Thu hút du lịch bằng lễ hội tôm hùm
Cam Ranh được coi là thủ phủ tôm hùm của cả nước. Đặc biệt là tôm hùm nuôi ở vùng biển đảo Bình Ba (xã Cam Bình) ngon nổi tiếng, đã đi vào ca dao.
Thu hoạch tôm hùm ở Bình Ba (xã đảo Cam Bình, TP. Cam Ranh). Ảnh: Văn Kỳ.
Lễ hội tôm hùm Cam Ranh năm 2024 với chủ đề “ Vịnh xanh bừng sáng”, do UBND TP. Cam Ranh tổ chức, có 3 chuỗi hoạt động chính và 7 hoạt động đồng hành dự kiến diễn ra trong 3 ngày đầu tháng 8-2024.
Một số sự kiện diễn ra trong Lễ hội tôm hùm Cam Ranh năm 2024 như: Hội thi thiết kế logo tôm hùm nhằm sáng tạo các logo gắn liền với hình tượng con tôm hùm Cam Ranh, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, quảng bá hoạt động của lễ hội; tái hiện và phục dựng hoàn chỉnh nghi thức Lễ nghinh Ông; tổ chức các gian hàng ẩm thực được chế biến từ tôm hùm và các loại hải sản khác của địa phương; cuộc thi marathon “Cam Ranh bừng sáng sức sống” ở cự ly ngắn (10km) trên các tuyến đường nội thị thành phố; trình diễn carnival đường phố “Rực rỡ sắc màu vịnh xanh”; lễ hội âm nhạc đường phố; hội thi ẩm thực tôm hùm và xác lập kỷ lục lễ hội…
Cam Ranh được coi là thủ phủ tôm hùm của cả nước. Đặc biệt là tôm hùm nuôi ở vùng biển đảo Bình Ba (xã Cam Bình) ngon nổi tiếng, đã đi vào ca dao mà gần như ai cũng thuộc: “Yến sào Hòn Nội, vịt lội Ninh Hòa, tôm hùm Bình Ba, nai khô Diên Khánh, cá tràu Võ Cạnh…”. Ước tính, toàn thành phố có hàng chục nghìn lồng nuôi tôm hùm, trong đó xã Cam Bình có có khoảng 7.000 lồng tôm.
Mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao trên vùng biển mở xã Cam Lập (TP. Cam Ranh) đã khẳng định hiệu quả cao, là cơ sở để tỉnh nhân rộng ra các vùng nuôi trong tỉnh. Đây cũng là bước tiến quan trọng trên đường phát triển nuôi biển công nghệ cao hướng ra xa bờ của tỉnh.
Mỗi gia đình được hỗ trợ 1 bè nuôi 6 ô chất liệu HDPE, nuôi 2 tầng với 12 lồng nuôi, tổng trị giá 530 triệu đồng (trong đó Quỹ Thiện Tâm tài trợ 70%, gia đình đối ứng 30%). Người nuôi thả giống tôm với mật độ 600 con/lồng 24m3. Qua quá trình nuôi, tôm phát triển nhanh, đạt kích cỡ thương phẩm 3 con/kg chỉ sau 8 tháng nuôi, tỷ lệ hao hụt khoảng 24%; khi thu hoạch 12 lồng nuôi, sản lượng đạt khoảng 1,3 tấn, sau khi trừ chi phí có thể thu lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng.
Tổng hợp 10+ lễ hội ở Hội An không nên bỏ lỡ khi đi du lịch
1. Lễ hội đèn lồng Hội An - Lễ hội trăng rằm phố Cổ
Lễ hội đèn lồng Hội An là một nét đặc trưng độc đáo gắn liền với hình ảnh lung linh của những chiếc đèn lồng đầy màu sắc nơi phố Hội. Lễ hội tổ chức nhằm lưu giữ nét văn hoá đặc sắc tạo dấu ấn sâu đậm cho phố cổ trong lòng du khách trong và ngoài nước.
Ảnh: Sưu tầm
Ngày 14 âm lịch hàng tháng và đêm rằm trung thu luôn là đêm hội đẹp nhất, lung linh nhất trong năm. Mọi ánh đèn điện từ những ngôi nhà cổ, những hàng quán nơi đây đều được tắt để nhường chỗ cho những ánh đèn phát ra từ những chiếc đèn lồng với đầy đủ màu sắc sặc sỡ.
Ảnh: Sưu tầm
Lễ hội được bắt đầu từ 18h đến 22h. Trong lễ hội này, bạn sẽ được tham gia rất nhiều các hoạt động thú vị hoàn toàn miễn phí trừ hoạt động thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hoài thơ mộng (chỉ với 5.000 - 10.000 VNĐ).
