Thư mật tiết lộ hàng loạt điểm yếu của quân đội Ấn Độ
Đầy rẫy những điểm yếu của quân đội Ấn Độ như hạm đội xe tăng thiếu đạn dược, 97% hệ thống phòng không lỗi thời và lực lượng tinh nhuệ thiếu vũ khí cốt yếu… đã bị tiết lộ trong một lá thư mật bị rò rỉ hôm nay.
Một xe tăng của quân đội Ấn Độ.
Lá thư gửi thủ tướng của Tư lệnh lục quân Ấn Độ, Tướng V.K. Singh, đề ngày 12/3, được báo chí Ấn Độ đăng tải rộng rãi hôm nay. Đây được xem là một cú trời giáng đối với chính phủ và uy tín quân đội của “gã khổng lồ” châu Á.
Việc đăng tải bức thư cũng làm gia tăng căng thẳng trong một cuộc chiến công khai giữa Tướng V.K. Singh và chính phủ, vốn bắt đầu với một cuộc tranh cãi về chuyện về hưu của ông Singh hồi đầu năm nay.
Video đang HOT
“Tình trạng cả các lực lượng chiến đấu lớn, như lực lượng cơ khí hoá, pháo binh, phòng không, lực lượng đặc nhiệm và bộ binh, cũng như các kỹ sư và binh chủng thông tin, thực sự đáng báo động”, ông Singh viết trong lá thư.
Toàn bộ hạm đội xe tăng của quân đội “không có đạn dược thiết yếu để đánh bại xe tăng của kẻ thù, trong khi 97% hệ thống phòng không đã lỗi thời và điều đó không tạo ra niềm tin để bảo vệ… từ trên không”, Tướng Singh viết.
Lực lượng bộ binh phải vật lộn với “những sự thiếu hụt” và thiếu thiết bị chiến đấu trong đêm, trong khi lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ thiếu ghê gớm các vũ khí cần thiết.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Hindu hồi tuần này, Tướng Singh cho biết ông thông báo với Bộ trưởng Quốc phòng A.K Antony về việc ông từng được đề nghị hối lộ 2,8 triệu USD để thông qua vụ mua 600 chiếc xe kém chất lượng hồi năm 2010, dẫn tới những câu hỏi rằng tại sao chính phủ không yêu cầu điều tra.
Bộ trưởng Antony nói trước quốc hội hôm nay rằng ông đã biết về bức thư gửi Thủ tướng Manmohan Singh và ông sẽ có câu trả lời thích hợp.
Theo Dân Trí
Pin 'trâu' cho điện thoại - mong đợi ngậm ngùi
iPhone ngày nay có cấu hình còn mạnh hơn cả những cỗ máy tính từng đưa con người lên mặt trăng của NASA. Nhưng thời lượng pin của nó thì liên tục bị đem ra chê bai.
Cứ vài tháng, smartphone lại được trang bị hoặc bộ vi xử lý nhanh hơn, hoặc màn hình độ phân giải cao hơn hay một phần mềm gì đó ưu việt. Thực tế, những thiết bị di động nằm gọn trên tay này còn mạnh hơn cả máy tính phổ biến cách đây gần 10 năm. Thế nhưng, riêng công nghệ pin tích hợp trong chúng thì gần như không biến chuyển.
"Vấn đề với pin, như những nhà sản xuất điện thoại vẫn ca thán, là nó không tuân theo định luật Moore của ngành vi xử lý (bóng bán dẫn trong chip sẽ nhân đôi theo chu kỳ 2 năm)", nhà bình luận Farhad Manjoo của PandoDaily, cho hay . "Chúng vẫn sử dụng chất hóa học cổ lỗ sĩ".
Các thiết bị có thời lượng mà giới công nghệ gọi là "pin trâu" thực ra lại phụ thuộc vào những giải pháp tiết kiệm điện năng của vi xử lý, hệ điều hành trong máy chứ không phải do cải tiến của bản thân thỏi pin.
Pin luôn là "gót chân Asin" của thiết bị di động.
Trong cuộc khảo sát mới được tổ chức J.D. Power and Associates công bố, đa số người dùng hài lòng với thiết bị của họ nhưng pin được coi là "nằm trong số rất ít tính năng đã sụt giảm chất lượng một cách tệ hại so với trước". Mơ ước "thiết bị của tôi có thể hoạt động cả tuần chỉ với một lần sạc" nghe có vẻ xa vời.
Thực ra, pin không hề tệ đi mà là do trước đây, khi smartphone chưa thịnh hành, người ta chỉ dùng điện thoại để nghe gọi, nhắn tin, chơi game cơ bản nên máy có thể không cần sạc trong nhiều ngày. Còn hiện nay, các hãng sản xuất đã bổ sung cho smartphone cả một danh sách dài tính năng, biến chúng thành những cỗ máy tính mini mà công nghệ pin thì bao năm qua không thay đổi.
Như trong iPad mới, Apple trang bị cho máy các tính năng vốn được coi là kẻ thù của pin như kết nối LTE, video chat, quay phim Full HD... Để đảm bảo thời lượng 10 tiếng như iPad 2, hãng này đã phải đưa vào tablet thỏi pin lớn hơn trước. Tuy nhiên, với diện tích chật hẹp của smartphone, có khả năng iPhone thế hệ sắp tới sẽ không có kết nối 4G trừ khi Apple tìm ra cách gì đó duy trì thời gian sử dụng bằng với iPhone 4S.
Hàng năm, người sử dụng vẫn nghe nói và liên tục hy vọng vào "những nghiên cứu mang tính đột phá" hứa hẹn kéo dài thời lượng lên hàng chục lần hiện tại, nhưng chưa công nghệ nào như thế xuất hiện trên thị trường.
Theo VNExpress
WikiLeaks công bố thêm hàng triệu thư tình báo Ngày 27/2, trang web WikiLeaks đã bắt đầu cho đăng thêm khoảng năm triệu thư điện tử mật từ công ty ngành tình báo có trụ sở ở Mỹ Stratfor. Người sáng lập WikiLeaks, ông Julian Assange. (Nguồn: Reuters) Thông cáo báo chí của WikiLeaks cho biết,.các thư điện tử này, có thời gian từ tháng 7/2004 đến tháng 12/2011, sẽ tiết lộ...