Thư gửi con trai nhỏ của bác sĩ từ tuyến đầu chống dịch
Bác sĩ Phạm Thanh Bằng, 31 tuổi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, viết thư gửi con trai mới sinh “hẹn khi hết dịch, bố sẽ đưa con đi chơi”.
Bác sĩ Bằng cùng vợ là điều dưỡng, đều công tác tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Bác sĩ đã 7 lần tham gia cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19. Đợt dịch này, anh thực hiện nhiệm vụ từ ngày 28/4. Khi đó, con trai anh mới sinh, chỉ hơn một tuần tuổi.
“Sáng 28/4, bố nhận quyết định ở lại cơ quan lâu dài để điều trị bệnh nhân thở máy. Buổi chiều bố về nhà lấy tư trang và vật dụng cá nhân, chỉ kịp nhìn con một chút, thơm vào bàn tay nhỏ xíu rồi phải đi ngay”, anh mở đầu bức thư.
Anh Bằng cho biết lần đầu làm bố, anh rất muốn ở bên cạnh, nhìn bé lớn lên mỗi ngày. Song vì điều kiện công việc, đặc biệt có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 đang chờ điều trị, anh chấp nhận xa con.
“Hơn một tháng chống dịch, công việc cuốn đi, bố hầu như không ý thức về thời gian. Động lực để bố làm việc là sự sống của các bệnh nhân và đôi mắt to tròn, bờ môi chúm chím của con nhìn bố”, anh viết.
Tết thiếu nhi đầu tiên của con, bố không có mặt. Anh gửi cho con món quà là những cuốn sách – do nhóm thiện nguyện gửi tặng con của bác sĩ tuyến đầu chống dịch. “Con còn nhỏ chưa thể đọc song tôi vẫn trân quý vì đó là tấm lòng, là tình cảm của các bạn nhóm thiện nguyện”, anh nói với VnExpress.
Video đang HOT
Anh Bằng kể, công việc tại bệnh viện bình thường đã rất nhiều, nay còn tăng cao hơn khi dịch bệnh bùng phát. Vợ chồng anh chia nhau, chồng đi làm thì vợ ở nhà và ngược lại. Có khi cả tháng vợ chồng không gặp nhau, không có bữa cơm đủ đầy.
“Có lẽ con thấy bố mẹ vất vả nên ngoan hơn, không quấy khóc nhiều”, người bố chia sẻ.
Người lính tuyến đầu kể cho con trai về những ngày nước sôi lửa bỏng:”Con biết không, đợt này có nhiều bệnh nhân nặng. Có người cao tuổi, nhiều bệnh nền, có người mang thai, sắp sinh thì nhiễm bệnh. Họ mong manh giữa sự sống và cái chết nhưng luôn cố gắng chống chọi với bệnh tật.
Có thai phụ nhập viện với sức khỏe rất yếu, nhưng nhờ được điều trị kịp thời mà không phải đặt ống nội khí quản, tránh nguy cơ sảy thai. Sau đó, cô ấy không cần sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo. Nhìn cô ấy, bố nghĩ đến mẹ và con. Con của cô ấy chào đời sau con vài tuần mà thôi, còn cô ấy đã ra viện rồi.
Có gia đình ba, bốn người đều vào viện, thậm chí vợ chồng cùng suy hô hấp, tiến triển nặng, phải sử dụng máy thở; có người ung thư, điều trị rất lâu… Tuy nhiên, gần 40 người bệnh đã cơ bản bình phục.
Mỗi ngày, bố mặc quần áo bảo hộ 8 tiếng và mặc cả vào ban đêm nếu có ca trực. Mùa hè, thời tiết nóng nực khó chịu. May mắn, bố sống ở vùng khí hậu nóng từ nhỏ nên đã quen, không bị sốc nhiệt hoặc nổi ban đỏ dù mặc bảo hộ cả ngày. Song, bố nghĩ rằng còn nhiều đồng nghiệp, gia đình vất vả hơn nên dẫu khó khăn đến đâu, bố cũng chịu đựng được. Bố mong sẽ cứu được nhiều hơn người bệnh Covid-19, giúp họ nhanh chóng bình phục”.
