Thu ngân sách nhà nước: Để dòng chảy không bị ách tắc
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến những khu vực trọng điểm kinh tế đều bị ngưng trệ, sản xuất kinh doanh bị gián đoạn.
Người dân nộp tiền vào ngân sách nhà nước tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh thành phố Cần Thơ. Ảnh minh họa: Phạm Hậu/TTXVN
Chính những điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu ngân sách nhà nước trong suốt những tháng qua và có thể kéo dài đến hết năm. Điều này đòi hỏi ngành tài chính từ nay đến cuối năm có các giải pháp linh hoạt trong điều hành nhằm đảm bảo cân đối nguồn thu.
Thu sụt giảm
Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 78,6 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm ước đạt 1.004,2 nghìn tỷ đồng, bằng 74,8% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ngân sách trung ương ước đạt 71,4% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 78,9% dự toán.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, thu nội địa đã bị tác động nặng nề và toàn diện bởi dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế và số thu ngân sách.
Đáng chú ý, diễn biến thu nội địa giảm dần từ tháng 4 đến nay. Cụ thể, tháng 4 thu được 115,6 nghìn tỷ đồng, đạt 10,2% dự toán tháng; tháng 5 thu được 85 nghìn tỷ đồng, đạt 7,5% dự toán; tháng 6 thu được 80,5 nghìn tỷ đồng, đạt 7,1% dự toán. Riêng tháng 7 thu được 114,4 nghìn tỷ đồng, nhưng nếu không kể 37 nghìn tỷ đồng tăng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai và nộp theo quý, thì chỉ thu được 77,4 nghìn tỷ đồng đạt 6,8% dự toán. Tháng 8 số thu tiếp tục giảm với 63,2 nghìn tỷ đồng, đạt 5,58% dự toán và giảm 14,2 nghìn tỷ đồng so với tháng 7 (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp nộp theo quý).
Theo ông Cao Anh Tuấn, số thu giảm mạnh ở hầu hết các sắc thuế chính như: thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp đều đạt thấp nhất trong 20 tháng kể từ tháng 1/2020 đến nay. Đặc biệt, số thu lệ phí trước bạ tháng 8 chỉ đạt 970 tỷ đồng, mức thấp đột biến kể từ tháng 1/2020, thấp hơn mức bình quân 7 tháng của năm đến trên 2.300 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cũng chỉ ra với 23 địa phương đang thực hiện giãn cách có tỷ trọng chiếm gần 70% tổng thu ngân sách (trừ dầu) thực hiện 7 tháng, số thu chiếm 66,1% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên 23 tỉnh này thu ngân sách trong tháng 8 chỉ chiếm 55,6%, giảm trên 10% so với thực hiện tháng 7.
Theo các chuyên gia kinh tế, ngoài nguyên nhân dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thì việc thực hiện gia hạn, miễn, giảm thuế, phí và thu ngân sách cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ước tính từ đầu năm 2021 đến nay là khoảng 118 nghìn tỷ đồng sẽ làm hụt thu những tháng cuối năm.
Theo các chuyên gia, mặc dù số thu có giảm, nhưng nhìn một cách khách quan, trong bối cảnh dịch bệnh, kết quả thu 8 tháng cũng đáng tích cực, thể hiện rõ nỗ lực của ngành tài chính trong việc điều hành linh hoạt các chính sách tài khóa. Theo đó, nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020 do một số ngành, lĩnh vực như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản được hưởng lợi từ chính sách tài khóa, tiền tệ thực hiện theo Nghị quyết 84/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã duy trì được mức tăng trưởng khả quan tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính đánh giá, kết quả thu ngân sách trên cho thấy sự quyết tâm cũng như nỗ lực của Chính phủ trong thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, thu ngân sách trong những tháng cuối năm 2021 sẽ gặp nhiều thách thức, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong các tháng tới nên các ngành chức năng cần triển khai đồng bộ các giải pháp.
Cơ cấu lại ngân sách
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhìn nhận, nhiệm vụ thu ngân sách đang đứng trước khó khăn, thách thức rất lớn. Ở thời điểm này, việc bảo đảm thu ngân sách có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm đáp ứng nguồn chi cho phòng, chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội.
Bộ trưởng cho rằng, trong tháng 8, số thu ngân sách từ thu nội địa, thu thuế xuất nhập khẩu đều giảm, trong khi phải tăng chi cho phòng chống dịch, đòi hỏi ngành tài chính phải linh hoạt trong điều hành, cơ cấu lại ngân sách nhà nước và triệt để tiết kiệm chi.
Theo đó, để đảm bảo cân đối nguồn thu, Bộ Tài chính tiếp tục sử dụng linh hoạt chính sách tài khóa, bằng việc triển khai các giải pháp thu như tập trung thu các lĩnh vực tiềm năng lâu nay không thu được nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Đó là thu trên nền tảng số, các sàn thương mại điện tử và triển khai thu các lĩnh vực tiềm năng như thu từ khoáng sản…
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng cần lưu ý dư địa cho sử dụng chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ trong những tháng cuối năm để kích thích, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế với kịch bản cao như năm trước. Ngành tài chính cân đối chính sách tài khóa trên diện rộng, phối hợp giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ hết sức chặt chẽ, linh hoạt để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh lạm phát đang rập rình quay trở lại.
