‘Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng lên 3.400 USD’
Theo Tập đoàn Tư vấn Boston của Mỹ, tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang phát triển nhanh hơn so với bất cứ nơi nào ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh thế mạnh sản xuất hàng xuất khẩu tạo việc làm và nâng cao mức lương cho người lao động.
Sức mua mới hình thành đã khiến sức tiêu thụ bùng nổ ở thành phố và sự cạnh tranh giành thị phần giữa những thương hiệu nước ngoài trở nên quyết liệt hơn.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Người Tiêu dùng và Khách hàng của Tập đoàn Tư vấn Boston (Mỹ), “tầng lớp trung lưu và giàu có” của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên tới 33 triệu người, tương đương khoảng 1/3 dân số đất nước, trong khoảng thời gian từ năm 2014- 2020.
Những người có thu nhập trung bình là 714 USD/tháng hoặc cao hơn được xếp vào tầng lớp này.
Năm 1987, Việt Nam mở cửa thị trường cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ năm 2012, Việt Nam đã tăng sức hấp dẫn của mình bằng cách giải quyết tình trạng bất ổn lao động và những vấn đề về mất giá tiền tệ, gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ký kết một thỏa thuận thương mại với châu Âu. Những nhà sản xuất hàng xuất khẩu chọn đến Việt Nam vì chi phí vận hành thấp.
Những công xưởng nước ngoài đã góp phần tạo ra thêm một nền kinh tế, bao gồm những công ty cung ứng, hậu cần và dịch vụ tài chính, từ đó tạo ra nhiều việc làm hơn. Việt Nam thường xuyên tăng mức lương tối thiểu và người lao động thường sống với gia đình để tiết kiệm tiền thuê nhà. Một số chủ lao động báo cáo khó tìm được người lao động “cổ cồn trắng” có trình độ cao, vì thế họ trả lương cao hơn cho những người có thể làm được việc.
Không giống như các nước đang phát triển khác ở châu Á, đầu tư của chính phủ vào việc phát triển nông nghiệp đã tạo ra một tầng lớp trung lưu vùng nông thôn.
Theo bà Aparna Bharadwaj, người phụ trách khu vực Đông Nam Á của Công ty Tư vấn Boston: “Điều này cho phép tầng lớp trung lưu không chỉ giới hạn ở những đô thị lớn, những thành phố lớn mà còn phân tán rất nhanh chóng tới những thành thị nhỏ hơn và những thị trường ở vùng nông thôn.
Video đang HOT
Việt Nam có sự phân tán tầng lớp trung lưu nhanh nhất mà tôi từng thấy khắp các thị trường ASEAN. Mức thu nhập của người dân đang tăng lên theo hướng dàn trải hơn thay vì chỉ tập trung vào một vài người giàu lại càng giàu hơn.”
Công ty tư vấn trên cho biết thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng từ 1.400 USD hai năm trước lên 3.400 USD đến năm 2020. Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu Việt Nam đã thu hút sự chú ý của những nhà cung ứng nước ngoài, cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực thức ăn nhanh, sản phẩm làm từ sữa, ôtô, sản phẩm vệ sinh và đồ điện tử tiêu dùng. Những thương hiệu thường thấy ở Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Burger King, Starbucks, Family Mart, Nestlé và Sony.
Hãng máy tính Dell ở Mỹ nhận thấy Việt Nam là một thị trường “độc đáo” vì người tiêu dùng ở miền Bắc ưa thích những thương hiệu châu Âu trong khi người tiêu dùng ở miền Nam ưu ái những thương hiệu của Mỹ và Nhật Bản.
Theo ông Nguyễn Cường Thịnh, Giám đốc Phát triển kinh doanh của Dell tại Việt Nam, Dell nhấn mạnh vào dịch vụ sau bán hàng để xây dựng niềm tin trong những sản phẩm của họ./.
Theo Vietnam Plus
Cử nhân đại học, thạc sĩ tiếp tục thuộc nhóm thất nghiệp cao nhất
Trong quý 2/2016, thất nghiệp tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.
"Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, quý 2/2016", do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố sáng nay (17/8) cho biết: Trong quý 2/2016, dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 70,85 triệu người (giảm 0,01% so với quý 2/2015; khu vực thành thị tăng 6,27%).
Thất nghiệp tăng cả số lượng và tỷ lệ
Đáng lưu ý, so với quý 1/2016, thất nghiệp tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất. Quý 2, cả nước có hơn 1,088 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, tăng 16,4 nghìn người so với quý 1 và giảm 55,9 nghìn người so với quý 2/2016.
Đại diện Bộ LĐTBXH tại buổi công bố Bản tin quý 2
Trong số những người bị thất nghiệp, có 418,2 nghìn người có chuyên môn kỹ thuật; các nhóm có số người thất nghiệp nhiều nhất là nhóm "trình độ đại học trở lên" (191,3 nghìn người), "cao đẳng chuyên nghiệp" (94,3 nghìn người) và "trung cấp chuyên nghiệp" (59,1 nghìn người).
Về tỷ lệ, thất nghiệp cao nhất rơi vào nhóm "cao đẳng chuyên nghiệp" (6,6%), "đại học trở lên" (4%) và "cao đẳng nghề" (3,66%).
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (Nguồn: Bộ LĐTBXH)
Trong quý 2/2016, cả nước có 1,41 triệu lao động có thời gian làm việc dưới 35 giờ/tuần; riêng số người trong độ tuổi lao động bị thiếu việc làm là 721.000 người, giảm 100.000 người so với quý 1 và 111.000 người so với cùng kỳ.
Bản tin cũng cho biết, trong quý 1, số người có nhu cầu tìm việc làm là 56,8 nghìn người, tăng 12,2% so với quý 1/2016. Nhóm có bằng trung cấp có nhu cầu tìm việc làm nhiều nhất (chiếm 30,9%), tiếp theo là nhóm có trình độ cao đẳng (chiếm 19,2%) và đại học trở lên (chiếm 16,8%).
Nhóm nghề "kế toán - kiểm toán" có số lượng người tìm việc nhiều nhất (chiếm 16,9%); tiếp đó là "quản trị kinh doanh" (10,4%) và "nhân sự" (10%). Một số nghề mà người tìm việc đăng ký giảm nhiều là "tài chính ngân hàng" và "lái xe".
Thu nhập lao động làm công ăn lương giảm
Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội cho biết, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương trong quý 2 là 4,85 triệu đồng (quý 1 là 5,08 triệu). Nguyên nhân do quý 1 gắn với Tết nguyên đán cho nên người lao động được hưởng thêm tiền thưởng Tết, do đó thu nhập quý 2 giảm là điều tất nhiên.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động làm công ăn lương cũng giảm so với quý 1 (từ 41,40% xuống còn 41,26%); ngành công nghiệp chế biến chế tạo có số lượng lao động giảm nhiều nhất (61.000 người, chiếm trên 10%).
Theo thống kê, tất cả các nhóm nghề đều có thu nhập thấp hơn quý 1/2016, nhưng cao hơn quý 2/2015. Nhóm quản lý và chuyên môn kỹ thuật bậc cao có thu nhập bình quân tháng cao nhất, song thu nhập của nhóm "lao động giản đơn" tăng nhanh hơn, thu hẹp khoảng cách đối với các nhóm còn lại.
Biểu dưới đây:
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương theo nhóm nghề (Nguồn: Bộ LĐTBXH)
Lại Thìn
Theo_VOV
Lãnh đạo các tập đoàn thuộc Bộ Công Thương có mức lương "khủng" Ngoài PVN, lãnh đạo các tập đoàn khác như EVN, Vinacomin nhận được trung bình gần 650 triệu đồng/năm. Mức lương của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước luôn được xã hội quan tâm. Nhìn vào mức thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp lớn này, người ta đánh giá được...