm trên toàn cầu.
Lười vận động gia tăng các rủi ro bệnh tật như tiểu đường, ung thư vú và ruột kết, bệnh tim. Gánh nặng y tế và thiệt hại hiệu suất kinh tế vì sức khỏe kém do lười hoạt động gây ra trên toàn cầu tăng thêm 67,5 tỷ USD mỗi năm. Thất thoát này diễn ra ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, mỗi người chỉ cần vận động một giờ mỗi ngày là các nguy cơ này nhìn chung sẽ được loại trừ.
Dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử và tivi
Video đang HOT
Ngày nay, những sản phẩm công nghệ như tivi, máy tính, điện thoại, trò chơi điện tử đã trở nên quá đỗi quen thuộc đối với mỗi người. Không ai có thể phủ nhận, những phương tiện này không chỉ mang đến cho chúng ta vô vàn thông tin, kiến thức mà còn trở thành một người bạn không thể thiếu. Tuy nhiên, việc ngồi lỳ một chỗ hàng tiếng đồng hồ, thậm chí cả ngày với các thiết bị này đã gây ra nhiều vấn về đề sức khỏe, trong đó có việc tăng cân và béo phì.
Nhằm tìm ra mối liên hệ giữa việc xem tivi và các thiết bị di động và bệnh béo phì, Sáng kiến Giám sát Tình trạng Béo phì ở trẻ em tại châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization European Childhood Obesity Surveillance Initiative) đã tiến hành nghiên cứu, theo dõi và thu thập dữ liệu về tỷ lệ béo phì trên 63.000 trẻ em 6-9 tuổi tại 19 quốc gia ở Châu Á và Châu Âu từ năm 2015 – 2017. Trẻ được chia thành bảy nhóm và trẻ ở các nhóm đều tham gia vào những hoạt động tương tự nhau, bao gồm: Hoạt động thể chất; sử dụng ti vi và các thiết bị di động; chế độ ăn giàu trái cây, rau quả và sử dụng nước ngọt có đường. Kết quả cho thấy, trẻ xem tivi và các thiết bị di động nhiều sẽ có nguy cơ béo phì cao cho dù có kết kết hợp với các hành vi sức khỏe lành mạnh hay không.
Một kết quả nghiên cứu khác mới được các nhà khoa học Đại học công nghệ Auckland New Zealand thực hiện trên 5.000 trẻ em được công bố vào năm 2017 cũng đã cho thấy, trẻ hai tuổi xem tivi và máy tính nhiều hơn một giờ/ngày sẽ có nguy cơ béo phì cao hơn, phải đi thăm khám bác sĩ nhiều hơn và các kỹ năng vận động cũng kém linh hoạt hơn, cùng với đó là trẻ có thể gặp phải vấn đề tăng động khi được 4,5 tuổi.
Thay đổi lối sống để giảm béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc hạn chế, kiêng khem đường quá mức không mang lại hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe hay tình trạng cân nặng, trái lại việc kiêng khem không hợp lý trong thời gian dài thậm chí còn gây ra một số tác dụng ngược. Tương tự, nếu mong muốn giảm tiêu thụ đường bằng cách nói không với nước ngọt có đường hay đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt cũng không phải là những giải pháp hợp lý.
Thay đổi lối sống, tăng cường vận động mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe. (Ảnh: Internet)
Liên quan đến vấn đề này, GS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cũng đã chia sẻ: “Có nhiều tranh cãi về việc ăn nhiều đồ ngọt dẫn đến thừa cân béo phì nhưng đồ ngọt chỉ là một trong số các yếu tố thôi, còn lại là việc lười vận động mới là nguyên nhân, ăn vào nhiều nhưng vận động nhiều thì không béo phì”.
