Thu hút FDI – “mũi giáp công” quan trọng để phục hồi nền kinh tế
Chuyên gia kinh tế cho rằng, chắc chắn sẽ có một làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư, nhưng nếu Việt Nam “ngồi chờ” thì dòng vốn này chưa chắc đã đến.
Tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp cả nước diễn ra cách đây ít hôm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ: Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) là một trong 5 “mũi giáp công” để phục hồi nền kinh tế.
Nhiều doanh nghiệp FDI đánh giá cao việc cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Cần tranh thủ “hút” vốn FDI chất lượng cao
Cùng với các “mũi giáp công” khác (bao gồm: thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư công, khuyến khích tiêu dùng nội địa), thì thu hút vốn FDI được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm trong bối cảnh các đối tác lớn đang có nhiều động thái thay đổi chiến lược đầu tư kinh doanh, phân tán rủi ro trong đầu tư, nhất là trong đại dịch Covid-19, và Việt Nam được xem là điểm đến hấp dẫn bởi môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá, thời điểm hiện nay là cơ hội “vàng” để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế đặc biệt về “sự tin cậy chiến lược”, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch tới Việt Nam.
Video đang HOT
Bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, trong 4 tháng đầu năm 2020, Việt Nam thu hút khoảng 12,33 tỷ USD vốn FDI, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019; giải ngân được 5,15 tỷ USD, bằng 90,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù thu hút vốn FDI có dấu hiệu chững lại trong 4 tháng đầu năm nay, song nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ đón luồng vốn mới sau đại dịch Covid-19 với rất nhiều cơ hội thuận lợi.
Từ góc nhìn doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc lưu ý, Việt Nam cần tranh thủ cơ hội chuyển dịch dòng vốn đầu tư FDI chất lượng cao từ một số quốc gia. Chẳng hạn, Chính phủ Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển quy trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn.
Theo Chủ tịch VCCI, năm 2021 sẽ là thời điểm tăng vốn FDI nhờ vào thu hút đầu tư nước ngoài do có thương hiệu, nơi đến đầu tư an toàn và trung thực. Đây là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể hợp tác đón nhận các dòng đầu tư này từ các quốc gia phát triển có nguồn vốn dồi dào và trình độ công nghệ cao.
Đề xuất lập tổ công tác đặc biệt để đàm phán thu hút FDI
TS. Nguyễn Đình Cung (nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương – CIEM), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, đề xuất Chính phủ có thể lập một tổ công tác đặc biệt để đàm phán, thu hút dòng vốn FDI dịch chuyển đầu tư sau dịch Covid-19.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, chắc chắn sẽ có một làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư, nhưng nếu Việt Nam “ngồi chờ” thì dòng vốn này chưa chắc đã đến, hoặc có thể có vốn đến với Việt Nam, nhưng lại là dòng vốn không chất lượng.
Định hướng thu hút FDI lúc này là có thể chọn lọc và đón được dòng vốn chất lượng. Muốn như vậy thì phải nâng cấp được vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. “Phải hành động, phải đi tìm người ta”, TS. Cung nhấn mạnh.
Nguyên Viện trưởng CIEM nêu quan điểm: Nếu Chính phủ thấy việc đón dòng vốn FDI quan trọng thì nên lập một tổ công tác đặc biệt, lấy thẩm quyền của Thủ tướng đi đàm phán với các tập đoàn, doanh nghiệp có ý định dịch chuyển dây chuyền sản xuất. Việc hành động như vậy sẽ giúp Việt Nam biết được các tập đoàn đa quốc gia đang như thế nào, họ cần gì. Lúc đó, Việt Nam cũng đặt ra những mục tiêu riêng thu hút vốn như thế nào, cần gì từ các nhà đầu tư.
“Có tổ công tác đặc biệt sẽ đi mời, đi chào, đi đón đầu, đi gặp gỡ để kéo được những dòng vốn mà mình cần về. Không thể ngồi chờ, nếu ngồi chờ thì các nước khác sẽ hút hết những cái ngon nhất. Những cái còn lại mới đến lượt Việt Nam”, TS. Nguyễn Đình Cung phân tích./.
