Thứ màu đen trên thân hải sản như tôm, ngao, hàu, sò, trai thực chất là gì?
Chắc hẳn rất nhiều người đã từng nghi ngờ phần đen trên các loại hải sản như tôm, hàu… chúng là gì, có ăn được không hay phải bỏ đi? Những phần đó chứa dinh dưỡng hay chất độc? Các thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Hải sản rất phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao. Trong các loại hải sản đa số đều chứa rất nhiều protein, iot, kẽm và axit amin giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy sức khỏe.
Tuy nhiên hàng năm rất nhiều trường hợp ăn hải sản xong bị tiêu chảy và nôn mửa. Họ nghi ngờ rằng cách ăn của mình không đúng và đặc biệt không hiểu những phần đen đen có trong tôm, hàu mà mình ăn là thứ gì, có thể ăn được hay không hay phải bỏ đi?
1. Đường dây mỏng màu đen trong tôm chính là đường tiêu hóa của chúng
Tôm cực kỳ bổ dưỡng, chứa rất nhiều protein và giàu khoáng chất như kali, iot, magie, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi và những người có sức khỏe kém.
Khi ăn tôm, nhiều người băn khoăn có nên vứt sợi màu đen trên lưng tôm đi không? Về mặt lý thuyết, đây là đường tiêu hóa của tôm, chứa nhiều chất tiêu hóa nên thực sự không sạch, nên vứt bỏ đi.
Tuy nhiên nếu bạn ngại phải sơ chế từng con tôm như vậy, bạn có thể không cần vứt sợi đen đó đi. Chỉ cần khi chế biến, bạn chú ý nấu chín tôm hoàn toàn, nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn bên trong, ăn vào sẽ an toàn.
Bên cạnh đó, ở trên đầu tôm cũng có một phần màu đen. Nhiều người lo lắng tôm bị nhiễm kim loại nặng quá mức. Trên thực tế, đầu tôm chuyển sang màu đen có thể là do tôm ăn nhiều các loại thức ăn sẫm màu như tảo và do dạ dày nằm trên đầu nên mới xuất hiện phần màu đen như vậy. Ngoài ra cũng có thể chất tyrosinase trong tôm tạo ra melanin khiến chúng có phần màu đen.
2. Phần màu đen trong ngao là tuyến ruột và bùn đất
Ngao giàu protein, ít chất béo. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, trong ngao có chất chống ung thư giúp ức chế sự phát triển của khối u. Không chỉ vậy, chúng cũng chứa một loại cholesterol đặc biệt có thể làm giảm cholesterol huyết thanh, thích hợp cho những người bị béo phì.
Cấu trúc của ngao rất đơn giản. Ngoại trừ lớp vỏ cứng, phần bùn cát trong ngao, còn lại đều có thể ăn được. Phần màu đen trong ngao là tuyến ruột và bùn đất.
Trong tuyến ruột, mặc dù có những loại thực phẩm không được tiêu hóa hoàn toàn sau khi ăn và có cả một số chất thải nhưng hầu hết ngao sống dưới đáy biển nông, ăn tảo, sinh vật phù du, chế độ ăn uống tương đối “sạch sẽ”. Vì vậy chúng ta ăn cả phần đen đó không có vấn đề gì.
Video đang HOT
3. Phần màu đen trong sò là tuyến tiêu hóa và mang
Sò giàu axit béo không bão hòa, vitamin và một loạt các nguyên tố vi lượng, có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não và cải thiện trí nhớ.
Phần ăn được của sò là phần thịt màu trắng và tuyến sinh dục màu đỏ hoặc trắng. Ngoài ra là phần rìa chứa nhiều bụi bẩn và tuyến tiêu hóa, mang màu đen là không thể ăn.
Trong tuyến tiêu hóa của sò có thể có chất thải được bài tiết, kim loại nặng hoặc bùn cát. Tốt nhất nên loại bỏ những phần bẩn đó đi để trước khi chế biến để tránh nhiễm bẩn sang các bộ phận ăn được khác.
4. Ruột của hàu là phần màu xanh đen đậm
Ăn hàu thường xuyên có thể cải thiện khả năng miễn dịch của con người. Hàu chứa taurine và DHA có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ.
Hàu ngoài lớp vỏ cứng bên ngoài không thể ăn, phần thịt bên trong đều có thể ăn hết. Phần màu đen xanh của con hàu là chủ yếu là nội tạng và đường ruột, cũng có chứa những chất mà chưa tiêu hóa hết.