Trong một nghiên cứu khoa học được công bố năm 2018, các nhà khoa học tại Anh cũng đã không tìm thấy mối liên hệ trực tiếp nào giữa việc sử dụng đồ uống có đường với nguy cơ thừa cân béo phì cao ở trẻ trong độ tuổi 4- 10 tuổi. Ngoài ra, tại Mỹ, lượng tiêu thụ nước ngọt trên đầu người giảm đi trong suốt 15 năm qua, nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn gia tăng.
Không bàn đến các giải pháp vĩ mô cho một vấn đề xã hội, riêng với bản thân mỗi người, ngay từ hôm nay, hãy thay đổi lối sống từ những việc làm nhỏ nhất để có cuộc sống lành mạnh và một sức khỏe tốt. Để giảm tình trạng béo phì, giải pháp lâu dài đến từ cách thay đổi lối sống, từ từng hoạt động nhỏ hằng ngày của người trẻ và người lớn trong gia đình. Một trong số các phương pháp tự nhiên, dễ thực hiện để giúp bạn sống khỏe và tránh xa béo phì là: ăn nhiều chất xơ hơn; tăng cường vận động; ngủ đủ giấc, giảm thời lượng xem tivi và thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính.
THANH THANH
Theo Nhân dân
Mẹ tá hoả thấy con béo phì chỉ vì 'khoái' ăn hộ cơm cho bạn
Khẩu phần ăn uống giàu năng lượng nhưng thiếu tham gia các hoạt động thể chất, dẫn đến tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành thị tăng cao...
Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, ở khu vực thành thị, tỷ lệ thừa cân béo phì (TCBP) cao nhất ở bậc tiểu học, chiếm 41,9%, giảm dần còn 30,5% ở bậc trung học cơ sở (THCS) và chỉ còn 13,5% ở bậc trung học phổ thông (THPT). Tỷ lệ này tương ứng ở khu vực nông thôn lần lượt là 17,8%, 11,2% và 6,2%. Trong khi đó, tỷ lệ gầy còm và thấp còi lại có xu hướng cao hơn ở nhóm học sinh trung học, đặc biệt ở khu vực nông thôn, với các mức là 19,4% ở bậc tiểu học, 35,7% ở bậc THCS và 25,2% ở bậc THPT.
Chị Nguyễn Thu Hằng (phụ huynh học sinh quận Hoàng Mai) cho biết, con chị mới 6 tuổi đã nặng hơn 33 kg, thừa khoảng 10kg so với tiêu chuẩn. Bác sĩ yêu cầu cháu thay đổi chế độ dinh dưỡng nhưng ở trường không có chế độ ăn riêng cho trẻ thừa cân béo phì. Ở lớp, thi thoảng tổ chức sinh nhật, rất nhiều bánh ga tô, bánh kẹo, bim bim... là thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo vi chất dinh dưỡng... Chưa kể nhiều lúc con còn ăn hộ phần cơm của bạn.
Dinh dưỡng mất cân bằng ngày càng phổ biến
Nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh cho thấy đối với học sinh tiểu học (lứa tuổi từ 7 đến 12 tuổi), khẩu phần hiện nay đã đáp ứng ngưỡng khuyến nghị về protein, lipid và glucid cũng như nhu cầu khuyến nghị về năng lượng. Tuy nhiên, lượng protein và lipid trong khẩu phần ăn của học sinh tiểu học đều đang vượt xa mức nhu cầu khuyến nghị, đặc biệt ở khu vực thành thị là 205,3% và 133,4%, trong khi lượng chất xơ lại rất thấp chỉ đạt 19,1%.
Trong khi đó, khẩu phần ăn hiện nay của nhóm học sinh THCS (từ 12 đến 15 tuổi) và THPT (từ 15 đến 17 tuổi) đều chưa đáp ứng đầy đủ ngưỡng khuyến nghị về năng lượng. Trong khẩu phần ăn hiện nay của học sinh ở cả hai lứa tuổi này đều đã có đủ và thậm chí vượt ngưỡng protein khuyến nghị (126,7% đối với học sinh THCS và 118,5% đối với học sinh THPT), nhưng lượng lipid và glucid đều đang ở dưới ngưỡng khuyến nghị. Đặc biệt, mức đáp ứng về chất xơ ở hai nhóm lứa tuổi này cũng rất thấp ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, với mức chung là 15,9% đối với học sinh THCS và 17,6% đối với học sinh THPT.