Cuộc dịch chuyển dòng vốn đầu tư kép FDI vào Việt Nam
Tuy vốn FDI có dấu hiệu chững lại do Covid-19, song theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch.
Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết ngày 20/42020, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 12,33 tỉ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn thực hiện ước đạt 5,15 tỉ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ do hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Dẫn đầu các nhà đầu tư FDI tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 là Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... (Ảnh minh họa)
Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, vốn FDI 4 tháng đầu năm nay sụt giảm do việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án gặp khó khăn vì dịch bệnh. Nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất cũng như nhu cầu sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thị trường tiêu thụ có xu hướng thu hẹp, nhiều đơn hàng bị hoãn, hủy. Nhiều doanh nghiệp FDI gặp khó khi duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh do thiếu chuyên gia nước ngoài.
Tuy vốn FDI có dấu hiệu chững lại do Covid-19, song theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về phòng chống dịch, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư, kinh doanh. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia thuộc nhóm các nước bị ảnh hưởng ít nhất và dự báo sẽ vượt qua "cơn bão" suy thoái kinh tế toàn cầu.
GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài cho rằng, thu hút FDI 4 tháng đầu năm 2020 giảm không phải là xu hướng mà chỉ mang tính tạm thời, ảnh hưởng chính từ dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm.
Có một số tín hiệu lạc quan nên GS. Nguyễn Mại dự báo thu hút FDI sẽ "bùng nổ" sau dịch. Tín hiệu lạc quan, theo GS. Nguyễn Mại, đó là nỗ lực của Việt Nam chống dịch, kiểm soát dịch tốt và tránh được những cuộc phong tỏa kéo dài. Bên cạnh đó, xu hướng chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc đã ngày một rõ rệt và Việt Nam với yếu tố tích cực chống dịch hiệu quả đang là đích ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2019, nhiều tập đoàn công nghệ đã lên kế hoạch rời Trung Quốc để tránh bị tổn thương từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Các công ty đa quốc gia như Samsung và LG đã đầu tư dây chuyển sản xuất mới tại Việt Nam thay vì Trung Quốc theo kế hoạch cũ.
Tờ Nikkei của Nhật Bản cũng đưa tin các "ông lớn" như Google, Microsoft đang chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại, laptop từ Trung Quốc sang Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hãng trò chơi điện tử Nintendo cũng đã chuyển một phần hoạt động sản xuất máy chơi game Switch Lite sang Việt Nam...
GS. Nguyễn Mại lưu ý: Việt Nam mong muốn thu hút được nhiều dự án lớn trên thế giới. Nếu chỉ thu hút được các dự án nhỏ li ti thì tham vọng trở thành "công xưởng" thế giới của Việt Nam có thể đạt về số lượng, nhưng chất lượng không cao. Cần thu hút các dự án FDI công nghệ cao, công nghệ mới cho tương lai.
Xu hướng dịch chuyển vốn FDI ra khỏi Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, do tác động kép từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid-19 bùng phát ngày càng được thể hiện rõ và đang được đẩy nhanh. Việt Nam được xem là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong vài tháng qua đã khiến nhiều quốc gia nhận thấy sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, không chỉ tập trung tại Trung Quốc.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, thu hút FDI của Việt Nam cho thấy những tín hiệu khá lạc quan khi tăng dần trở lại vào cuối năm nay và tạo đà cho năm 2021 do đón đầu dòng vốn tái định vị sản xuất của các công ty đa quốc gia. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đang chuẩn bị kế hoạch đầu tư tại Việt Nam nhờ sự hấp dẫn của môi trường và chính sách đầu tư của Việt Nam./.
Đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ giảm Theo báo cáo từ Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ - Trung Quốc của tập đoàn Rhodium, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm từ 5,4 tỷ USD năm 2018 xuống còn 5 tỷ USD vào năm 2020, mức thấp nhất kể từ năm 2009, năm diễn ra cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Báo cáo...