Thu hơn 6.000 tỷ đồng phí bảo hiểm tiền gửi 9 tháng đầu năm
Tính đến ngày 30/9, tổng số phí bảo hiểm thu được trong kỳ thu phí quý I, II, III/2020 là hơn 6.000 tỷ đồng, đạt hơn 80% kế hoạch thu phí bảo hiểm tiền gửi năm 2020.
Trong 9 tháng đầu năm, BHTGVN không phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi (Ảnh minh họa).
Thông tin từ Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) cho biết, tính đến ngày 30/9/2020, có 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tăng 1 tổ chức so với cuối năm trước; bao gồm 96 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.182 quỹ tín dụng nhân dân, 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô.
Trong 9 tháng đầu năm, BHTGVN không phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi và không nhận được đơn đề nghị cho vay đặc biệt của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Tính đến ngày 30/9, tổng số phí bảo hiểm thu được trong kỳ thu phí quý 1,2,3/2020 là hơn 6.000 tỷ đồng, đạt hơn 80% kế hoạch thu phí bảo hiểm tiền gửi năm 2020.
Video đang HOT
Hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tiếp tục được thực hiện hiệu quả, góp phần bổ sung cho quỹ dự phòng nghiệp vụ và nâng cao năng lực tài chính cho BHTGVN.
Hiện nay, tổng tài sản của BHTGVN đạt gần 68 nghìn tỷ đồng, trong đó quỹ dự phòng nghiệp vụ là hơn 61 nghìn tỷ đồng. Đây là nguồn lực để BHTGVN có thể thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ được giao cũng như tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng.
Nắm hơn 60.000 tỷ trái phiếu, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo lãi hơn 170 tỷ nửa đầu năm
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ghi nhận tổng lợi nhuận gần 173 tỷ đồng, 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nắm hơn 60.000 tỷ trái phiếu, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo lãi hơn 170 tỷ nửa đầu năm
Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2020, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ghi nhận gần 340 tỷ đồng tiền thu từ hoạt động bảo hiểm tiền gửi nửa đầu năm nay, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn nguồn thu này là trích từ thu nhập hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.
Trên thực tế, thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong nửa đầu năm lên đến gần 1.700 tỷ đồng (tăng trưởng 14%), chủ yếu là lãi trái phiếu. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chỉ được trích một phần nguồn thu trên để hạch toán vào thu nhập nhằm bù đáp các chi phí.
Phần còn lại sẽ được hạch toán vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Trong khi đó, chi phí hoạt động bảo hiểm tiền gửi chỉ 2,4 tỷ đồng, chủ yếu là chi cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính sách về bảo hiểm tiền gửi.
Gánh nặng chi phí chủ yếu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là chi phí quản lý doanh nghiệp với 165 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lớn nhất là chi phí nhân viên quản lý với 79,4 tỷ đồng, kế đó là chi phí khấu hao tài sản cố định với 45,9 tỷ đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài với 19,1 tỷ đồng...
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ghi nhận tổng lợi nhuận gần 173 tỷ đồng, 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lên đến gần 65.000 tỷ đồng, trong đó riêng lượng đầu tư trái phiếu chính phủ đã lên đến gần 60.400 tỷ đồng.
Trái phiếu kỳ hạn 15 năm chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 15.700 tỷ đồng, kế đó là kỳ hạn 5 năm với hơn 11.800 tỷ đồng, kỳ hạn 20 năm với hơn 11.300 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm với hơn 9.900 tỷ đồng, kỳ hạn 30 năm với hơn 8.900 tỷ đồng, còn lại khoảng 2.600 tỷ đồng là kỳ hạn 7 năm.
Ngoài ra, cơ quan này cũng gửi ngân hàng gần 2.100 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đến hết ngày 30/6/2020 ở mức trên 6.000 tỷ đồng. Nợ phải trả là gần 59.000 tỷ đồng, trong đó phần lớn là quỹ dự phòng nghiệp vụ (58.626 tỷ đồng).
Quỹ dự phòng nghiệp vụ thể hiện khả năng chi trả bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Phát biểu tại buổi họp báo về dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi gần đây, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết hạn mức bảo hiểm tiền gửi nên được điều chỉnh lên mức 125 triệu đồng trong thời gian tới để phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, cũng như thực tế hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhận định: "Với triển vọng tăng trưởng tích cực trong trung hạn của Việt Nam và sự gia tăng đáng kể về năng lực tài chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, việc điều chỉnh tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi là hoàn toàn khả thi và cần thiết để bảo vệ tốt hơn cho người gửi tiền.
Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, nếu nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên mức 125 triệu đồng, tương đương 2 lần GDP bình quân đầu người thì quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có đủ khả năng để đảm bảo chi trả tiền gửi cho 100% quỹ tín dụng nhân dân - vốn vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại, hạn chế, cần đến sự bảo vệ hơn nữa của Bảo hiềm tiền gửi Việt Nam.
Theo quy định hiện hành, số tiền bảo hiểm được trả tối đa cho tiền gửi đang là 75 triệu đồng.
Nợ xấu cho vay theo Nghị định 67 tiếp tục tăng lên gần 39% Diễn biến tăng lên này thể hiện chỉ sau thời gian ngắn, theo các mốc thống kê cập nhật gần đây. Các NHTM đã thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 299 khách hàng với số tiền 1.396,84 tỷ đồng (Ảnh minh họa/TTXVN). Báo cáo thực hiện nghị quyết của Quốc hội về...