Thu mua tài khoản ngân hàng, bán cho tội phạm lừa đảo qua mạng
Ngày 15/7, Thượng tá Lê Cao Tâm, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM&PCTP) sử dụng công nghệ cao Công an TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa đấu tranh, làm rõ 2 vụ mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác, chuyển hồ sơ cho Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng khởi tố nhiều đối tượng có liên quan.
Trước đó, một số công dân sống tại Đà Nẵng và các địa phương trong cả nước bị kẻ gian mạo nhận công tác tại các cơ quan chức năng như Công an, Tòa án, Viện kiểm sát… gọi điện hù dọa triệu tập làm việc, khởi tố, bắt giam về các hành vi vi phạm pháp luật. Do lo lắng, một số người đã nghe theo hướng dẫn, chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng để “phục vụ điều tra” theo yêu cầu của kẻ gian. Phòng ANM&PCTP sử dụng công nghệ cao Công an TP Đà Nẵng đã xác lập chuyên án để điều tra, phát hiện một trong những đối tượng có hành vi phạm pháp là Trần Văn Hào (SN 1998, trú phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).
Hào là tài xế Grabike, trong quá trình chở khách có quen với một phụ nữ nhưng không rõ lai lịch. Sau đó, người phụ nữ này liên lạc với Hào qua mạng xã hội và nói rằng đang cần có nhiều tài khoản ngân hàng để giao dịch tiền từ trò chơi điện tử, nhờ Hào giúp đăng ký mở tài khoản và mua các tài khoản khác. Dù biết việc làm này là vi phạm pháp luật nhưng vì muốn có tiền tiêu xài, Hào đồng ý và tìm thêm người đăng ký mở tài khoản, mua sim điện thoại để đăng ký dịch vụ Internet banking. Cho đến thời điểm bị phát hiện, Hào đã tự mở và mua thêm 57 tài khoản ngân hàng của hàng chục người khác với giá 1 triệu đồng/tài khoản. Toàn bộ thẻ ngân hàng và sim điện thoại được Hào chuyển cho người phụ nữ nói trên để lấy tiền.
Đối tượng Lê Thạch Tú và số căn cước công dân giả.
Ngoài số tiền thu được từ bán 57 tài khoản ngân hàng, mỗi tháng Hào còn được người phụ nữ này chuyển thêm 1 triệu đồng “bồi dưỡng”. Tổng số tiền được nhận là hơn 166 triệu đồng, Hào khai đã tiêu xài hết. Cũng theo Thượng tá Lê Cao Tâm, Phòng ANM&PCTP công nghệ cao đã phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng điều tra, xác định trong số tài khoản được đối tượng Hào đăng ký mở, mua bán có nhiều tài khoản được người phụ nữ dùng để nhận tiền lừa đảo chiếm đoạt của các bị hại trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận. Ước tính ban đầu, tổng số tiền đối tượng lừa đảo giao dịch qua những tài khoản do Hào mua, mở là gần 700 triệu đồng.
Video đang HOT
Cùng trong thời gian này, Phòng ANM&PCTP sử dụng công nghệ cao Công an TP Đà Nẵng đã chuyển Cơ quan CSĐT để khởi tố nhóm đối tượng có hành vi sử dụng căn cước công dân (CCCD) giả để mở tài khoản ngân hàng trên địa bàn TP Đà Nẵng, do Lê Thạch Tú (SN 1989, trú khu tập thể Chương Dương, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) cầm đầu. Tại cơ quan Công an, Tú khai nhận, năm 2021 có đăng bài tìm việc làm vào các hội nhóm tìm việc trên mạng xã hội Facebook thì có người để lại tin nhắn, nếu Tú cần việc làm thì liên hệ tài khoản Telegram có tên là Boss.
Qua trao đổi, người này đề nghị Tú phải đi tìm người đăng ký mở tài khoản ngân hàng rồi gửi thông tin cho tài khoản Telegram nêu trên. Với mỗi tài khoản ngân hàng được mở, Tú được trả từ 9 trăm ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng. Thấy công việc đơn giản mà kiếm được tiền nên Tú đồng ý tham gia và lôi kéo và nhiều người khác tham gia. Khi tìm được người đồng ý đăng ký mở các tài khoản ngân hàng để bán (gọi là “ứng viên”), Tú yêu cầu họ chụp ảnh chân dung gửi cho Boss để làm CCCD giả, sau đó chuyển lại cho Tú kèm theo theo Iphone đã gắn sẵn sim số để phục vụ việc đăng ký mở tài khoản ngân hàng. Khi đăng ký tài khoản ngân hàng, “ứng viên” phải lưu lại thông tin đăng nhập dịch vụ Internet banking và mã Token, mã pin vào mục “ghi chú” trong điện thoại được cấp. Mỗi ứng viên sẽ đăng ký tối đa được 15 tài khoản ngân hàng, mỗi tài khoản ngân hàng Tú sẽ trả số tiền từ 5 trăm đến 7 trăm ngàn đồng. Khi các ứng viên đăng ký xong sẽ giao lại thông tin tài khoản ngân hàng và điện thoại cho Tú rồi nhận tiền. Tú sẽ gửi các thông tin liên quan đến tài khoản được mở cho Boss rồi nhận thù lao trực tiếp bằng tiền mặt tại các công viên trên địa bàn TP Hà Nội.