Đặc biệt, một trong những giải pháp giúp cho dòng chảy ngân sách không bị ách tắc trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách để ngăn chặn dịch bệnh lây lan đang được ngành tài chính triển khai là đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm hiện đại hóa thu nộp ngân sách Nhà nước
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, hiện ngành đã phối hợp với 55 ngân hàng thương mại và 63 Cục Thuế triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Từ ngày 1/1 đến nay, các doanh nghiệp đã giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền gần 487 nghìn tỷ đồng và trên 29 triệu USD.
Ngành thuế cũng khuyến khích áp dụng nộp ngân sách không dùng tiền mặt đối với cá nhân thực hiện thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai trên Cổng dịch vụ công quốc gia; cá nhân nộp lệ phí trước bạ điện tử qua các kênh thanh toán trực tuyến của ngân hàng đã kết nối với Tổng cục Thuế và qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Hộ gia đình, cá nhân thanh toán nghĩa vụ tài chính trực tuyến về đất đai trên Cổng dịch vụ công quốc gia cũng được áp dụng nộp ngân sách không dùng tiền mặt.
Hay tại Kho bạc Nhà nước, việc xây dựng Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) góp phần hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước, các quỹ và tài sản nhà nước được giao quản lý…, mở rộng phối hợp thu ngân sách với các hệ thống ngân hàng thương mại đã giúp người nộp thuế có thể thực hiện nghĩa vụ với ngân sách mọi lúc, mọi nơi… mà không phải đi lại.
Trung Quốc tăng cường kiểm soát độc quyền của các công ty công nghệ
Tờ Financial Times ngày 13/9 đưa tin các cơ quan chức năng Trung Quốc đã yêu cầu thay đổi sâu rộng đối với ứng dụng thanh toán lớn nhất nước này, Alipay, trong bối cảnh nước này tăng cường kiểm soát sự độc quyền của các tập đoàn công nghệ lớn.
Alipay là nền tảng thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới. Ảnh: Shuttershock
Báo trên dẫn một nguồn tin cơ quan chức năng cho biết ứng dụng Alipay, với hơn 1 tỉ người sử dụng tại Trung Quốc và các nước châu Á khác trong đó có Ấn Độ, được yêu cầu tách riêng hoạt động cho vay nhỏ có lời.
Theo nguồn tin trên, Chính phủ Trung Quốc cho rằng sự độc quyền của các công ty công nghệ lớn đến từ sự kiểm soát dữ liệu và chính phủ muốn chấm dứt điêu đó.
Hiện tại ứng dụng Alipay cho phép người dùng thanh toán bằng thẻ tín dụng truyền thống kết nối với ngân hàng hoặc cung cấp các khoản vay tín chấp để mua mọi thứ, từ giấy vệ sinh đến máy tính xách tay.
Theo một số nguồn thạo tin, sau khi tách hoạt động cho vay và thanh toán, Alipay sẽ phải chuyển dữ liệu khách hàng được sử dụng để đưa ra các quyết định cho vay sang một liên doanh cho điểm tín dụng mới do nhà nước sở hữu một phần.
Alipay không phản hồi ngay lập tức các câu hỏi về tác động của yêu cầu trên đối với hoạt động của công ty.
Tập đoàn Ant Group của tỉ phú Jack Ma, công ty mẹ của Alipay, là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán lớn nhất Trung Quốc.
Các cơ quan chức năng đã đình chỉ việc chào bán lần đầu trên thị trường chứng khoán trị giá kỉ lục 37 tỉ USD của tập đoàn này hồi tháng 11/2020, trong bối cảnh nhà chức trách Trung Quốc tăng cường kiểm soát nhằm phá vỡ sự độc quyền của các công ty công nghệ cũng như tăng cường an ninh dữ liệu.
Trong một cuộc họp báo ngày 13/9, Zhao Zhiguo, người phát ngôn Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết các cơ quan chức năng cũng yêu cầu nền tảng thương mại điện tử Alibaba của Jack Ma và các công ty internet khác chấm dứt việc chặn các liên kết với các dịch vụ đối thủ.
Tháng 8 vừa qua, cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc thông báo các quy định nhằm loại bỏ cái gọi là "walled garden" được các công ty công nghệ thành lập nhằm buộc chặt người dùng vào các dịch vụ của mình.
Theo người phát ngôn Zhao, việc hạn chế tiếp cận với các liên kết website không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng mà còn gây tổn hại quyền và lợi ích của người dùng và phá vỡ trật tự thị trường.
Libya có thể nâng sản lượng dầu lên 1,6 triệu thùng/ngày nếu có ngân sách Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, Libya có thể nâng sản lượng dầu thô lên 1,6 triệu thùng/ngày vào giữa năm 2022 nếu ngành dầu khí của nước này nhận được nguồn tài chính cần thiết. Một cơ sở khai thác dầu tại thị trấn al-Buraqah, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trước báo giới ngày 30/7, Bộ trưởng Dầu khí Libya Mohamed...