Nhưng hàu là loài “ăn chay”, chúng ăn các loại tảo và thực vật phù du. Những loại này rất giàu dinh dưỡng và có lợi cơ thể. Giống như viên nén dinh dưỡng chlorella (tảo tiểu cầu) phổ biến trên thị trường, phần màu xanh đen của hàu cũng chứa nhiều chlorella tốt cho sức khỏe. Do đó, phần màu xanh đen đậm của hàu có thể ăn được. Tuy nhiên bạn có thể bỏ đi nếu không muốn ăn chúng.
5. Phần đen đen của con trai là “tơ xơ”
Trai chứa nhiều loại vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như mangan, kẽm, selen, i-ốt… rất cần thiết cho cơ thể con người. Nó có giá trị dinh dưỡng cao nhưng giá thành rẻ. Trai phù hợp cho những người đang ốm yếu, thiếu hụt khí huyết và suy dinh dưỡng.
Ở con trai có một bộ phận là “tơ xơ” (tạm dịch). Cơ thể của con trai dựa vào tơ xơ đó để bám vào các bề mặt vật chất, cho dù có gió và sóng mạnh đập vào trai, phần “tơ xơ” này cũng sẽ giúp chúng bám chắc.
“Tơ xơ” là một chất xơ không dễ tiêu hóa ở ruột và dạ dày. Phần này tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn. Vì vậy, cần loại bỏ phần này trước khi ăn.
4 loại thực phẩm "dễ làm tổn thương thận" nếu ăn nhiều
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết có rất nhiều thực phẩm có thể gây tổn thương thận, thậm chí cả những thực phẩm được coi là lành mạnh. Hãy chắc chắn rằng bạn không quá lạm dụng bất kỳ thứ nào trong 4 loại thực phẩm sau đây.
1. Thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn chứa rất nhiều muối, muối là "kẻ thù" của thận
Thịt chế biến sẵn là những món ăn phổ biến hiện nay, bao gồm thịt xông khói, giăm bông, xúc xích... Tuy nhiên, để kéo dài thời hạn sử dụng và làm tăng hương vị của các loại thịt này, các nhà sản xuất sẽ thêm một lượng lớn muối và chất phụ gia vào thịt trong quá trình chế biến.
Muối sau khi vào cơ thể con người sẽ được chuyển đổi thành các ion natri. Bản thân natri là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa ở thận, việc sử dụng quá nhiều các ion natri chắc chắn sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa lên thận.
Hơn nữa, sự tích tụ các ion natri trong máu cũng sẽ khóa thành phần nước trong máu, dẫn đến tăng thể tích máu, giữ nước và natri, từ đó gây ra tình trạng huyết áp cao. Có một vòng luẩn quẩn giữa tăng huyết áp và bệnh thận mãn tính, chức năng thận giảm sẽ làm nặng thêm triệu chứng tăng huyết áp, và tăng huyết áp sẽ khiến thận ở trạng thái tưới máu và lọc máu rất cao, gia tăng tổn thương thận.
Do đó, những loại thịt chế biến sẵn càng ăn ít càng tốt. Hãy ăn thực phẩm tươi càng nhiều càng tốt để kiểm soát lượng muối.
2. Thực phẩm có hàm lượng purin cao
Ăn quá nhiều các loại hải sản cũng gây gánh nặng cho thận
Bia và tôm càng đều là đại diện của thực phẩm có hàm lượng purine cao, chúng cũng là sở thích của nhiều người vào mùa hè. Bia có tác dụng lợi tiểu nhất định, dường như giúp thận bài tiết chất thải, nhưng bia là thực phẩm chứa nhiều calo, hơn nữa bia cũng chứa một lượng lớn hàm lượng purine, đồng thời các loại thực phẩm như tôm càng, ngao sò cũng chứa nhiều purine.
Ăn và uống quá nhiều những thực phẩm trên sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn và làm tăng gánh nặng trao đổi chất của thận, hơn nữa, tác hại của purin không chỉ như vậy, một lượng lớn purine tích lũy còn kết tủa các tinh thể urate trong cơ thể, và các tinh thể này tiếp tục tích lũy trong thận, không chỉ làm tăng nguy cơ sỏi thận, mà còn gây tổn thương nhu mô thận và làm nặng thêm sự phát triển của bệnh thận.
