Thứ này ở trong bếp còn độc gấp 68 lần asen, dù tiếc bạn cũng phải vứt đi ngay kẻo ung thư “ập” đến
Ngày nay, có rất nhiều người vẫn còn thói quen giữ lại đồ ăn ôi thiu, ẩm mốc để tiết kiệm, lâu ngày bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc aflatoxin.
Ung thư là căn bệnh có thể xuất hiện vì rất nhiều nguyên nhân, nó có thể xảy ra vì di truyền, môi trường, chế độ ăn uống, yếu tố nghề nghiệp, do bệnh lý…
Trong đó, yếu tố chế độ ăn uống đặc biệt đáng được quan tâm, nhất là những người thích ăn đồ nướng, đồ rán, đồ chua và những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia thì nên thay đổi kịp thời để giảm nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên, còn một thói quen ăn uống rất tồi tệ khác mà nhiều người không chú ý đến đó là: lạm dụng đồ ăn mốc.
Đồ mốc không phải là nguyên nhân chính gây ung thư. Chúng sẽ chỉ gây hại nếu loại nấm mốc đó là Aspergillus flavus hoặc Aspergillus parasiticus, sau đó sản sinh ra độc tố aflatoxin .
Aflatoxin được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1960. Aflatoxin là chất có độc tính cao, Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó gan là cơ quan gây ung thư nhiều nhất. Nó độc gấp 68 lần asen, đồng thời nó cũng được WHO xếp vào nhóm 1 các chất gây ung thư nguy hiểm cho gan.
Ngày nay, có rất nhiều người vẫn còn thói quen giữ lại đồ ăn ôi thiu, ẩm mốc để tiết kiệm, lâu ngày bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc aflatoxin.
Nếu dùng aflatoxin trong thời gian ngắn, bạn có thể bị sốt, buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng ngộ độc khác, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy gan, thậm chí tử vong.
2 món ăn trong nhà bếp dễ ẩn chứa aflatoxin nhất
1. Chai dầu ăn đã lưu trữ quá lâu
Những chai dầu cỡ lớn thường tiện lợi và có giá thành tiết kiệm hơn nhiều so với việc mua lẻ từng chai nhỏ, vì thế đây thường là lựa chọn của các hộ gia đình.
Video đang HOT
Thời gian để tiêu thụ hết chai dầu ăn này thường khá dài, vì vậy miệng chai, nắp chai có thể dính bụi bẩn, vi khuẩn sau đó hình thành nấm mốc. Hơn nữa, dầu ăn thường được sản xuất từ các loại ngũ cốc như lạc, bắp, hạt hướng dương, hạt bí ngô… chính vì vậy, khi dầu được bảo quản thời gian dài trong môi trường ẩm ướt, chúng có thể dễ sản sinh độc tố aflatoxin.
Cách dùng dầu ăn tốt nhất là nên mua từng chai nhỏ để quá trình lưu trữ trong nhà không bị quá dài. Những chai dầu ăn đã quá hạn của nhà sản xuất thì tốt nhất nên được vứt bỏ sớm.
Các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây thường được tích trữ rất nhiều trong các gia đình. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản đúng cách chúng lại rất dễ sản sinh nấm mốc và sinh ra độc tố aflatoxin, nếu bạn tiêu thụ nhiều cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Vì vậy, một khi khoai tây bị mốc, hãy vứt bỏ kịp thời, tránh tích trữ quá nhiều một lúc, để nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị hư hỏng.
Thớt, đũa cũng có thể gây ung thư nếu một thời gian dài không thay không?
Nhiều người lo lắng rằng đũa gỗ, thớt gỗ dùng lâu ngày có thể sản sinh nấm mốc và tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên theo các chuyên gia trên tờ QQ, nấm mốc trên thớt, đũa có thể không phải là nấm Aspergillus flavus. Kể cả là nấm Aspergillus flavus thì cũng có thể không dễ sinh ra độc tố.
Lý do bởi: Quá trình sản sinh độc tố của aflatoxin cũng cần đòi hỏi một số điều kiện nhất định. Ví dụ môi trường cần đáp ứng nhiệt độ trên 20 độ C, độ ẩm và dinh dưỡng thích hợp. Tuy nhiên, đũa, thớt thông thường không tạo ra nhiều chất dinh dưỡng nên khó có thể sinh ra độc tố.
Tuy nhiên, đũa, thớt bị mốc chắc chắn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ cho vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy các gia đình không nên dùng thớt, đũa quá lâu, 6 tháng đến 1 năm nên thay một lần.
Ngoài ra, nên có sẵn trong nhà ít nhất 2 chiếc thớt cho đồ sống và đồ chín. Nếu dùng chung một chiếc thớt sẽ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa…
Trong khi dùng nên rửa sạch, sau đó phơi thật khô rồi mới sử dụng.
Ung thư "sợ" thực phẩm có màu sắc gì nhất?
Có nhiều loại thực phẩm đã được chứng minh về khả năng phòng, chống ung thư. Trong đó các loại rau củ quả màu xanh lá cây, màu tím và màu vàng-cam-đỏ được xếp vào tốp đầu trong danh sách này.
Hầu hết các loại thực vật sở hữu những màu sắc vừa nêu sẽ giàu các hoạt chất phòng, chống ung thư mạnh mẽ như: vitamin A, C, resveratrol, flavonoid, các chất chống oxy hóa... Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, chế độ ăn nhiều thực phẩm thuộc nhóm này như: cam, nho, rau họ cải, khoai lang tím... giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư dạ dày, đại tràng, phổi, tử cung và tuyến tiền liệt.