Ở lứa tuổi tiểu học, nhóm TCBP có xu hướng sử dụng tất cả các nhóm lương thực, thực phẩm ở mức cao hơn so với nhóm học sinh không TCBP, trong đó các lương thực khác, hoa quả, thịt, trứng sữa được sử dụng ở mức độ nhiều hơn rõ rệt. Ở lứa tuổi THCS, nhóm TCBP và không TCBP tiêu thụ phần lớn các thực phẩm với số lượng tương đương nhau, bao gồm cả nước ngọt. Học sinh THPT TCBP có xu hướng sử dụng đồ uống bổ sung có đường ít thường xuyên hơn so với học sinh THPT không TCBP (15,2% so với 20,7%).
GS.TS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội KHKT An toàn Thực phẩm Việt Nam cho biết, hiện trên thế giới tranh cãi rất nhiều về ăn đồ ngọt sẽ dẫn đến thừa cân béo phì. "Nhưng đồ ngọt chỉ là một yếu tố thôi. Như người ta nói vận động mới là quan trọng, ăn vào nhiều nhưng vận động nhiều thì không béo phì", TS Kim cho biết.
Xuất hiện những nguy cơ mới từ lối sống gây thừa cân
Theo nghiên cứu, khẩu phần ăn của học sinh tiểu học chứa năng lượng và protein cao hơn rất nhiều so với ngưỡng khuyến nghị, nhưng mức độ tham gia các hoạt động thể lực lại thấp, cụ thể thời gian tĩnh trong ngày với 84,6% và 85,1% trẻ em có thời gian tĩnh trên 2 giờ trong một ngày, bao gồm cả ngày thường và ngày nghỉ, việc ngồi màn hình, bao gồm cả màn hình máy tính, ti vi, điện thoại,... có xu hướng tăng dần theo cấp học và ngày nghỉ thì nhiều hơn ngày thường và là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc TCBP ở học sinh THCS lên 1,154 lần và ở học sinh tiểu học là 1,162 lần. Thói quen và tần suất sử dụng đồ uống có đường trên đường phố như nước mía, nước đá bào siro, trà sữa... là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh TCBP của học sinh THPT lên 1,4 lần.
Từ số liệu này, TS Vũ Ngọc Quỳnh, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mỗi phụ huynh hiện đại cần hiểu đúng về tình trạng TCBP ở trẻ em. "Chúng ta thấy tiêu thụ đồ uống có đường của học sinh tiểu học ở nông thôn cao hơn thành phố, tương tự đối với học sinh THCS và THPT, đặc biệt học sinh THPT ở nông thôn tiêu thụ gấp đôi lượng nước ngọt so với thành phố. Điều đó có nghĩa là ở nông thôn tiêu thụ đường cao hơn thành phố. Trong khi đó, tỷ lệ TCBP ở thành phố lại cao hơn ở nông thôn. Như người ta nói lối sống, vận động rất quan trọng, ăn nhiều nhưng vận động nhiều thì không sợ béo phì", TS Quỳnh nhận định.
HIỂU MINH
Theo Tiền phong
Cô gái người Mỹ giảm được 88kg nhờ nỗ lực làm những điều mà không phải ai cũng dám thử Adrianna từng tiêu thụ tới 5.000 calories/ngày nhưng giờ đây cô đã thay đổi hoàn toàn chế độ ăn cũng như phương pháp tập luyện của mình để cải thiện vóc dáng hoàn hảo hơn. Adrianna Styer (23 tuổi) đến từ bang Florida (Mỹ) là cô gái từng trải qua quãng thời niên thiếu bị bạn bè trêu chọc vì ngoại hình của...