Với thủ đoạn trên, trong thời gian từ đầu năm 2021 đến nay, Tú đã lôi kéo được nhiều “ứng viên” tham gia. Nhóm đối tượng này đã sử dụng nhiều CCCD giả để đăng ký hơn 200 tài khoản ngân hàng rồi giao cho Boss để thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, do đã mở nhiều ngân hàng tại TP Hà Nội, sợ bị nghi ngờ, Tú và nhóm của mình với khoảng 7 đối tượng lên kế hoạch vào Đà Nẵng để đăng ký mở tài khoản ngân hàng tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố. Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7/2022, các đối tượng đã sử dụng CCCD giả và mở được tổng cộng 92 tài khoản ngân hàng để tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo nhưng đã bị cơ quan Công an phát hiện.
Qua đấu tranh ban đầu, các đối tượng thừa nhận hành vi vi phạm như đã nêu trên; cơ quan Công an đã thu giữ được 5 CCCD giả và nhiều tài liệu khác có liên quan. Hiện, Phòng ANM&PCTP sử dụng công nghệ cao Công an TP Đà Nẵng đã chuyển hồ sơ vụ việc cho Phòng Cảnh sát hình sự để khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can, gồm: Lê Thạch Tú, Trần Tú Anh, Sái Đình Hương, Merih Nguyễn (cùng trú Hà Nội) để điều tra xử lý theo pháp luật.
Mất 1,3 tỷ đồng sau khi nhận được các cuộc điện thoại từ... số lạ
Do lo sợ bị bắt và tin lời các đối tượng nên bà P đã ra ngân hàng để rút toàn bộ số tiền từ sổ tiết kiệm chuyển vào các tài khoản của các đối tượng.
Cụ thể, bà P. đã 9 lần chuyển số tiền 1,3 tỷ đồng vào 3 tài khoản ngân hàng khác nhau theo đối tượng cung cấp.
Chiều 10/7, Đội Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Huế (Thừa Thiên-Huế) cho biết, bà P.T.H.P (SN 1964, trú phường An Cựu, TP Huế) vừa đến cơ quan Công an trình báo bì lừa số tiền 1,3 tỷ đồng. Theo đó, vào khoảng 11h ngày 7/7, bà P.T.H.P nhận được điện thoại từ các số điện thoại: 0816391152, 0899720345, 0702179703 của một số người tự xưng là: nhân viên ngân hàng, cán bộ Công an thuộc Bộ Công an.
Các đối tượng bị Công an Thừa Thiên-Huế bắt giữ vào năm 2021 do liên quan đến hành vi lừa đảo qua mạng.
Những người này yêu cầu bà P. cung cấp thông tin cá nhân, số tiền của bà P. đang gửi tại các ngân hàng cho chúng. Sau khi chị P. cung cấp thì những người này thông báo, hiện bà P. có liên quan đến một vụ án "ma túy và rửa tiền". Đồng thời đe dọa sẽ thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối với bà P. khiến bà lo sợ.
Giấy tờ giả mạo được đối tượng gửi cho các bị hại khi thực hiện hành vi lừa đảo.
Các đối tượng yêu cầu bà P. không được để lộ thông tin với bất kỳ ai, kể cả người nhà, rồi yêu cầu bà P chuyển toàn bộ số tiền có được để các đối tượng quản lý trong quá trình điều tra, tránh việc bà P tẩu tán số tiền này. Các đối tượng cho rằng, sau khi điều tra, nếu bà P không có dấu hiệu tội phạm, chúng sẽ chuyển lại tiền cho bà P.
Do lo sợ bị bắt và tin lời các đối tượng nên bà P đã ra ngân hàng để rút toàn bộ số tiền từ sổ tiết kiệm chuyển vào các tài khoản các đối tượng. Cụ thể, bà P đã 9 lần chuyển số tiền 1,3 tỷ đồng vào 3 tài khoản ngân hàng khác nhau theo các đối tượng cung cấp.
Sau khi nhận được tiền của bà P, các đối tương gọi điện yêu cầu bà P. ở yên trong phòng, không được nói cho ai biết sự việc. Sau đó, bà P phát hiện mình bị lừa chiếm đoạt số tiền trên nên đến cơ quan Công an trình báo. Hiện Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Huế đang phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đang xác minh, điều tra làm rõ.
Công an khuyến cáo, đây là một trong những thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao dù không mới nhưng vẫn có nhiều người tiếp tục bị sập bẫy, nên người dân cần nâng cao cảnh giác
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại Agribank CN An Sương TP.HCM Ngày 5.7, Viện KSND TP.HCM cho biết vừa trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án 'vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng'; 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', xảy ra tại Ngân hàng Agribank - chi nhánh An Sương TP.HCM. Trả hồ sơ điều tra bổ sung, tránh bỏ...