Thử nghiệm dùng chó ngửi ra người nhiễm Covid-19
Với khứu giác và trực giác của mình, loài chó được kỳ vọng sử dụng để nhận biết người đã nhiễm bệnh.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đều cho rằng việc ngăn chặn sự bùng phát trở lại của Covid-19 trong tương lai sẽ cần tới xét nghiệm số lượng lớn và xác định người mang mầm bệnh không triệu chứng.
Những chú chó, với khứu giác cực nhạy của mình, có thể là trợ thủ đắc lực trong tương lai.
Từ lâu chó đã được huấn luyện để có thể nhận biết một số bệnh của con người.
Những con chó giống Labrador là đối tượng trong dự án nghiên cứu của trường thú y thuộc đại học Pennsylvania để xác định xem chúng có thể phát hiện mùi liên quan đến virus gây bệnh Covid-19 hay không. Nếu thành công, chúng có thể được sử dụng như một phương thức để xác định người nhiễm bệnh, theo nhận định của nhóm nghiên cứu.
Không ngạc nhiên khi chó được cân nhắc để phát hiện người nhiễm SARS-CoV-2. Ngoài chất nổ và các thực phẩm nhập lậu, chó còn có thể đánh hơi được bệnh sốt rét, ung thư và thậm chí là một loại vi khuẩn tàn phá các khu rừng cam quýt Florida. Năm 2015, một nghiên cứu về khả năng đánh hơi virus của chó đã được đăng tải trên cổng thông tin Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH).
“Chúng ta chưa rõ vì sao chó đánh hơi được: có thể là mùi của virus, hoặc phản ứng với virus, hoặc sự kết hợp cả hai. Nhưng những con chó không quan tâm đến mùi gì. Chúng chỉ được dạy để chỉ ra khác biệt giữa hai mẫu”, bà Cynthia M. Otto, Giám đốc trung tâm chó nghiệp vụ tại trường thú y cho biết.
“Tiềm năng của những chú chó sẽ rất lớn. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào khả năng nhận biết tuyệt vời của chó để hỗ trợ đất nước trong việc giảm sát Covid-19, với mục tiêu cuối cùng là giảm lây nhiễm cộng đồng”, bà Otto nói thêm.
Video đang HOT
Một chú chó đang được huấn luyện để nhận biết mùi từ mẫu thử virus corona.
Một nghiên cứu tương tự đang được tiến hành tại Trường Y học Nhiệt đới & Vệ sinh London, nơi các nhà nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng chó có thể xác định nhiễm trùng sốt rét ở người. Ông James Logan, người đứng đầu bộ phận kiểm soát dịch bệnh của trường học, đã gọi chó là “công cụ chẩn đoán mới”, có thể cách mạng hóa phản ứng của chúng ta với Covid-19.
Nhóm của Logan đã bắt đầu thu thập các mẫu thử Covid-19 để huấn luyện, với mục tiêu trang bị 6 chú chó nhận biết bệnh tại các sân bay ở Vương quốc Anh.
“Mỗi chú chó có thể sàng lọc tới 250 người mỗi giờ”, ông Logan nói với Washington Post.
Chó có tới 300 triệu thụ thể mùi, so với con người chỉ có 6 triệu. Chó đã được huấn luyện có thể nhận biết các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi dù ở nồng độ thấp, liên quan đến các bệnh bao gồm ung thư buồng trứng, nhiễm trùng do vi khuẩn và khối u mũi. Những hợp chất này có trong máu, nước bọt, nước tiểu hoặc hơi thở của con người.
Tổng cục TCĐLCL hỗ trợ đo lường thử nghiệm thành công máy thở do Vingroup sản xuất
Ngày 29/4, Viện Đo lường Việt Nam - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tiến hành đo lường thử nghiệm các thông số kỹ thuật của mẫu máy thở xâm nhập VFS 510 do Vingroup sản xuất.
Theo đó, qua đo lường thử nghiệm cho thấy cơ bản các thông số kỹ thuật của mẫu máy thở FVS 510 do Vingroup sản xuất đã bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nhà sản xuất.
Máy thở VSmart VFS-510 do Vingroup sản xuất với tỉ lệ nội địa hóa 70%.
Theo ông Trần Văn Vinh - Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, chung tay cùng cả nước trong phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp thời gian qua. Đáng chú ý, Tổng cục cung cấp miễn phí các tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến lĩnh vực trang thiết bị y tế, lĩnh vực về quản lý rủi ro, hệ thống quản lý chất lượng nói chung và đặc thù cho ngành trang thiết bị y tế.
Đồng thời, Tổng cục cũng chủ động làm việc, phối hợp với các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tổ chức tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ, Úc... tập hợp các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế ứng phó với đại dịch Covid-19.
"Để hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc sản xuất máy thở của Vingroup, Tổng cục đã giao Viện Đo lường Việt Nam phối hợp cùng bộ phận nghiên cứu phát triển máy thở của Tập đoàn tiến hành đo lường thử nghiệm thông số kỹ thuật mẫu máy thở xâm nhập VFS 510.