Thực vật màu tím
Gốc tự do là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của cơ thể hoặc dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh như ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, thuốc lá...
Gốc tự do là nguyên nhân gây ra quá trình lão hóa và hơn 60 loại bệnh khác nhau, đặc biệt trong đó có ung thư. Các gốc tự do tạo ra chuỗi phản ứng trao đổi điện tử liên tục tấn công và gây tổn thương các bộ phận của tế bào. Trong trường hợp một số gen cụ thể bị hư tổn, tế bào sẽ nhân đôi một cách không kiểm soát, từ đó hình thành ung thư.
Đáng chú ý, nhiều loại rau-củ-quả có màu tím (hoặc màu đỏ thẫm, xanh-tím) tự nhiên chứa một loại chất chống oxy hóa đặc biệt có tên anthocyanin. Anthocyanin cũng chính là sắc tố giúp tạo ra màu sắc đặc trưng của nhóm thực vật này.
Anthocyanin đã được nhiều công trình khoa học chứng minh về các giá trị sức khỏe đáng kinh ngạc như: làm tăng tuổi thọ, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, chứng mất trí... Do đó, các loại rau-củ-quả màu tím vẫn thường được các chuyên gia dinh dưỡng ví như: siêu thực phẩm.
Thực vật màu vàng - cam - đỏ
Thuật ngữ carotenoid dùng để chỉ một họ gồm khoảng 600 sắc tố thực vật khác nhau. Sắc tố thực vật carotenoid được coi là dưỡng chất màu bởi có nhiều đặc tính tương tự như vitamin.
Carotenoid là nhóm chất chống oxy hóa tự nhiên, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ phát triển của ung thư. Một cách để nhận ra một thực phẩm giàu carotenoid là màu sắc đặc trưng của nó.
Carotenoid thường được tìm thấy trong trái cây và rau quả với màu cam, đỏ hoặc vàng. Khoai lang, rau bí đỏ, và mơ là những thực phẩm có lượng carotenoid cao. Theo một nghiên cứu tại Đại học Harvard, lượng caroten cao trong cà rốt có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 28%. Đặc biệt, alpha carotene, -carotene và beta carotene có trong cà rốt có thể giúp làm giảm nguy cơ tái phát ung thư khoảng 68%.
Các khảo sát ở châu Âu cũng đã chỉ ra rằng, những phụ nữ thường ăn thực phẩm chay giàu cà rốt sẽ giảm 40% đến 60% tỷ lệ mắc ung thư vú liên quan đến thụ thể estrogen.
Lycopene là một carotenoid có màu đỏ tươi. Lycopene làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nó cũng ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư vú, phổi và nội mạc tử cung trong các thí nghiệm.
Cà chua là một nguồn lycopene tuyệt vời và việc nấu hoặc chế biến chúng sẽ làm cho lycopene dễ hấp thu hơn.
Các nguồn lycopene khác bao gồm: ổi đào, dưa hấu, đu đủ, bưởi chùm, ớt chuông đỏ nấu chín, măng tây nấu chín, bắp cải đỏ, xoài và cà rốt nấu chín.
Thực vật màu xanh lá cây
Trong nhiều loại rau xanh có chứa những hợp chất giúp chống lại các hormone gây ung thư. Hầu hết chúng được bán phổ biến trong siêu thị.
Folate thường được biết đến với cái tên "Vitamin B9" là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Folate có nhiều trong các loại trái cây và các loại rau ăn lá màu xanh. Việc cơ thể bị thiếu Folate có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như: thiếu máu, vô sinh, chứng mất trí do tuổi già, vấn đề về trí não và thậm chí là cả ung thư.
Phân tích tổng hợp về mối liên quan giữa ung thư vú và việc ăn rau đã cho thấy chất lutein và zeaxanthin có trong các loại rau lá xanh thẫm như: rau chân vịt và cải xoăn có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Rau củ quả màu xanh còn giàu chất diệp lục cũng rất tốt cho sức khỏe. Chất này có tác dụng làm sạch gan, máu, xoang mũi, xoang trán và kích thích tiêu hóa. Một nghiên cứu được thực hiện trên 12.000 động vật, đã cho thấy chất diệp lục có hiệu quả trong việc ngăn chặn tác dụng gây ung thư của các amin dị vòng. Amin dị vòng là chất được tạo ra khi nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao.
Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng từ tinh bột, protein, chất xơ và vitamin. Nguồn bổ sung protein người bệnh hạn chế nguồn từ thịt đỏ tuy nhiên không nên quá khắt khe, chỉ cần giảm so với thông thường, nên bổ sung nhiều protein từ cá, trứng, thịt gia cầm. Người bệnh nên kiêng hoặc hạn chế ở mức tối đa đồ ăn chế biến dưới dạng chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thức ăn cay nóng. Chất kích thích như rượu, bia, cafe hay thuốc lá nên tránh tuyệt đối.
2 vợ chồng mắc ung thư giai đoạn cuối vì "nghiện" hạt dưa Dấu hiệu của loại ung thư này có thể bao gồm máu trong phân, giảm cân, có sự thay đổi trong nhu động ruột và luôn cảm thấy mệt mỏi. Mắc ung thư vì món ăn vặt khoái khẩu Ông Zhang (67 tuổi) và vợ của mình là bà Wang (65 tuổi), sống ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, thường ở nhà...