Thông qua bức thư, anh mong con trai khi trưởng thành hiểu được công việc chống dịch của bố mẹ. Bác sĩ Bằng cũng kỳ vọng con trai có thể trở thành nhân viên y tế để giúp đỡ được nhiều người.
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng và người tiên lượng tiến triển nặng. Hiện khoa có khoảng 20 bệnh nhân Covid-19, trong đó hai ca thở máy, ba ca thở máy không xâm nhập, còn lại là bệnh nhân thở oxy.
Cuối thư, bác sĩ Bằng viết: “Thời điểm này, dịch bệnh đã bắt đầu tạm lắng. Mong rằng, bố sẽ được về với con sớm. Hẹn khi hết dịch, bố sẽ đưa con đi chơi”.
Bác sĩ Bằng (mũ bảo hộ vàng bên phải) cùng đồng nghiệp cấp cứu cho bệnh nhân. Ảnh do bệnh viện cung cấp,
Bệnh nhân Covid trẻ tuổi phải can thiệp ECMO
Bệnh nhân nữ 37 tuổi diễn biến chuyển nặng nhanh, từ hỗ trợ thở oxy phải thở máy, lọc máu và can thiệp ECMO chiều 15/6.
Người phụ nữ nhập viện Bệnh viện Phổi Bắc Giang ngày 26/5 phải trợ thở oxy, diễn tiến bệnh không tốt, hai ngày sau chuyển sang thở oxy dòng cao (HFNC). Ngày 2/6, bệnh nhân được đặt nội khí quản thở máy, lọc máu, kháng sinh.
Tối 14/6, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực ICU tại Bệnh viện Tâm thần, tiếp tục thở máy, lọc máu. Tình trạng diễn biến suy tim rất nặng, phải dùng các thuốc vận mạch liều cao, tổn thương phổi lan tỏa 2 bên, không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu. Chiều 15/6 bệnh nhân được chỉ định đặt ECMO (tim phổi nhân tạo).
Bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng, Phó khoa Hồi sức tích cực, chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng- Trưởng đoàn y tế Đà Nẵng chi viện Bắc Giang, cho biết: "Sau khi đặt ECMO, bệnh nhân đã ngưng được thuốc vận mạch và cải thiện chỉ số oxy hóa máu. Tuy nhiên, tiên lượng bệnh vẫn còn nặng vì tổn thương cả tim và phổi".
Trước đó, ngày 12/6, các bác sĩ tại Trung tâm hồi sức tích cực ICU cũng tiến hành đặt ECMO cho bệnh nhân 67 tuổi. Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng, bệnh nhân tỉnh táo, vẫn còn phụ thuộc vào ECMO, phổi đang có chiều hướng cải thiện.
Tính đến chiều 15/6, Bắc Giang đang điều trị hơn 4.100 bệnh nhân Covid-19, tại 16 cơ sở y tế, trong đó 17 người tiên lượng nặng. Riêng tại Trung tâm hồi sức tích cực ICU 101 giường đang có 60 bệnh nhân. Trong đó, hơn 25 bệnh nhân đã cai HFNC thành công; 8 bệnh nhân đã âm tính lần 1 và 2 bệnh nhân âm tính lần 2.
Theo Tiểu ban điều trị, cả nước có gần 6.000 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, trong đó 117 người tiên lượng nặng, 52 người rất nặng, 13 ca phải can thiệp ECMO.
'Biến chủng nCoV mới nhẹ hơn, lơ lửng trong không khí rất lâu' Theo thông tin từ Giám đốc HCDC, biến chủng Delta khiến tốc độ lây nhiễm và tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ở TP.HCM cao hơn. Trong buổi họp báo cung cấp thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 14/6, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), nhận...