Không gian đêm hội vô cùng sôi nổi với các điệu múa hoà cùng âm nhạc truyền thống. Ngoài các hoạt động văn hoá vui chơi, bạn đừng quên dành thời gian để thưởng thức các món ăn đặc sản như cao lầu, bánh mì Phượng, mì Quảng hay ly nước mót tại đây nhé!
2. Lễ hội Trung Thu
Thời gian diễn ra: Rằm tháng 8 âm lịch (12-15 tháng 8 âm lịch)
Địa điểm tổ chức: Phố cổ Hội An
Video đang HOT
Ảnh: @yamiyjako
Lễ Tết Trung thu còn được xem là ngày tết đoàn viên, một trong những ngày tết truyền thống tại Việt Nam. Lễ hội trung thu Hội An dành ra hẳn 4 ngày với nhiều hoạt động mới mẻ, lôi cuốn. Vào những ngày này, các gian hàng đã bắt đầu nhộn nhịp không khí lễ hội từ 5 giờ chiều.
Ảnh: Sưu tầm
Lạc lối tại phố cổ Hội An, du khách sẽ có dịp mê đắm với âm thanh náo nhiệt ngày lễ. Vào những ngày lễ hội trung thu Hội An, bạn sẽ có cơ hội thả đèn hoa đăng cầu phúc cho những người thân thiết cùng với mọi người tham gia lễ hội hôm ấy.
3. Lễ hội Tết Nguyên Tiêu
Thời gian diễn ra: Khu phố cổ Hội An
Địa điểm tổ chức: Rằm tháng Giêng hàng năm
Tết nguyên tiêu mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới an lành. Đây cũng là dịp để người dân tổ chức các nghi lễ cúng bài, giải hạn, cầu an. Lễ hội tổ chức nhiều hoạt động thú vị cùng các trò chơi dân gian ở khắp khu phố cổ như: bịt mắt đánh trống, hô hát Bài Chòi, gấp giấy Origami hay gấp lá dừa. Tất cả mang lại những khung cảnh nhộn nhịp và những trải nghiệm thú vị dành cho du khách khi tham gia các lễ hội ở Hội An.
Ảnh: Sưu tầm
4. Lễ Hội Hoa Đăng Hội An
Thời gian diễn ra: Mùng 1, 14, 15 (âm lịch) hàng tháng và thứ 7 hàng tuần
Địa điểm tổ chức: Sông Hoài (1 nhánh sông Thu Bồn, Hội An, Quảng Nam)
Lễ hội hoa đăng Hội An mang nét đẹp văn hoá tâm linh truyền thống. Nét đẹp của người dân phố Hội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Được gìn giữ như một phong tục đại diện cho Hội An cổ kính, trầm mặc qua nhiều năm tháng.
Không chỉ vậy, lễ hội hoa đăng còn mang ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với du khách và người dân địa phương. Thả đèn hoa đăng mang theo ước nguyện về tài lộc, sức khoẻ, bình an cho bản thân và gia đình.
Để tham gia lễ hội hoa đăng Hội An thì trước hết bạn phải mua cho mình 2 chiếc đèn hoa đăng. Có 2 cách để trải nghiệm lễ hội này: bạn có thể chọn thả đèn hoa đăng dọc bờ sông Hoài hoặc thuê thuyền đề ngồi thả đèn ngay giữa sông để được lắng nghe những câu chuyện giàu cảm xúc từ người lái đò nữa đó.
5. Lễ vía Bà Thiên Hậu
Thời gian diễn ra: Hội Quán Phúc Kiến, Hội quán Ngũ Bang
Địa điểm tổ chức: Ngày 23/3 âm lịch hàng năm
Lễ vía bà Thiên Hậu có nguồn gốc từ Trung Hoa. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ và biết ơn bà Thiên Hậu đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hoà ngoài biển khơi. Trong buổi lễ, người chủ trì sẽ đọc diễn văn bằng tiếng Hoa. Điều đó nhằm ca ngợi công lao của bà Thiên Hậu đã ban tặng cho người dân.
Ảnh: Sưu tầm
Sau đó là những màn múa lân, buổi diễn văn nghệ tại lễ hội. Đây chính là dịp để du khách hiểu hơn về văn hoá địa phương và hoà vào không khí lễ hội nhộn nhịp.
6. Lễ tế Cá Ông cầu mong "sóng yên biển lặng"
Thời gian diễn ra: Lăng Ông tại làng chài Hội An, Quảng Nam
Địa điểm tổ chức: Giữa tháng 3 âm lịch hàng năm
Lễ tế Cá Ông là một trong những lễ hội ở Hội An lớn nhất. Lễ hội mang ý nghĩa lớn đối với ngư dân làng chài. Lễ hội nhằm tỏ lòng biết ơn đối với cá Ông đã phù hộ cho sóng yên biển lặng, giúp ngư dân có một mùa đánh bắt bội thu và trở về nhà an toàn.