3. Thực phẩm giàu protein
Protein là chất dinh dưỡng không thể thiếu, nhưng cần phải ăn hạn chế để giữ sức khỏe của thận
Có nhiều thực phẩm chứa protein cao, chẳng hạn như thịt gia cầm, trứng và sữa... Trong trường hợp bình thường, protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Nhưng nó là một trong những công việc khó khăn nhất mà thận phải làm.
Tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm giàu protein trong thời gian dài sẽ dẫn đến quá nhiều chất thải chuyển hóa có chứa axit uric và nitơ trong cơ thể, sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa lên thận và thúc đẩy sự phát triển của bệnh thận. Vì những lý do đó, chế độ ăn giàu protein không được khuyến nghị cho những người mắc bệnh thận.
4. Quả khế
Lý do tại sao quả khế được chọn ra trong số nhiều loại trái cây không tốt cho thận, là vì quả khế có độc tính rõ ràng, ngay cả những người có chức năng thận bình thường, nếu cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước và đói, ăn nhiều khế sẽ làm gia tăng đột ngột của creatinine máu, trong trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể gây ra suy thận cấp. Điều này chủ yếu là do sự hiện diện của các chất độc thần kinh và axit oxalic trong quả khế.
Những người bị bệnh thận đặc biệt không nên ăn khế
Đối với những bệnh nhân đã bị bệnh thận, nếu họ tiêu thụ quá nhiều khế cùng một lúc, các chất độc thần kinh sẽ gây mất tỉnh táo, yếu chân tay, tê,... đồng thời làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh thận.
Nếu bạn không muốn bệnh thận tìm đến mình, 4 điều sau đây cũng cần phải được thực hiện:
1. Uống đủ nước: Lý do tại sao thận có chức năng giải độc liên quan trực tiếp đến nước, nước là thành phần chính của nước tiểu. Chỉ trong điều kiện cơ thể uống đủ nước, thận mới có thể sản xuất nước tiểu và thải các chất độc có trong cơ thể. Theo khoa học, lượng nước uống hàng ngày của người lớn nên được duy trì ở mức khoảng 2000ml.
2. Tránh nhịn tiểu: Khi uống nước, bạn phải đi tiểu. Nhiều người phát triển thói quen xấu là nhịn tiểu. Như mọi người đều biết, giữ nước tiểu không chỉ thủ phạm gây ra các bệnh về hệ tiết niệu, mà còn là một trong những yếu tố gây ra bệnh thận mãn tính. Bởi vì nước tiểu không chỉ chứa nước, mà còn chứa các chất thải chuyển hóa khác nhau, nếu chúng được lưu trữ trong bàng quang quá lâu, một số lượng lớn vi khuẩn sẽ phát triển và chúng có thể chảy ngược vào thận, do đó gây tổn thương thận.
3. Không lạm dụng thuốc: Nhiều người khi mắc bệnh, thường tự mua thuốc uống mà không đến bệnh viện để kiểm tra. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu lâm sàng, người ta đã phát hiện ra rằng dù là thuốc thảo dược hay thuốc Tây, cũng có thể gây độc hại cho thận. Nếu uống thuốc một cách mù quáng với số lượng lớn, không những không hiệu quả trong điều trị bệnh, mà còn có thể gây tổn thương thận;
4. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống và sức khỏe thận có liên quan mật thiết với nhau Một chế độ ăn uống lành mạnh không yêu cầu mọi người phải nói lời tạm biệt với một loại thực phẩm nhất định, nhưng ăn uống đủ 3 bữa mỗi ngày, giảm lượng thức ăn ảnh hưởng đến thận, chẳng hạn như các loại thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều calo và purine cao. Đối với rau và trái cây tươi, trứng, sữa, ngũ cốc,... nên được kết hợp trong ba bữa ăn.
Những thực phẩm 'đại kỵ' với thịt bò, biết mà tránh khi ăn kẻo 'độc' vô cùng Những loại thực phẩm dưới đây rất kỵ khi ăn chung với thịt bò, các chị em lưu ý để tránh kết hợp chung gây bệnh cho gia đình mình. Ảnh minh họa: Internet Đậu đen Trong thành phần của thịt bò rất giàu chất sắt, tốt cho máu. Nếu chị em kết hợp giữa đậu đen lại có chất xơ thô, to...