Thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng loại quả vừa ngọt vừa dai
Nhắc đến Bắc Giang không thể không nhắc đến sắc đỏ, vị ngọt của trái vải thiều Lục Ngạn, vẻ vàng óng, mọng nước của cam đường canh và đặc sản na dai vùng sông Lục – núi Huyền thơm ngon.
Cuối hạ, sang thu, xã Huyền Sơn – huyện Lục Nam (Bắc Giang), nơi được mệnh danh là “ thủ phủ na dai” bước vào mùa thu hoạch. Từ nhiều năm nay, cây na đã trở thành cây phát triển kinh tế, giúp người dân thoát nghèo, mang lại cuộc sống ổn định cho vùng bán sơn địa này.
Hiện toàn huyện Lục Nam có hơn 1.700 ha na, sản lượng ước đạt hơn 12 nghìn tấn quả, doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Đưa quả na đến gần hơn với công nghệ hiện đại
Chúng tôi đến xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam vào một ngày giữa tháng 7, đúng thời điểm mùa na bắt đầu chín rộ. Người người, nhà nhà đều bận rộn với việc thu hái na từ sớm để kịp cho phiên chợ na. Mặc dù vất vả, nhưng trên gương mặt ai cũng rạng ngời, bởi na năm nay không những được mùa, lại được giá, không phụ công người trồng.
Vào những ngày này, khắp các nẻo đường bà con tấp nập gồng gánh na đem bán. Ô tô tải ùn ùn các nơi đổ về thu mua với số lượng hàng chục tấn quả mỗi ngày.
Xã có 2.061 ha đất tự nhiên (trong đó 65% diện tích là đất lâm nghiệp) với điều kiện tự nhiên thuận lợi, thế mạnh là phát triển lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt có cây na dai được phát triển mạnh trong 15 năm gần đây.
Video đang HOT
Thương lái đến tận vườn để thu mua na.
Na được trồng chủ yếu ở xã Huyền Sơn từ lâu nhưng vài năm trở lại đây mới trở nên nổi tiếng. Nhờ đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng và chăm sóc, na dai Huyền Sơn không những cho năng suất cao mà còn có chất lượng quả tốt, giữ được giá bán ổn định, được người tiêu dùng ưa chuộng về chất lượng cũng như mẫu mã quả trong suốt nhiều năm qua.
Ngoài Huyền Sơn, ở các xã Đông Phú, Nghĩa Phương, Cương Sơn, Lan Mẫu, Đông Hưng (Lục Nam), cây na cũng đang có vị trí vững chắc trong cơ cấu cây ăn quả. Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Lục Nam, nơi đây hiện có khoảng 1.700 ha trồng na.
Từ lâu trái na dai Lục Nam đã trở thành mặt hàng uy tín với khách hàng. Người trồng na cũng đã đủ kinh nghiệm và bí quyết để tạo nên thương hiệu riêng, phân biệt với na ở các vùng khác. Na chín có mùi vị thơm ngon đặc biệt, thịt quả mềm, thơm, ngọt, ngon, bổ dưỡng.
Phiên chợ na tấp nập với người mua, kẻ bán.
Na trồng ở Lục Nam được áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Na chín tập trung, trước đây thu hoạch chỉ trong thời gian chưa đầy một tháng nhưng hiện nay đã kéo dài tới 4 tháng.
Na dai Lục Nam đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể thương hiệu “Na Lục Nam” ngày 11/11/2014.
Bà Nguyễn Thị Ngọc (thôn Khuyên, xã Huyền Sơn) – cho biết: “Trước đây gia đình cũng thuộc diện khó khăn trong làng, nhưng từ ngày có cây na về, được tiếp cận với công nghệ hiện đại trong canh tác và chăm bón theo quy trình Vietgap mà gia đình đã thoát được nghèo, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng từ quả na”.
Phấn khởi vì vừa bán được na giá cao, bà Ngọc khoe nhà bà có 5 sào na, từ đầu mùa đến giờ, cũng bán được hơn chục triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Ngọc khoe nhà bà có 5 sào na, từ đầu mùa đến giờ, cũng bán được hơn chục triệu đồng.