Ảnh: Sưu tầm
Trong lễ hội, người dân sẽ dâng đồ tế lễ và các tàu thuyền sẽ được trang trí đèn lồng sáng rực. Nghi lễ được tổ chức trong đêm và hàng loạt tàu thuyền sẽ cùng làm lễ rước trên biển vào rạng sáng hôm sau. Đến với Hội An vào dịp này, du khách có cơ hội hoà mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp, linh thiêng và chiêm ngưỡng những đoàn tàu rực rỡ.
7. Lễ hội Long Chu
Thời gian diễn ra: Các làng biển của thị xã Hội An
Địa điểm tổ chức: Rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 hàng năm
Lễ rước Long Chu còn gọi là lễ hội thuyền rồng với ý nghĩa rước vua chúa, thần tướng để xua đuổi tà ma, bảo vệ người dân. Mong muốn có một cuộc sống an lành và ấm no. Long Chu được nghệ nhân lành nghề thực hiện kỳ công từ tre, trang trí ở hai đầu thuyền và buộc hình nhân, cắm cờ, lọng phía trong.
Ảnh: Sưu tầm
Buổi lễ sẽ được các thầy phù thuỷ đảm nhận làm lễ, người dân sốt pháo chờ Long Chu rước đến rồi giật bùa mang về treo trước cửa nhằm xua đuổi tà ma. Đây chính là lễ hội tâm linh, trang trọng và cũng là dịp để du khách hiểu hơn về những nét độc đáo trong văn hoá lễ hội ở Hội An.
8. Lễ hội Cầu bông làng rau Trà Quế
Thời gian diễn ra: Làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hoà
Địa điểm tổ chức: Ngày 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm
Ảnh: Sưu tầm
Lễ hội Cầu Bông là dịp để du khách trổ tài nội trợ của mình qua những cuộc thi trang trí. Thi bày biện rau củ theo chủ đề của mỗi năm. Lễ hội chính là nét văn hoá nổi bật và cũng là cơ hội kết nối để du khách hiểu hơn về cuộc sống của người dân làng rau Trà Quế. Tham gia lễ hội ở Hội An này, du khách sẽ được hoá thân một ngày thành nông dân đích thực. Họ sẽ được tham gia các hoạt động trồng rau và thu hoạch.
9. Lễ Vu Lan
Thời gian diễn ra: các ngôi chùa ở Hội An và khu phố cổ bên dòng sông Hoài
Địa điểm tổ chức: Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm
Vu Lan là lễ hội mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc được tổ chức trải dài trên khắp cả nước Việt Nam. Lễ vu lan mang ý nghĩa về tấm lòng thảo thương của con cái tỏ lòng thành trân quý công ơn của cha mẹ, ông bà đã sinh thành, nuôi dưỡng. Một nét đẹp văn hoá độc đáo, thắm đượm tính truyền thống nhân đạo của dân tộc.
Ảnh: Sưu tầm
Đặc biệt hơn là khi tổ chức ở Hội An, cả người dân và du khách có cơ hội trải nghiệm các hoạt động tắt điện và thả đèn hoa đăng vào lúc 19 giờ. Khung cảnh lung linh, rực rỡ và yên bình trên khắp phổ cổ.
10. Lễ hội làng gốm Thanh Hà
Thời gian diễn ra: Làng gốm Thanh Hà
Địa điểm tổ chức: Ngày 10 tháng 7 âm lịch hàng năm
Ảnh: Sưu tầm
Lễ giỗ tổ nghề gốm được tổ chức nhằm tri ân các bậc nghệ nhân. Người đã có công sức xây dựng làng gốm Thanh Hà từ những năm của thế kỷ thứ 16. Lễ hội không chỉ đơn thuần thể hiện nét đẹp văn hoá. Lễ hội còn mang tính giáo dục thế hệ sau phải bảo vệ. Gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của làng nghề. Lễ hội làng gốm Thanh Hà còn có nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi. Thu hút hàng nghìn lượt du khách tham gia như: múa lân, các trò chơi dân gian về gốm, văn nghệ.
Hội An đâu chỉ ẩn mình với nét đẹp cổ kính mà còn mang đến vô vàn những giá trị văn hoá sâu rộng, lễ hội ở Hội An mang đến một dạng trải nghiệm xưa nay chưa từng có dành cho du khách khi có dịp đến tận hưởng và du lịch tại đây. Nếu muốn một lần đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng và những nghi lễ thú vị đó thì đừng quên chọn thời điểm phù hợp để lên lịch vi vu các bạn nhé!
Những lễ hội của Đài Loan độc đáo không thể bỏ lỡ Đài Loan từ lâu đã là một quốc gia thu hút khách du lịch mọi nơi trên Thế Giới. Nơi đây không chỉ nổi tiếng là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu Châu Á. Đài Loan còn nổi tiếng với các cảnh thiên nhiên thơ mộng, văn hóa, các khu chợ sầm uất,... 1. Lễ hội mùa xuân Giống với...