Thử nghiệm thành công thuốc trị ung thư vú ác tính
Các nhà khoa học vừa thử nghiệm thành công một loại thuốc có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các khối u ác tính trong cơ thể bệnh nhân ung thư vú, theo một báo cáo nghiên cứu vừa được công bố ngày 3.6.
Theo một báo cáo của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ ngày 3.6, kết quả thử nghiệm thuốc Trastuzumab emtansine (T-DM1) trong điều trị bệnh ung thư vú cho kết quả khả quan hơn so với phương pháp điều trị thông thường.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công thuốc điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn di căn – Ảnh: Reuters
Được biết, thử nghiệm này mang tầm quốc tế và được tiến hành trên gần 1.000 bệnh nhân ung thư di căn sang nhiều bộ phận cơ thể.
Video đang HOT
Các bệnh nhân này được phân thành hai nhóm: một nhóm được điều trị bằng thuốc T-DM1 và nhóm còn lại được điều trị theo phương pháp thông thường.
Kết quả cho thấy thời gian sống sót của những người dùng T-DM1 là 9 tháng 18 ngày, trong khi thời gian cầm cự của nhóm còn lại là 6 tháng 12 ngày. Các nhà nghiên cứu nhận định đây thật sự là một “bước tiến đầy ý nghĩa” trong mặt trận chống ung thư.
“Thuốc T-DM1 đã phát huy tác dụng. Nó vượt trội so với liệu pháp điều trị hiện nay vốn cũng đang rất hiệu quả. Ngoài ra, với vai trò là bác sĩ điều trị cho rất nhiều bệnh nhân ung thư vú, tôi rất hài lòng khi thấy rằng loại thuốc mới này có chứa hàm lượng độc tố rất thấp. Các bệnh nhân sẽ không bị rụng tóc khi dùng thuốc”, AFP dẫn lời giáo sư Kimberly Blackwell thuộc Đại học Duke (Mỹ).
Ông Blackwell, vốn là trưởng nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm nói trên, cũng nói thêm rằng loại thuốc này thực sự là một thành tựu lớn đối với các bệnh nhân ung thư vú di căn.
Số liệu thống kê cho thấy 65% bệnh nhân dùng thuốc T-DM1 duy trì sự sống ít nhất 2 năm, so với tỷ lệ 47,5% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp thông thường.
Hoàng Uy
Theo Thanhnnien.com.vn
Phát hiện gene ngăn di căn ung thư
Các nhà khoa học Pháp đã phân tích 1 gene làm chậm sự lây lan của các khối u ác tính tuyến tụy, giúp mở ra hướng điều trị cho một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất.
Sau khi phát hiện ra gene được gọi là USP9X trong 1 công trình nghiên cứu về ung thư tuyến tụy ở chuột, nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng nó cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong cơ thể người.
"Chúng tôi nhìn vào các mẫu u và nhận thấy rằng những bệnh nhân có ít gene này sẽ tử vong nhanh hơn sau khi được phẫu thuật và những bệnh nhân bị tử vong do di căn cũng có mức protein thấp nhất".
Gene này tìm thấy ở tất cả các tế bào trong cơ thể nhưng nó lại không hiện diện ở một số khối u", nhà nghiên cứu David Tuveson cho biết.
Ba gene ức chế khối u tuyến tụy khác cũng đã được tìm thấy và sự thiếu vắng của một trong 3 gene này cũng "có thể gây ra di căn, mà có thể khiến những người bị ung thư tuyến tụy tử vong.
Phát hiện này có nghĩa rằng "chúng ta có thể đánh thức các gen bằng cách dùng thuốc".
Nhà nghiên cứu Tuveson cho biết đã có các loại thuốc tương ứng như chưa tìm ra được chính xác là loại ung thư nào sẽ có tác dụng. "Chúng tôi đang đề xuất rằng những thuốc này sẽ sử dụng cho những bệnh nhân ung thư tuyến tụy", nhà nghiên cứu Tuveson nói.
Ung thư tuyến tụy giết chết khoảng 96% nạn nhân của nó trong vòng 5 năm chẩn đoán, một trong những tỉ lệ sống sót thấp nhất trong số các bệnh ung thư. Đơn giản là vì chẩn đoán sớm bệnh này rất khó, vì bệnh thường được phát hiện chỉ sau khi nó đã di căn.
Nhân Hà
Theo Dân trí
7 bộ phận cơ thể bạn nên kiểm tra mỗi sáng Tìm hiểu và kiểm tra những bộ phận trên cơ thể bạn mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời những bệnh tật nguy hiểm và điều trị sớm. 1. Móng tay Nếu thấy những đường tối trên móng tay màu vàng, nâu, hoặc sọc đen là một dấu hiệu của sự tổn thương tế bào, có thể từ khối u...