Anh Nguyễn Duy Tân – chủ một điểm thu mua na ở Huyền Sơn – cho biết, đang mùa na bắt đầu chín rộ, trung bình mỗi ngày điểm cân của anh thu mua khoảng 2-3 tấn na. Các thương lái đến và mang na đi nhiều vùng, miền khác nhau, nhưng chủ yếu là khách quen ở Hà Nội…
“Na ở Huyền Sơn ngon, mẫu mã đẹp, để 2 – 3 ngày quả na vẫn trắng, không bị thâm đen như na ở một số nơi khác, nên dù giá có cao hơn na ở những nơi khác với mức giá dao động từ 40-55.000 đồng/kg đầu mùa, nhưng khách hàng của tôi vẫn thích mua”, anh cho biết. Vừa bận rộn chuyển na lên xe ô tô, anh Trương Văn Phú, một thương lái kể, ngày nào anh cũng đến Huyền Sơn mua khoảng một tấn na mang đi tiêu thụ.
Vải thiều Lục Ngạn được cấp 'giấy thông hành' sang Nhật Bản
Vải thiều Lục Ngạn của Việt Nam đã rộng cửa sang thị trường Nhật Bản, một trong những thị trường đòi hỏi khắt khe nhất về tiêu chuẩn đối với trái cây, sau khi quốc gia này chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.
Vải thiều Lục Ngạn đã được cấp "giấy thông hành" sang Nhật Bản.
Thông tin này được Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) chính thức công bố tại buổi Họp báo thường kỳ quý 1/2021 diễn ra chiều 31/3. Như vậy, sau khi được Bộ KHCN hỗ trợ tỉnh Bắc Giang đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Nhật Bản, vải thiều Lục Ngạn đã trở thành sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.
Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác nhau. Để kịp đưa vải thiều sang Nhật Bản, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang và Công ty Concetti tìm kiếm các phòng thí nghiệm đủ khả năng phân tích các chỉ tiêu và đánh giá các chỉ tiêu này theo yêu cầu của phía Nhật Bản để chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn có thể được bảo hộ tại Nhật Bản trong vụ vải 2021.
Theo ông Nguyễn Văn Bảy - Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), việc có được tấm "giấy thông hành" vào thị trường Nhật Bản là rất quan trọng, bởi sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm soát nghiêm ngặt.
Quang cảnh buổi họp báo.
"Có thể nói, việc được cấp chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Để đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm ở các quốc gia khác, chỉ cần bộ hồ sơ trên giấy tờ. Nhưng riêng Nhật Bản, họ cử các chuyên gia từ Nhật Bản sang vùng trồng vải thiều Lục Ngạn để kiểm tra kỹ lưỡng về sản phẩm. Qua đây, Cục SHTT rút ra được nhiều kinh nghiệm để có thể tăng cường và mang lại hiệu quả cho việc quản lý các chỉ dẫn địa lý khác cho các sản phẩm của Việt Nam, để tiếp tục đưa sản phẩm khác đi vào thị trường các nước", ông Nguyễn Văn Bảy nói.
Trước đó, vải thiều Lục Ngạn đã bảo hộ thành công nhãn hiệu tại một số quốc gia như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia và được tiêu thụ tại nhiều nước trên thế giới.
Tổng diện tích trồng vải thiều tại huyện Lục Ngạn hiện này khoảng hơn 15.000 ha, tập trung tại các xã: Hồng Giang, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn... Trong đó, nhiều diện tích đã thực hiện sản xuất theo quy trình GlobalGAP, VietGAP, hữu cơ... giúp sản phẩm vừa có mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Mai Dương - Chánh Văn phòng Bộ KH&CN cho biết, sắp tới Cục SHTT sẽ tiếp tục làm việc với phía Nhật Bản để được phía bạn cấp thêm chỉ dẫn địa lý cho hai sản phẩm của Việt Nam là cà phê Buôn Ma Thuột và thanh long Bình Thuận.
VCCI góp ý sửa đổi những nội dung gì cho Nghị định về nhãn hàng hóa? VCCI góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Nội dung được quan tâm nhất là quy định ghi nhãn với hàng hóa xuất khẩu chuyển sang lưu thông trên thị trường Dán nhãn phụ cho hàng hóa không xuất khẩu được đưa ra lưu thông trên thị trường. Ảnh minh họa: TTXVN Phòng...