Việc đo lường thử nghiệm này nhằm giúp Vingroup kiểm soát tốt hơn các chỉ tiêu an toàn điện và thông số đo lường của máy thở, trên cơ sở đó căn chỉnh lại các thông số kỹ thuật trên dây chuyền công nghệ, giúp máy thở khi sản xuất có thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế cũng như tiêu chuẩn nhà sản xuất công bố", ông Vinh cho biết.
Cán bộ kỹ thuật bộ phận Đo lường Y tế, Viện Đo lường Việt Nam thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện đo lường thử nghiệm cho máy thở VFS-510.
Trước đó, ngày 28/4, Vingroup công bố đã hoàn thành hai mẫu máy thở đúng ba tuần sau khi công bố để phục vụ điều trị cho bệnh nhân COVID-19. VSmart VFS-410 và VFS-510 là hai mẫu máy thở xâm nhập "made in Việt Nam" được hoàn thiện và sản xuất toàn bộ từ hệ sinh thái Vingroup.
Với sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ban ngành, các chuyên gia y tế và Hãng Medtronic (Mỹ), VFS-410 và VFS-510 đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và giá trị sử dụng lâu dài trong điều trị "hậu COVID-19", tức là sau khi dịch bệnh này được kiểm soát.
Trong đó, VSmart VFS-410 là bản nâng cấp đặc biệt của phiên bản máy thở đầu tiên VFS-310 do chính các kỹ sư Vingroup phát triển từ ý tưởng thiết kế của Đại học MIT, còn VSmart VFS-510 nhận chuyển giao và cải tiến từ hãng sản xuất máy thở hàng đầu thế giới Medtronic (Mỹ).
Tập đoàn Vingroup cho biết: VSmart VFS-410 là máy thở xâm nhập dựa trên công nghệ tạo khí bằng turbin, có tính năng tương đương với các máy thở xâm nhập lưu động cao cấp trên thị trường (chỉ bỏ chế độ CPAP dành cho người tự thở).
Từ thiết kế máy thở không xâm nhập đơn giản của nhóm nghiên cứu Trường Đại học MIT, VFS-410 đã được các kỹ sư Vingroup cải tiến để trở thành một máy thở xâm nhập với công nghệ tạo khí bằng turbin thay vì bóp bóng tự động nhằm đảm bảo tính chính xác cao.
Bên cạnh đó, máy còn được bổ sung cảm biến giám sát và cảnh báo để duy trì nồng độ oxy, áp suất dương cuối kỳ thở ra, đo được nhịp thở bệnh nhân và tự điều chỉnh để đồng bộ với nhịp thở này. Toàn bộ nguyên lý hoạt động, bo mạch, linh kiện cơ khí, phát triển phần mềm và kiểu dáng của VSmart VFS-410 đều được thiết kế, phát triển và sản xuất tại Vingroup, dưới sự tư vấn sát sao của Bộ Y tế, các chuyên gia quốc tế và bác sĩ Vinmec.
VSmart VFS-510 là máy thở xâm nhập dựa trên mẫu PB560 của hãng máy thở Medtronic đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. VFS-510 có ưu điểm nhỏ gọn, đa năng gồm 6 chế độ thở linh hoạt, có thể sử dụng cho bệnh nhân trưởng thành, bệnh nhi; cho người cần hỗ trợ thở xâm nhập hoặc không xâm nhập... đáp ứng đa dạng yêu cầu điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Vì tình trạng khan hiếm vật tư sản xuất máy thở trên toàn thế giới, Vingroup chủ động nghiên cứu khắc phục để tự sản xuất hoặc nội địa hóa tới 70% các cụm linh kiện trong máy, bao gồm cả các cụm linh kiện đặc biệt quan trọng và phức tạp như: quạt thổi khí (blower), các bo mạch (PCBA điều khiển, nguồn,...), bàn phím, màn hình hiển thị, pin, vỏ máy...
Medtronic cũng phối hợp chặt chẽ với Vingroup để hiệu chỉnh lại phần mềm của máy nhằm đảm bảo các tính năng của VFS-510 hoàn toàn tương đương với máy gốc PB560.
Dự kiến lô sản phẩm đầu tiên sẽ xuất xưởng vào giữa tháng 5/2020.
Một số hình ảnh đo lường thử nghiệm máy thở VSmart VFS-510 tại phòng thử nghiệm của VMI:
Elon Musk sắp thử nghiệm dự án Internet miễn phí Elon Musk, CEO SpaceX, cho biết dự án phủ Internet miễn phí toàn cầu Starlink sẽ chạy thử nghiệm ngay trong năm nay. Musk chia sẻ trên Twitter rằng quá trình thử nghiệm nội bộ hệ thống Starlink sẽ bắt đầu trong ba tháng tới, còn việc thử nghiệm công khai được triển khai trong khoảng sáu tháng nữa. Dự án thử nghiệm...