Thứ người Việt nào cũng bỏ đi khi ăn mực không ngờ là vị thuốc quý như vàng
Một số bài thuốc quý từ bộ phận bỏ đi này được lương y Vũ Quốc Trung khuyên dùng để chữa bệnh như sau:
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, mai mực là một vị thuốc quý trong Đông Y.
Theo đó, mai mực vị mặn, tính bình, có tác dụng thông huyết mạch, trừ hàn thấp, cầm máu, bổ phế, hút nước chua dạ dày.
Về thành phần hóa học, trong mai mực có các muối calci cacbonat, canxi photphat, muối natri clorua, các chất hữu cơ, chất keo.
Mai mực là một vị thuốc quý trong Đông Y.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, cách bào chế mai mực để dùng tương đối đơn giản, thường người ta lấy mai mực, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô, khi dùng tán bột, sao kỹ.
Mai mực có tác dụng thông huyết mạch, khử hàn thấp và cầm máu, thường dùng để chữa thổ huyết, ho, nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài xuất huyết, phụ nữ bị bế kinh. Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý, người âm hư thì không nên dùng.
Một số bài thuốc có thành phần mai mực được lương y Vũ Quốc Trung khuyên dùng như sau:
Dùng bột mai mực tán rắc vào vết thương để cầm máu: từ 4-8 gam bột.
2. Chữa nôn hoặc ho ra máu (thổ huyết)
Mai mực (ô tắc cột) tán nhỏ ngày uống 4-5 lần, mỗi lần 2 gam với nước hoặc nước cơm để chữa nôn hoặc ho ra máu.
Video đang HOT
Người bị viêm tai giữa, tai có mủ có thể dùng 2 gam mai mực (ô tắc cột), xạ hương 0,4 gam tán nhỏ, chấm vào bông tăm vào tai.
4. Chữa âm hộ lở loét
Dùng mai mực (ô tắc cột) đốt thành than trộn với lòng đỏ trứng gà để bôi vào chỗ lở loét của âm hộ.
5. Chữa viêm loét dạ dày-tá tràng
Mai mực 40g, cam thảo 24g, thổ bối mẫu 12g. Đem các vị tán nhỏ thành bột. Người lớn mỗi lần uống 10g, ngày uống 2 lần vào lúc đói.
6. Trẻ em chậm lớn
Ngày uống 4-8g bột mai mực. Dùng 7-10 ngày, nghỉ 1 tuần, sau lại dùng tiếp nếu cần thiết.
Mai mực nướng vàng, tán bột mỗi lần uống 4-8g với nước hoặc nước cơm.
Theo Diệu Thu
Dân Việt
Lý do su hào được coi là "thần dược" của mùa đông
Su hào là món ăn mùa đông rất tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng mà ít ai ngờ đến.
Su hào là loại thực phẩm phổ biến và được sử dụng trong nhiều món ăn hàng ngày. Su hào có thể ăn sống cũng như được đem luộc, nấu. Su hào chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như selen, axít folic, vitamin C, kali, magiê và đồng.
Su hào là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thuộc họ cải. Ngày nay, loại củ này đã được trồng rộng khắp thế giới, đặc biệt là vào mùa đông. Lý do là nó không chỉ là món ăn ưa thích mà còn giàu dinh dưỡng.
Su hào được mệnh danh là "thần dược" của mùa đông. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nếu bạn thường xuyên ăn su hào vào mùa đông sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, từ đó nâng cao phòng ngừa và đẩy lùi các nguy cơ gây bệnh khác.
Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của su hào đối với sức khỏe.
1. Phòng cảm cúm
Thời điểm giao mùa thường là nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc các căn bệnh cảm cúm, viêm họng, ho. Trong su hào có chứa đa số vitamin C. Vào mùa đông, nếu ăn su hào, vitamin C trong su hào sẽ làm cho các bộ phân cơ thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Vì vậy, để tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn hãy ăn nhiều su hào hơn mỗi ngày.
2. Chữa tiêu đờm
Giải khát, thông bụng, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày là những công dụng từ su hào. Ngoài ra, su hào còn chủ yếu dùng lúc bị nước đái đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tì hư hỏa vượng, bụng lạnh nhiều đờm, trúng phong bất tỉnh.
Cách dùng: Nấu canh, ăn sống hoặc nấu với thịt. Giã nát đắp ngoài da hoặc nghiền bột hít vào mũi. Nên tránh ăn nhiều làm hao khí tổn huyết.
3. Chữa viêm loét dạ dày
Thông thường trong dân gian dùng bài thuốc từ nước ép bắp cải để chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày mang lại hiệu quả cao và an toàn. Giờ đây, người bệnh có thêm một cách chữa bệnh hiệu quả từ một loại rau tương tự cũng được thu hoạch vào vụ đông (miền bắc) là củ su hào.
Cách dùng: Lấy củ su hào gọt bỏ bỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ, mỏng rồi cho vào một chiếc lọ thủy tinh. Sau đó, bạn cho mật ong lượng vừa đủ vào để ngâm trong khoảng 2 ngày để củ su hào ngấm vào trong mật ong và mềm ra.
Hàng ngày, người bệnh dùng su hào ngâm mật ong này để ăn, nhai nhỏ. Áp dụng liên tục hàng ngày cho tới khi khắc phục được tình trạng bệnh.
4. Giảm cân
Trong 100g su hào có đến 91g nước và 3,6g chất xơ nên đây là thực phẩm lý tưởng cho những người ăn kiêng. Ngoài ra, su hào còn chứa hợp chất gây ức chế sự chuyển hóa của đường và các carbohydrates khác thành chất béo, có tác dụng tốt đối với việc giảm cân.
Cách dùng: Kết hợp su hào cùng các nguyên liệu khác, như nấu canh với thịt bò, xào với nấm, rau củ, làm salad, trộn gỏi với tai heo, tôm... trong thực đơn hàng tuần, bạn sẽ giảm được lượng calo nạp vào mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
5. Trị hen suyễn
Hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên su hào có tác dụng chống lại căn bệnh hen suyễn và các vấn đề liên quan đến phổi. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp su hào với cà rốt, cần tây và táo xanh để làm nước ép uống hàng ngày cũng rất tốt.
6. Thanh lọc máu và thận
Su hào được xem là loại thực phẩm cung cấp khá tốt về vitamin C, potassium, vitamin B6, vì vậy, theo các chuyên gia, su hào được đánh giá là loại thực phẩm giúp thanh lọc máu và thận tốt, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều su hào cũng gây hao tổn khí huyết.
7. Giúp thai nhi phát triển tốt hơn
Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magiê... giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình mang thai tốt hơn, hoạt động não bộ, hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.
Theo Dương Dương
Tổng hợp
Khám Phá